5. Các bước thực hiện
1.6.1. Thí nghiệm phân cực ánh sáng
Hình 1.24: Ánh sáng tự nhiên truyền Hình 1.25: Ánh sáng tự nhiên truyền
qua bản Tuamalin. qua hai bản
+ Chiếu chùm tia sáng song song vuông góc vào bề mặt của tinh thể Tuamalin T1 có trục quang học OO1 vuông góc với phương tia sáng tới.
+ Nếu quay bản T1 xung quanh tia sáng, ta thấy cường độ ánh sáng của chùm tia ló không thay đổi.
+ Nếu trên đường truyền của tia sáng ra khỏi T1, ta đặt một bãn Tumalin T2 song song và giống hệt T1 (Hình 1.25). Giữ cố định T1, ta quay T2 xug quanh tia sáng thì cường độ chùm tia ló ra khỏi T2 thay đổi một cách tuần hoàn theo góc giữa các trục quang học OO1 do hai bản T1 và T2 tạo ra.
Cường độ ánh sáng của tia ló ra khỏi T2 cực đại khi trục T1 song song với trục T2. Cường độ ánh sáng của tia ló ra khỏi T2 cực tiểu khi trục T1 vuông góc với trục T2. Cường độ ánh sáng đạt giá trị trung gian khi hai trục tạo thành một góc quay nào đó.
+ Kết luận
Ánh sáng tự nhiên truyền qua một môi trường bất đẳng hướng về mặt quang học (tinh thể). Trong điều kiện nhất định nào đó, môi trường tác dụng lên ánh sáng tự nhiên làm cho vectơ cường độ điện trường
E chỉ còn dao động theo một phương nhất định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phân cực ánh sáng.
Chùm tia sáng đến T1 là ánh sáng tự nhiên, mang tính tròn xoay xung quanh phương truyền.
Chùm tia sáng đến T2 và ra khỏi T1 là chùm tia sáng phân cực, không còn tính tròn xoay.
Bản Tuamalin T1 gây ra sự phân cực gọi là kính phân cực.
Bản Tuamalin T2 cho biết ánh sáng phân cực hay chưa gọi là kính phân tích.
Ánh sáng là sóng ngang, nếu là sóng dọc thì vẫn giữ tính tròn xoay xung quanh phương truyền.