Có thể dẫn ánh sáng đi theo những ống cong, như dẫn nước được không?

Một phần của tài liệu các hiện tượng quang học xung quanh chúng ta (Trang 44 - 45)

5. Các bước thực hiện

2.1.2.1. Có thể dẫn ánh sáng đi theo những ống cong, như dẫn nước được không?

- Ánh sáng truyền theo đường thẳng, nhưng khi gặp một tấm gương, thì tia sáng bị hắt theo hướng khác. Nếu ta đặt một dãy nhiều gương phẳng, sao cho cái nọ nối tiếp cái kia thì khi rọi một tia sáng vào gương thứ nhất tia sáng sẽ lần lượt phản xạ trên các gương của dãy và đi theo một đường gấp khúc. Muốn cho đường gấp khúc trở thành một đường cong, thì các gương phải nhỏ, nhiều vô hạn, và đặt nối tiếp nhau thành đường cong mà ta muốn tia sáng đi theo. Có thể thực hiện được điều đó bằng cách dùng một mặt kim loại, nhẵn bóng, uốn thành một mặt trụ. Nhưng biện pháp tốt nhất là dựa vào sự phản xạ toàn phần.

- Ta xét thanh trong suốt bằng thuỷ tinh, hoặc chất dẻo, uốn cong và rọi một chùm tia sáng hẹp vào một đầu ống.

- Chiếc suất và độ cong của thanh đã được lựa chọn để cho các tia sáng tới thành bên của thanh dưới những góc lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. Do đó, tới chỗ cong, tia sáng liên tiếp bị phản xạ toàn phần và cuối cùng, đi theo thanh mà ló ra ở đầu kia. Thanh như thế đã hướng chùm sáng đi theo nó, và được gọi là cáp quang.

- Trong thực tế, cáp quang được làm bằng một bó sợi chất dẻo, để cho mềm và dễ uốn theo ý muốn. Nó được dùng trong y học để rọi sáng vào miệng khi chuẩn đón các bệnh về răng, miệng, họng, để soi sáng các phần trong cơ thể, chẳng hạn các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.

Một phần của tài liệu các hiện tượng quang học xung quanh chúng ta (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)