Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa bê nghé và sự tồn tại của trứng có sức gây bệnh ở điều kiện ngoại cảnh

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH mắc BỆNH GIUN đũa ở vật NUÔI (Trang 42 - 45)

- Sai số của số trung bình:

4.2.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa bê nghé và sự tồn tại của trứng có sức gây bệnh ở điều kiện ngoại cảnh

của trứng có sức gây bệnh ở điều kiện ngoại cảnh

4.2.2.1. Tình trạng ô nhiễm trứng giun đũa bê, nghé ở chuồng trại, xung quanh chuồng trại và khu vực bãi chăn

Bảng 4.5. Tình trạng ô nhiễm trứng giun đũa bê, nghé ở chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò

Nền chuồng Xung quanh chuồng

Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Khe Mo 17 4 23,52 16 3 18,75 Văn Hán 19 5 26,31 19 4 21,05 Linh Sơn 19 4 21,05 17 3 17,64 Tính chung 55 13 23,63 52 10 19,23

Bảng 4.5 cho thấy: xét nghiệm mẫu phân nền chuồng và mẫu đất khu vực xung quanh chuồng nuôi đều có trứng Neoascaris vitulorum. Trong đó tỷ lệ mẫu phân nền chuồng nhiễm trứng là 23,63%, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi nhiễm trứng giun đũa là 19,23%. Cụ thể:

- Ở xã Khe Mo, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa ở nền chuồng là 23,52%, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi là 18,75%.

- Ở xã Văn Hán, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa ở nền chuồng là 26,31%, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi là 21,05%.

- Ở xã Linh Sơn, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa ở nền chuồng là 21,05%, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi là 17,64%.

Đây là nguồn bệnh rất dễ lây nhiễm cho bê nghé vì đó là nơi ở của trâu bò, bê nghé, khi chuồng trại và khu vực xung quanh ẩm ướt, lầy lội có nhiều ao tù nước đọng, bê nghé thải trứng giun theo phân đọng lại rồi lại nuốt phải trứng cảm nhiễm theo thức ăn nước uống xâm nhập vào cơ thể bê nghé . Do đó, cần phải đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát để hạn chế sự phát triển của trứng thành trứng có sức gây bệnh cho bê nghé, người chăn nuôi cần phải thường xuyên thu gom phân đem đi ủ, dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng chuồng trại.

Bảng 4.6. Sự phát tán trứng giun đũa bê, nghé ở khu vực bãi chăn nuôi trâu, bò

Địa phƣơng (Xã)

Khu vực bãi chăn

Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%)

Khe Mo 19 3 15,78

Văn Hán 18 4 22,22

Linh Sơn 19 2 10,52

Tính chung 56 9 16,07

Qua bảng 4.6 cho thấy: tỷ lệ mẫu có trứng giun đũa ở bãi chăn thả còn khá cao, là nguồn lây nhiễm bệnh giun đũa bê nghé chính trong điều kiện chăn nuôi trâu bò, bê nghé với phương thức chăn thả.

Xét nghiệm 56 mẫu đất bề mặt bãi chăn thả thấy có 9 mẫu nhiễm trứng giun đũa, nhiễm tỷ lệ 16,07%. Cụ thể như sau:

Ở xã Khe Mo, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa trong mẫu đất ở bãi chăn thả là 15,78%. Ở xã Văn Hán, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa trong mẫu đất ở bãi chăn thả là 22,22%. Ở xã Linh Sơn, tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa trong mẫu đất ở bãi chăn thả là 10,52%.

Trứng giun đũa ở bãi chăn thả là nguồn trứng dễ nhiễm vào trâu bò mẹ. Khi ăn cỏ, trâu bò mẹ có thể nuốt trứng giun đũa vào đường tiêu hóa, trưng giun nở thành ấu trùng, ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột, theo máu tới gan và tồn tại ở gan của trâu bò mẹ. Khi trâu bò mẹ có thai, ấu trùng rời khỏi gan, qua nhau thai đi vào bào thai, dẫn đến bê nghé sau khi đẻ ra đã bị nhiễm giun đũa và phát bệnh rất sớm.

Ở bãi chăn thả, trứng giun đũa bê nghé phát triển và trở thành trứng chứa ấu trùng, khi bê nghé ăn cỏ có trứng chưa ấu trùng này thì chúng sẽ đi vào cơ thể bê nghé và phất triển thành giun đũa trưởng thành.

Do đó, để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun đũa cho bê nghé, khi chăn thả cần thu nhặt phân trâu bò, bê nghé trên bãi chăn để tập trung mang đi ủ. Những nơi có đồng cỏ đủ rộng thì nên luân phiên chăn dắt để diệt được tối đa mầm bệnh có trong môi trường, định kỳ tẩy giun đũa cho bê, nghé dưới 3 tháng tuổi, không chăn thả gia súc ở những bãi chăn ẩm ướt có nhiều ao tù, nước đọng bởi đây là môi trường lý tưởng cho trứng giun phát triển, xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và tác động gây bệnh.

Đồng thời thường xuyên phải chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại, sửa sang bãi chăn, thu gom phân rác, chất thải để ủ, tháo nước tù đọng, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi và khu vực xung quanh chuồng làm cho trứng giun đũa không có điều kiện phát tán từ chuồng trại ra các khu vực khác, phát triển, nhiễm và gây bệnh cho bê nghé.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH mắc BỆNH GIUN đũa ở vật NUÔI (Trang 42 - 45)