Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc Master, và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH mắc BỆNH GIUN đũa ở vật NUÔI (Trang 29 - 34)

nghiệm khác.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

* Địa điểm nghiên cứu: các mẫu phân bê, nghé được thu thập ở các hộ

gia đình tại 3 xã : Khe Mo, Văn Hán, Linh Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu tại phòng Thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

* Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 02 tháng 03 năm 2015 đến ngày 24

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đũa ở bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở 3 xã của huyện Đồng Hỷ 3 xã của huyện Đồng Hỷ

- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê, nghé tại 3 xã: Khe Mo, Văn Hán, Linh Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê, nghé theo tình trạng vệ sinh - Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi bê, nghé.

3.3.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa bê, nghé và khả năng tồn tại của trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh tồn tại của trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh

- Xác định tình trạng ô nhiễm trứng giun đũa bê, nghé ở chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng trại, ở trên bãi chăn thả (ở nền đất bề mặt trên bãi chăn thả).

- Sự phát triển của trứng giun đũa bê, nghé và khả năng sống của trứng trong phân ở điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, ẩm độ tự nhiên).

- Nghiên cứu thải trừ trứng giun đũa bê, nghé ra môi trường.

3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh giun đũa bê, nghé

- Vai trò của giun đũa trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé. - Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bê, nghé bị bệnh giun đũa.

3.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị giun đũa cho bê, nghé

- Nghiên cứu phương pháp ủ phân nhiệt sinh học theo phương pháp truyền thống để diệt trứng giun đũa bê, nghé.

- Nghiên cứu lựa chọn loại thuốc và liều lượng thích hợp điều trị bệnh giun đũa cho bê, nghé.

- Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun bê nghé.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa bê, nghé ở huyện Đồng Hỷ Đồng Hỷ

3.4.1.1. Phương pháp điều tra tình hình nhiễm giun đũa ở bê, nghé dưới 3 tháng tuổi

- Điều tra tình hình nhiễm bệnh giun đũa theo tình trạng vệ sinh chuồng nuôi theo 3 mức: tốt, trung bình, kém.

Tiêu chí để phân biệt tình trạng vệ sinh tốt, trung bình, kém là: căn cứ vào tình trạng nuôi dưỡng, chăm sóc và nơi ở của bê nghé. Cụ thể như sau:

+ Tình trạng vệ sinh tốt: là chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo cho bê, nghé sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Tình trạng vệ sinh trung bình: là chuồng trại còn bẩn, được dọn dẹp vệ sinh nhưng chưa thường xuyên.

+ Tình trạng vệ sinh kém: là chuồng trại ẩm thấp, lầy lội, không vệ sinh dọn dẹp chuồng trại dẫn đến tình trạng chuồng trại và khu vực xung quang chuồng bị ô nhiễm dễ gây bệnh cho bê, nghé.

- Điều tra tình hình nhiễm giun đũa ở bê, nghé theo tuổi. Theo dõi bê, nghé ở 5 lứa tuổi như sau:

+ Từ sơ sinh - 15 ngày tuổi + Từ >15 - 30 ngày tuổi + Từ >30 - 45 ngày tuổi + Từ >45 - 60 ngày tuổi + Từ >60 - 90 ngày tuổi

3.4.1.2. Phương pháp điều tra tình trạng ô nhiễm trứng giun đũa bê, nghé ở chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi và khu vực bãi chăn thả

- Phương pháp thu thập mẫu:

+ Mẫu đất hoặc phân nền chuồng nuôi bê, nghé: Lấy mỗi ô chuồng, lấy mẫu đất ở 4 góc chuồng và ở giữa chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 - 100 gam/ mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi: loại mẫu, địa điểm và thời gian lấy mẫu.

+ Mẫu đất bề mặt khu vực xung quanh chuồng: Lấy mẫu đất bề mặt tương tự như cách lấy mẫu cặn nền chuồng.

+ Mẫu đất bề mặt ở khu vực bãi chăn thả bê, nghé: Tại mỗi khu vực chăn thả, cứ khoảng 20 - 30 m2 lấy ngẫu nhiên ở vị trí 4 góc và ở giữa, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 - 100 gam/ mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi: loại mẫu, địa điểm và thời gian lấy mẫu.

- Phương pháp lấy mẫu của phân bê, nghé

+ Lấy mẫu phân tươi bê, nghé vứa thải ra hoặc lấy mẫu phân ở trực tràng. Để riêng mỗi mẫu vào một túi ni lon nhỏ sạch, mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: tuổi, địa điểm, phương thức chăn nuôi và thời gian lấy mẫu. Mẫu phân được bảo quản và xét nghiệm theo quy trình thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng.

- Phương pháp xét nghiệm mẫu:

+ Xét nghiệm mẫu bằng phương pháp Fulleborn để phát hiện trứng giun đũa bê, nghé.

Nguyên lý: Dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng của dung dịch muối NaCl bão hòa lớn hơn tỷ trọng của trứng giun. Trứng sẽ nổi lên trên, ta có thể tìm thấy trứng giun dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 hoặc 400.

Cách pha dung dịch muối bão hòa: Cho 380 g muối NaCl vào 1 lít nước sôi, khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên bề mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.

Cách xét nghiệm mẫu: Dùng đũa thủy tinh lấy 1 mẫu (phân nền chuồng, mẫu đất xung quanh chuồng và bãi chăn thả) khoảng 5 - 10 gam của con vật cần xét nghiệm, chẩn đoán. Để phân vào cốc (nên dùng cốc nhựa) cho tiếp nước muối bão hòa vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân. Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân và lọc qua phễu lọc vào lọ tiêu bản. Cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được giữ lại.

Sau khi đã để yên từ 15 - 20 phút, dùng vòng vớt lớp váng phía trên mặt dung dịch để lên phiến kính sạch, đậy lá kính và kiểm tra dưới kính hiển vi tìm trứng giun tròn.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh giun đũa bê, nghé nghé

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng như đo thân nhiệt bằng nhiệt kế 430C, quan sát thể trạng, lông, da, quan sát màu sắc niêm mạc, theo dõi màu sắc, trạng thái mùi phân, tình trạng ăn uống,…

3.4.3. Nghiên cứu đề xuất phương pháp phòng, trị bệnh giun đũa cho bê, nghé nghé

3.4.3.1. Phương pháp ủ phân nhiệt sinh học theo phương pháp truyền thống để diệt trứng giun đũa bê, nghé

Chuẩn bị nguyên liệu ủ, bố trí ủ theo công thức như sau: - Phân chuồng: 800 - 1000 kg

- Lá xanh băm nhỏ: 200 kg - Tro bếp: 30 kg

Cách ủ phân: trộn đều các nguyên liệu trong mỗi công thức ủ, cho vào mỗi bao nilon 10kg hỗn hợp nguyên liệu đã trộn của mỗi công thức trên.

Trộn 5 kg phân bê, nghé nhiễm giun đũa với các nguyên liệu ( lá xanh băm nhỏ, tro bếp, vôi bột) theo tỷ lệ như công thức, sau đó chia vào các túi nhỏ (mỗi túi 10 - 15 g), đặt vào trong bao phân ủ (ở các vị trí khác nhau). Buộc kín miệng bao để tạo môi trường yếm khí trong bao.

Phương pháp theo dõi: Hằng ngày dùng nhiệt kế 1000C đo nhiệt độ phân ủ, đồng thời lấy ra 3 túi để xét nghiệm trứng giun đũa bê nghé. Từ đó xác định được khả năng sinh nhiệt của mỗi công thức ủ và tác dụng diệt trứng giun bê, nghé.

3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn thuốc điều trị giun đũa cho bê, nghé

- Sau khi phát hiện được những con bê, nghé nhiễm giun đũa, tùy vào cường độ nhiễm nặng để có thể sử dụng một số loại thuốc tẩy giun đũa như: Bivermectin 1%, Levavet, Dectomax. Liều lượng được dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi dùng thuốc 15 ngày, ta xác định hiệu lực của thuốc bằng cách xét nghiệm mẫu phân hoặc quan sát những biểu hiện của bệnh lý và triệu trứng lâm sàng của bê, nghé.

Để đánh giá độ an toàn của thuốc phải xác định một số chỉ tiêu sinh lý trước và sau khi dùng thuốc 1 giờ.

3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học rên phần mềm Excel 2010.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH mắc BỆNH GIUN đũa ở vật NUÔI (Trang 29 - 34)