Hussein M. O. và Barriga O. (1991) [36] đều cho biết: giun đũa
Neoascaris vituorum có thể lây nhiễm sang nhiều loài động vật khác, nhưng ký sinh chính là trên bê, nghé ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bằng thực nghiệm, người ta thấy giun đũa có thể lây nhiễm sang thỏ và chuột.
Theo Roberts J. A. (1989) [42], giun đũa Toxocara vitulorum chỉ ký sinh ở trong ruột của bê, nghé dưới 3 tháng tuổi. Bệnh được truyền cho bê, nghé qua bào thai và qua sữa non của trâu, bò mẹ. Bê, nghé bắt đầu có giun đũa trưởng thành ký sinh sau 22 ngày tuổi. Trứng giun đũa được thải ra trong phân có chứa ấu trùng giai đoạn 1, sau đó chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 trong 2 - 4 tuần. Trứng có chứa ấu trùng giai đoạn 3 không nở cho đến khi chúng được nuốt vào đường tiêu hóa của bê, nghé.
Trâu, bò mang thai bị nhiễm trứng giun đũa do ăn phải trứng chứa phôi từ môi trường. Ấu trùng Neoascaris vitulorum di chuyển qua gan, phổi, cơ bắp, não, thận, hạch bạch huyết, tuyến vú và các cơ quan khác, tuy nhiên giun trưởng thành không tìm thấy trong ruột non của trâu, bò mẹ.
Theo Lora R. B. (2001) [37], trứng Neoascaris vitulorum phát triển đến giai đoạn lây nhiễm từ 7 đến 12 ngày ở 28 - 300C, là nhiệt độ tối ưu để phát triển. Dưới 120C trứng không phát triển, nhưng trứng tồn tại và sẽ tiếp tục
phát triển khi nhiệt độ tăng lên. Trứng Neoascaris vitulorum có thể tồn tại ở môi trường không thuận lợi trong vài tháng và có thể lên đến hai năm.
Hussein M. O., Barriga O. (1991) [36] đã làm thí nghiệm: gây nhiễm cho 10 thỏ cái New Zealand trứng giun đũa bê, nghé có sức gây nhiễm. Kết quả kiểm tra máu thấy tế bào hồng cầu giảm, nhưng bạch cầu ái toan và ái kiềm tăng.
Starke W. A. và cs (2001) [44], đã tìm hiểu phản ứng miễn dịch, mức độ kháng thể, kháng nguyên chiết xuất hòa tan (Ex) từ nghé bị nhiễm ấu trùng giun đũa bằng phương pháp ELISA gián tiếp với huyết thanh của 15 nghé con, mẫu được lấy ở 15 và 180 ngày tuổi. Từ tất cả các mẫu huyết thanh kiểm tra trong thời gian 180 ngày đầu tiên, mức độ kháng thể thấp nhất và cao nhất trong bê ở 1 ngày tuổi và sau khi bú sữa đầu cho thấy rằng nguồn gốc của kháng thể là sữa non. Ngay sau khi sinh, nồng độ kháng thể trong bê được bú sữa vẫn ở mức cao cho đến 15 ngày tuổi, sau đó bắt đầu giảm xuống mức thấp hơn từ 15 đến 20 ngày tuổi và tương đối ổn định cho đến 120 ngày tuổi.
Maria F. N.và cs (2003) [38] đã tìm hiểu sự phát triển phản ứng viêm của ruột và mô của bê bị nhiễm giun đũa trong các giai đoạn tuổi. Các mẫu máu được thu thập hai tuần một lần từ khi sinh ra đến 174 ngày sau sinh và thấy trong mô cơ ở chân của bê bị nhiễm giun đũa, số lượng tế bào mặt tăng đáng kể, số lượng bạch cầu ái toan tăng ở niêm mạc của tá tràng (gấp 2 - 5 lần so với bình thường).
Abdulalim Ayilin và cs (2006) [29] đã xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi bê, nghé ở Hakkari thuộc khu vực phía Đông của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng phương pháp phù nổi Fulleborn và buồng đếm Mc. Master để đếm trứng giun đũa có trong 1 gam. Trứng giun đũa Neoascaris vitulorum đã được tìm thấy trong 208/718 mẫu phân bê, nghé được xét nghiệm (28,96%).
Bê, nghé từ 1 -6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 34,4%, từ 6-12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 6,6%, trên 12 tháng tuổi là 3,3%.
Fabio R. B. và cs (2010) [32] đã nghiên cứu khả năng diệt của nấm Nematophagous và nấm Pochonia chlamydosporia đối với trứng giun đũa bê, nghé trong môi trường thạch có 2% nước. Trứng giun đũa trong môi trường có nấm bị tiêu diệt trong 10 và 15 ngày còn ở môi trường không có nấm thì không thấy có sự biến đổi của trứng giun đũa. Những kết quả này cho thấy rằng Nematophagous và Pochonia chlamydosporia có khả năng diệt trứng giun đũa.
Gabriel Davila và cs (2010) [33] đã đánh giá tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê tại Bắc Trung Bộ Florida - Mỹ. Phân tích 433 mẫu phân bê, nghé dưới 9 tháng tuổi thấy có trứng giun đũa trong phân.
Tỷ lệ nhiễm theo các lứa tuổi là: bê dưới 3 tháng tuổi là 17,6%, 3 - 4 tháng tuổi là 0,4% và bê 5 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 0,9% và không thấy trứng trong bê lớn hơn 6 tháng tuổi 20 bê bị nhiễm giun đũa được tẩy bằng Fenbendazole (10% Fenbendazole) với liều 5 mg/kg TT. Sau 2 tuần dùng thuốc, phân tích lại tỷ lệ và cường độ nhiễm để đánh giá hiệu quả của Fenbendazole, thì thấy có 17 bê không có trứng giun đũa trong phân, chiếm tỷ lệ 85%.
Gupta và cs (1985) [35], Hussein M.O. và Barriga O. (1991) [36] đều cho biết: giun đũa Neoascaris vituorum có thể lây nhiễm sang nhiều loài động vật khác, nhưng ký sinh chính là trên bê, nghé ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bằng thực nghiệm, người ta thấy giun đũa có thể lây nhiễm sang thỏ và chuột.
Roberts J.A. (1989) [42], cho rằng, giun đũa Neoascaris vitulorum
nhiệt độ trong khoảng 200C đến 300C. Trong mùa hè nóng, hầu hết các ấu trùng bị chết. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực ẩm ướt, có lượng mưa lớn, sự phát triển của ấu trùng rất thuận lợi.
Giun đũa Toxocara vitulorum chỉ ký sinh ở trong ruột của bê, nghé dưới 3 tháng tuổi. Bệnh được truyền cho bê, nghé qua bào thai và qua sữa non của trâu, bò me. Ḅ ê nghé bắt đầu có giun đũa trưởng thành ký sinh sau 22 ngày tuổi. Trứng giun đũa được thải ra trong phân có chứa ấu trùng giai đoạn
1, sau đó chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 trong 2 - 4 tuần. Trứng có chứa ấu trùng giai đoạn 3 không nở cho đến khi chúng được nuốt vào đường tiêu hóa của bê, nghé. Trâu, bò mang thai bị nhiễm trứng giun đua do ăn phải trứng chứa phôi từ môi trường.
Ấu trùng Neoascaris vitulorum di chuyển qua gan, phổi, cơ bắp, não, thận, hạch bạch huyết, tuyến vú và các cơ quan khác, tuy nhiên giun trưởng thành không tìm thấy trong ruột non của trâu, bò me..̣