Khảo sát tình hình nhiễm giun đũa bê, nghé

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH mắc BỆNH GIUN đũa ở vật NUÔI (Trang 37 - 42)

- Sai số của số trung bình:

4.2.1. Khảo sát tình hình nhiễm giun đũa bê, nghé

4.2.1.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê, nghé tại một số địa phương

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm giun đũa bê, nghé ở ba xã Khe Mo, Văn Hán, Linh Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ

Địa điểm (Xã) Số bê, nghé kiểm tra (con) Số bê, nghé nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Khe Mo 137 32 23,36 Văn Hán 183 52 28,42 Linh Sơn 99 21 21,21 Tính chung 419 105 25,06

Qua bảng 4.2 cho thấy trong 419 bê, nghé kiểm tra tại 3 xã của huyện Đồng Hỷ thì số bê nghé nhiễm giun đũa là 105 con, chiếm tỷ lệ 25,06%.

Trong đó, tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa cụ thể như sau:

- Ở xã Khe Mo, kiểm tra 137 bê nghé, có 32 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ là 23,36 %.

- Ở xã Văn Hán, kiểm tra 183 bê nghé, có 52 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ là 28,42%.

- Ở xã Linh Sơn, kiểm tra 99 bê nghé, có 21 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ là 21,21%.

Như vậy, tỷ lệ bê, nghé nhiễm giun đũa giữa các địa phương có khác nhau nhưng đều khá cao. Tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa ở xã Linh Sơn

(21,21%) thấp hơn so với Văn Hán (28,42%) và Khe Mo (23,36%).

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun đũa ở các địa phương có sự khác nhau như vậy, theo kết quả điều tra thực tế của chúng tôi là do nhiều nông hộ

còn khó khăn về kinh tế, vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho trâu bò, bê nghé chưa được tốt. Điều kiện chăn nuôi kém, công tác thú y còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe và sự chống đỡ bệnh tật của bê nghé làm cho bê nghé dễ bị nhiễm giun đũa.

Qua kết quả điều tra về tỷ lệ nhiễm bệnh giun đũa của bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở huyện Đồng Hỷ, chúng tôi thấy, tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa khá cao. Từ đó chúng tôi thấy rằng: các hộ chăn nuôi trâu bò sinh sản cần làm tốt công tác nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để hạn chế tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa. Đồng thời, bê nghé đã nhiễm giun đũa cần phải điều trị kịp thời và triệt để, để bệnh có thể khỏi và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng sau này của bê nghé.

4.2.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi bê, nghé

Để xác định ảnh hưởng của tuổi bê, nghé đến tỷ lệ nghiễm giun đũa, chúng tôi đã khảo sát 419 bê nghé ở 5 lứa tuổi khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm giun đũa bê, nghé theo tuổi Lứa tuổi (ngày) Số bê, nghé kiểm tra (con) Số bê, nghé nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)  15 65 11 16,92  15 - 30 79 19 24,05 > 30 - 45 97 35 36,08  45 - 60 86 27 31,40 > 60 - 90 92 13 14,13 Tính chung 419 105 25,06

Bảng 4.3 cho thấy: bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nhiễm giun đũa biến động từ 14,13 đến 36,08%. Trung bình bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nhiễm giun đũa là 25,06%.

Cụ thể, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi bê nghé nhiễm giun đũa với tỷ lệ 16,92 %. Ở giai đoạn 15 - 30 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm là 24,05%. Ở giai đoạn 30 - 45 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm là 36,08%. Ở giai đoạn 45 - 60 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm là 31,40%. Ở giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm là 14,13%.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi bê, nghé được thể hiện rõ hơn qua hình 4.2:

Hình 4.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi bê, nghé

Như vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa bê nghé tăng dần từ sơ sinh đến 45 ngày tuổi, bê nghé nhiễm giun đũa cao nhất là giai đoạn từ 30 - 45 ngày tuổi

(36,08%), sau đó có chiều hướng giảm ở các giai đoạn tuổi tiếp theo, thấp nhất ở 60 - 90 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 14,13%.

Theo chúng tôi, ở giai đoạn sơ sinh đến 15 ngày tuổi bê nghé có thể bị nhiễm giun đũa qua bào thai, do trâu bò mẹ nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh. Sau khi sinh ra, bê nghé cũng có thể nuốt phải trứng giun có sức gây bệnh dính ở vú trâu bò mẹ.

Ở giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm là do các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch được hoàn thiện nên bê nghé có sức đề kháng cao với giun đũa.

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có nhận xét như sau: cần quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò mẹ và bê nghé ở giai đoạn 15 - 45 ngày tuổi, cần chú ý tẩy giun đũa cho bê, nghé ở giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi.

4.2.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi

Chăn nuôi trâu bò ở các nông hộ khác nhau thì có tình trạng vệ sinh khác nhau. Để xác định ảnh hưởng của tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi đến mức độ cảm nhiễm giun đũa của bê nghé, chúng tôi đã điều tra tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê nghé theo các tình trạng vê sinh tốt, trung bình, kém. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi Tình trạng vệ sinh Số bê, nghé kiểm tra (con) Số bê, nghé nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Tốt 126 22 17,46 Trung bình 133 34 25,56 Kém 160 49 30,63 Tính chung 419 105 25,06

Kiểm tra 126 bê nghé nuôi trong tình trạng vệ sinh tốt, có 22 con nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 17,46%, chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ, không có con nào nhiễm rất nặng.

Trong 133 bê nghé nuôi trong tình trạng vệ sinh trung bình thì có 34 con nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 25,56%, chủ yếu nhiễm ở mức độ nhẹ và trung bình, số con nhiễm bệnh nặng rất ít.

Kiểm tra 160 bê, nghé nuôi trong tình trạng vê sinh kém, có 49 con nhiễm giun đũa chiếm tỷ lệ 30,63%. Có một số con nhiễm bệnh nặng, có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng như: xù lông, gầy còm, tiêu chảy.

Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi được thể hiện rõ hơn qua hình 4.2:

Hình 4.2. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi

Như vậy, tỷ lệ bê nghé nhiễm bệnh trong tình trạng vệ sinh thú y kém cao hơn rõ rệt so với tình trạng vệ sinh chăn nuôi tốt (30,63% so với 17,46%).

Qua khảo sát tại địa phương chúng tôi thấy nguyên nhân là: Do hình thức chăn nuôi trâu bò của người dân là chăn nuôi nhỏ lẻ, việc chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại chăn nuôi còn kém, chất lượng thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh. Môi trường bên ngoài tồn tại nhiều mầm bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Trong điều kiện chăn nuôi như vậy làm cho trâu bò mẹ và bê nghé nuốt phải trứng giun có sức gây bệnh và bị bệnh.

Từ kết quả trên chúng tôi khuyến cáo người dân chăn nuôi trâu bò sinh sản cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo công tác vệ sinh thú y cho trâu bò cũng như bê nghé để hạn chế sự lưu hành, phát tán của trứng giun đũa ở điều kiện ngoại cảnh, nhằm phòng bệnh giun đũa cho bê, nghé được tốt hơn.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH mắc BỆNH GIUN đũa ở vật NUÔI (Trang 37 - 42)

w