8. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền – giáo dục
Hoạt động tuyên truyền là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ TE. Thông qua hoạt động tuyên truyền, người dân có thêm sự hiểu biết, thông tin về quyền và bổn phận của TE, các điều luật mà Nhà nước ban hành. Từ hoạt động này, giúp trực tiếp nâng cao nhận thức và giúp cho người dân có những thái độ, hành vi đúng đắn và chuẩn mực trong cuộc sống GĐ và cách cư xử với con cái. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 13% cha mẹ TE cho rằng biện pháp này là một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với việc giảm thiểu BLGĐ đối với TE. Và giải pháp ‘đẩy mạnh các phong trào GĐ văn hóa” chiếm 8,4%. Như vậy, qua khảo sát có thể đánh giá được với quan điểm của nhiều GĐ hoạt động tuyên truyền luôn là một hoạt động quan trọng và có thể mang lại nhiều thành công.
diện chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại địa bàn. Hoạt động có thể được triển khai từ việc đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh của phường, đài truyền hình… hay phát tờ rơi, tranh ảnh apphic… Từ việc các cán bộ đến thăm gia đình và tuyên truyền cho họ về nội dung của luật phòng chống BLGĐ, luật Hôn nhân và GĐ, luật Hình Sự, Luật BVCSGDTE, công ước của LHQ về quyền TE… đến việc người dân tự tuyên truyền tiếp nối các thông tin cho nhau. Điều này sẽ tạo nên những hiệu quả tích cực trong quá trình truyền tải. Một trong những hiệu quả cần thiết và đáng mong đợi nhất chính là việc các thành viên trong GĐ có nhận thức tốt hơn về BLGĐ và có hành vi đúng mực với người thân và con cái. Điều này cũng là nhu cầu và nguyện vọng của rất nhiều GĐ (chiếm tỷ lệ cao nhất 18,4%)
“Thực ra ở phường trước đây cũng có các hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình. Các bác cũng đi phát tờ rơi đến từng hộ gia đình và cũng có tuyên truyền cho gia đình biết về bạo lực. Nói chung đây là một hình thức giáo dục cộng đồng cần thiết và đem lại rất nhiều hiệu quả. Ở cụm bác, hiện tại chỉ có một gia đình thường xuyên lục đục cãi vã do nguyên nhân kinh tế. Hầu hết các gia đình đều rất yên ấm và hòa thuận. Tuy vậy, đối với tình trạng BLGĐ với trẻ em thì bác chưa có một số liệu và thông tin gì. Nhưng cần phải thấy là việc tuyên tuyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về BLGĐ và BLGĐ đối với trẻ em sẽ giúp cho các gia đình thay đổi cách nhìn nhận về giáo dục trẻ trong thời đại mới. Sẽ thực sự rất có ích và hiệu quả”.
(PVS nam, 55 tuổi, cán bộ phụ trách công tác BVTE cụm 6 phường Kim Giang) 3.2.2. Tăng cường hoạt động xóa đói giảm nghèo cho GĐBL
Hoạt động này trợ giúp những GĐ và TE có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời giúp đỡ đáp ứng nhu cầu vật chất cho GĐ, nhằm góp phần giảm thiểu nguyên nhân của BLGĐ. Hỗ trợ việc làm đối với người nghèo cũng một giải pháp quan trọng. Có 9,5% các GĐ lựa chọn đây là một trong 3 giải pháp quan trọng nhất. Hoạt động xóa đói giảm nghèo chính là một trong những chìa khóa nhằm giúp đỡ các gia đình thoát khỏi khủng hoảng và có vị trí trong cộng đồng xã hội. Nội dung hoạt động xóa
những hiệu quả đáng khích lệ. Ở đây, chúng tôi không bản đến các giải pháp ở tầm vĩ mô đã được thực hiện. Những giải pháp chúng tôi đưa ra ở đây thuộc về tâm vi mô, nằm trong vai trò của các cán bộ phường trong việc hỗ trợ gia đình thoát khỏi đói nghèo phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Nội, cụ thể là đối với các phường được khảo sát.
Thứ nhất, cán bộ phường cần có những biện pháp nhằm giúp đỡ, giới thiệu,
giải quyết việc làm cho các thành viên trong GĐ. Theo kết quả điều tra xã hội học, tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội có hiện tượng gia tăng vào những năm gần đây. Tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của từng gia đình. Tình trạng này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những xung đột và mâu thuẫn trong gia đình. Do vậy, giúp đỡ và giới thiệu việc làm cho những thành viên trong cộng đồng là một giải pháp sẽ có xu hướng giúp đỡ và giảm thiểu tình trạng bạo lực xuất hiện trong từng gia đình.
Thứ hai, cán bộ và NVCTXH trong cộng đồng cần tìm kiếm những nguồn
vốn, giúp GĐ tạo ra việc làm, kinh doanh. Trên thực tế khi điều tra tại một số phường ở Hà Nội, nhiều gia đình gặp phải tình trạng thất nghiệp do chưa có vốn kinh doanh hoặc do cơ sở kinh doanh gặp khó khăn. Do vậy trong quá trình tìm hiểu những nhu cầu của gia đình, NVCTXH cần khéo léo đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của gia đình để cùng gia đình tìm ra phương hướng giải quyết và khắc phục.
Thứ ba, NVCTXH có thể hỗ trợ GĐ bằng nguồn lực giúp người nghèo của
chính phủ. Nhìn chung, nhà nước ta có sự quan tâm và sâu sát đối với tình trạng nghèo đói và thường xuyên có những cuộc hội thảo nhằm tìm ra giải pháp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Tuy nhiên, theo khảo sát, nhiều chính sách và nguồn lực từ phía chính phủ chưa đến được với người dân. Do vậy, NVCTXH cần tìm kiếm và xem xét tất cả các nguồn lực hỗ trợ từ phía chính phủ cho hoạt động xóa đói giảm nghèo. Những hoạt động này sẽ là nguồn cung ứng quan trọng cho việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của từng hộ gia đình. Việc trước tiên, NVCTXH cần nắm bắt và tìm hiểu về những nguồn lực hỗ trợ từ phía chính phủ. Sau đó,
NVCTXH cần thông báo và cung cấp các thông tin về những nguồn vốn và những nguồn lực từ chính phủ cho gia đình. Từ đó, gia đình sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn và tiếp cận với các nguồn vốn phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của gia đình. Đây là giải pháp mang tính hiệu quả cao đối với hoạt động giúp đỡ hộ gia đình xóa đói giảm nghèo.
3.2.3. Chính quyền và các TCXH tăng cường sâu sát các GĐ tại khu dân cư
Hoạt động can thiệp và giúp đỡ của chính quyền và các TCXH tại địa phương rất quan trọng, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ TE. Khi chính quyền có nhận thức tốt về BLGĐ, sẽ tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Khi đó, họ sẽ tiếp thu và mở rộng nhận thức về BVTE, về BLGĐ và có hành vi cư xử phù hợp. Kết quả khảo sát cho thấy có 15,6% những cha mẹ được hỏi đây là giải pháp tương đối hiệu quả và cần thiết.
Hoạt động của chính quyền địa phương tại mỗi GĐ cần phải là:
Thứ nhất, chính quyền cần nắm vững hoàn cảnh của GĐ. Tổ trưởng tổ dân
phố, các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các phường và cụm, các cán bộ thuộc các tổ chức xã hội cần cần biết và hiểu rõ hoàn cảnh từng hộ gia đình để có kế hoạch can thiệp giúp đỡ kịp thời. NVCTXH cần hiểu về đặc điểm từng hộ GĐ như GĐ nghèo, GĐ chính sách, GĐ có người mắc nghiện ma túy và các TNXH…
Hoạt động này, theo khảo sát ở mỗi địa phương cũng đã thực hiện nhưng còn rất ít. Các trường hợp can thiệp và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cá nhân, TCXH chỉ khi BLGĐ ở mức rất nghiêm trọng. Bởi vậy, theo quan điểm của nhiều cha mẹ, chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò của mình hơn nữa trong việc quan tâm và phát hiện hoàn cảnh BLGĐ ở các GĐ của địa bàn mình.
Thứ hai, chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương cần tìm cách phát
hiện kịp thời các vụ BLGĐ để can thiệp. Kết quả PVS cũng đánh giá thực trạng mức độ giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương theo từng giai đoạn cụ thể. Trước kia, khi GĐ có bạo lực, hầu hết, chính quyền địa phương và lực lượng công an chưa có sự sâu sát kịp thời và quan tâm đúng mức. Hầu hết, sự quan
lại hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của thân chủ - những nạn nhân trực tiếp của BLGĐ. Hầu hết, chính quyền địa phương và lực lượng công an chỉ vào cuộc khi sự việc ở mức độ cấp bách, nguy hiểm đến tính mạng và có thể gây thương tật, khuyết tật cho thân chủ và trẻ em. Như vậy, điều này gây nên nhiều lo ngại trong dư luận cộng đồng và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khó có thể khắc phục cho trẻ em và những nạn nhân của BLGĐ. Để khắc phục điểu này, chính quyền địa phương cần có những giải pháp, quan tâm và sâu sát hơn nữa đến từng gia đình nhằm bảo vệ những thành viên trong gia đình và trẻ em khỏi tệ nạn BLGĐ.
3.2.4. Tăng cường liên kết giữa nhà trường và GĐ
Nhà trường là môi trường giáo dục TE thứ hai sau GĐ. Trẻ em ngoài việc được chăm sóc, giáo dục trong GĐ thì còn được giáo dục ở nhà trường. Do đó, mối liên kết giữa nhà trường và GĐ là mối liên hệ quan trọng, trực tiếp quyết định việc giáo dục và hình thành nhân cách ở trẻ.
Các hoạt động liên kết này cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo một không gian an toàn, lành mạnh và có tính giáo dục cao đối với TE. Theo kết quả khảo sát, mức độ lựa chọn phương án tăng cường biện pháp giáo dục liên kết giữa GĐ và nhà trường chiếm tỷ lệ tương đối cao (12,1%) cho thấy giáo dục từ nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ em. Nhiều GĐ đều đồng ý với hình thức giáo dục, dạy bảo trẻ từ thầy cô giáo. Đây là một cách để giảm thiểu BLGĐ đối với TE rất hiệu quả.
PVS một số cha mẹ cho thấy các hoạt động này cần bao gồm:
Thứ nhất, thường xuyên có những cuộc họp giữa GĐ và phụ huynh để 2 bên
thông báo cho nhau về tình hình học sinh đang học.
Thứ hai, thầy cô giáo luôn có sự trao đổi với GĐ về tình hình học sinh và
nắm vững hoàn cảnh của từng học sinh để can thiệp, giúp đỡ.
Thứ ba, hai bên cùng có biện pháp kết hợp giáo dục TE, tránh biện pháp giáo
dục học sinh bằng bạo lực.
3.2.5. Tăng cường các hình thức và biện pháp cứng rắn đối với BLGĐ với TE
khai sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả nhất, bởi nó tăng cường ý thức của người dân về BLGĐ. Sử dụng các biện pháp cứng rắn cũng là một trong những giải pháp mang lại nhiều thành công. Có 5,2% GĐ cho rằng đây là giải pháp hữu hiệu. Những biện pháp này chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc BVTE trong cộng đồng. Ngoài ra, theo quan điểm của một số GĐ, Nhà nước và chính quyền địa phương cũng cần có các biện pháp xử lý các TNXH nghiêm ngặt để góp phần làm giảm thiểu nguyên nhân của BLGĐ (chiếm 2,6%).
Biện pháp này cần triển khai các hoạt động như sau:
Thứ nhất, đại diện chính quyền và các TCXH cần can thiệp, ngăn cản ngay
khi có bạo lực.
Thứ hai, xử lý bằng biện pháp hành chính như phạt tiền, phạt cảnh cáo trước
tổ dân phố…
Thứ ba, xử lý bằng pháp luật (Bắt giữ, khởi tố hình sự…)
3.2.6. Tăng cường tổ chức các hoạt động và dịch vụ xã hội cho TE
Các hoạt động xã hội và dịch vụ xã hội cho TE càng phát triển góp phần nâng cao nhận thức của trẻ. Nhận thức tốt, TE sẽ có những thái độ và hành vi đúng đắn để ứng phó với BLGĐ. Các dịch vụ xã hội này chính là sự hiện thực hóa CTXH trong cuộc sống. Trong đó, các văn phòng tư vấn, tham vấn cho TE và GĐ cũng là nhu cầu của một số cha mẹ trẻ, chiếm một tỷ lệ khá cao: 15,2%. Điều này thể hiện nguyện vọng, nhu cầu của người dân về việc đưa CTXH đến với mọi GĐ. Những nhiệm vụ của các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cần là:
Thứ nhất, can thiệp giúp đỡ TE khi GĐ có bạo lực. Việc can thiệp này có thể
được thực hiện bởi NVCTXH hoặc các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp đỡ trẻ em kịp thời và hiệu quả nhất. TE là nạn nhân của BLGĐ. Không những thế, theo như khảo sát, BLGĐ để lại rất nhiều hậu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, can thiệp giúp đỡ TE ngay khi GĐ có bạo lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công của can thiệp. Do đó, dịch vụ CTXH cần phải chú trọng quan trọng đến việc can thiệp giúp đỡ trẻ em kịp thời nhất.
Thứ hai, xây dựng sân chơi cho TE (công viên, sân đá bóng, phòng vui chơi hội
họp cho TE…). Đây là những điều kiện nhằm giúp đỡ trẻ em thực hiện quyền được học tập và vui chơi lành mạnh của mình. Có thêm những công viên, sân đá bóng, phòng vui chơi tập thể sẽ giúp trẻ em mở rộng không gian sống, được học tập và giao lưu với những người bạn, giúp TE tránh khỏi những nguy cơ tổn hại thể chất và tinh thần.
Thứ ba, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút TE. Đây là
những hoạt động sẽ rất bổ ích giúp trẻ vui chơi giải trí, tạo một môi trường sống lành mạnh cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ.
Thứ tư, tổ chức các cuộc dã ngoại, tham quan du lịch… cho trẻ. Những hoạt
động này cần được tổ chức thường niên. Đồng thời, NVCTXH trong cộng đồng cần huy động sự tham gia và ủng hộ của các bậc cha mẹ và trẻ em để họ cho phép con em mình tham gia và các hoạt động tập thể của cộng đồng.
Thứ năm, tổ chức các buổi GD cho TE về kỹ năng sống, về quyền và bổn phận
TE… Đây là hoạt động mang tính chất giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ nhằm giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và kiến thức. Từ đó, giúp trẻ có nhận thức đúng đắn và những hành vi cư xử hợp lý, tránh gặp phải bạo lực từ phía cha mẹ.
Tiểu kết chương 3
Như đã phân tích, hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng còn hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó, tác động của NVCTXH đối với hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ là rất quan trọng và cấp thiết. Ở đây, chúng tôi nêu lên một số những hoạt động NVCTXH có thể thực hiện nhằm giúp đỡ GĐ và BVTE khỏi BLGĐ tại cộng đồng.
Ngoài ra, kết quả khảo sát ý kiến của 159 cha mẹ trẻ em tại cộng đồng đã thống kê được những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu BLGĐ đối với trẻ em như: hoạt động tuyên truyền giáo dục, hoạt động của chính quyền và nhà trường, hoạt động tăng cường các dịch vụ xã hội dành cho trẻ em. Những hoạt động này đều được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả cao đối với việc đẩy lùi tệ nạn BLGĐ đối với
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra kết luận:
(1) BLGĐ đối với TE là những hành vi cố ý gây ra sự tổn thương về thể xác và tinh thần cho TE của một hoặc một số thành viên trong GĐ. TE bị BLGĐ không chỉ là những trẻ trực tiếp bị các hành vi bạo lực mà bao gồm những trẻ chứng kiến và trải nghiệm hành vi bạo lực giữa các thành viên trong GĐ. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần và thể chất của con