Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại quận hoàn kiếm, quận thanh xuân và quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 31 - 32)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.1.2.Lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người.

Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:

- Nhu cầu cơ bản (basic needs): ăn uống, hít thở không khí…

- Nhu cầu về an toàn (safety needs): tình yêu thương, nhà ở, việc làm… - Nhu cầu về xã hội (social needs): nhu cầu được hoà nhập

- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): được chấp nhận có vị trí trong một nhóm người, cộng đồng, xã hội…

- Nhu cầu được thể hiện mình (self - actualizing needs): nhu cầu được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình…

Lý thuyết nhu cầu gia đình của Weltner (1985, 1986)

Dựa trên thang nhu cầu của Maslow, Weltner (1985, 1986) đề ra bốn tầng nhu cầu của gia đình, tương tự như cấu trúc của một ngôi nhà, và các phương pháp tiếp

 Tầng một (nền móng):

Gồm những nhu cầu vật chất căn bản cần thiết cho sự sống còn của gia đình như nhà ở, thực phẩm, an toàn, y tế, sự thương yêu chăm sóc đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình… Vấn nạn của tầng 1 xảy ra khi gia đình ở trong hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn, khủng hoảng, khiến cho những nhu cầu sống còn cơ bản của các thành viên không được thỏa mãn.

 Tầng hai (sườn và mái):

Gia đình ở tầng hai được thỏa mãn thích đáng những nhu cầu cơ bản liên quan đến sinh tồn, tuy nhiên cấu trúc không vững chắc, thẩm quyền không được phân chia và quy định rõ rệt, cha mẹ bất hòa hoặc không biết phối hợp hành động để hỗ trợ lẫn nhau, thiếu khả năng dạy dỗ con cái.

 Tầng ba (tường vách, phòng ốc, và cửa nẻo):

Gia đình ở tầng ba được thỏa mãn các nhu cầu vật chất cơ bản liên quan đến sinh tồn, có tổ chức, có kỷ luật trên dưới, tuy nhiên vấn nạn của những gia đình này thường là cấu trúc cứng nhắc, kỷ luật quá chặt chẽ và độc đoán, khiến cho các thành viên không thể phát triển một cách đầy đủ và lành mạnh.

 Tầng bốn (giường tủ, bàn ghế, bình hoa, tranh ảnh trang trí):

Con người sống trong gia đình vẫn cảm thấy thiếu sót một cái gì đó: sự bình yên, cảm giác được thương yêu một cách nồng nàn, cảm giác muốn được thừa nhận, muốn được tôn trọng một cách thích đáng, muốn được vươn tới cái tôi cao thượng nhất, được thỏa mãn về tâm linh… Mục đích của tham vấn gia đình ở đây là giúp gia đình ý thức được những niềm vui trên cuộc hành trình đến hạnh phúc. [15]

Thang bậc trên nhằm mục đích đánh giá chính xác những nhu cầu của gia đình, những thiếu hụt thiếu sót cần được bổ sung để có sự can thiệp hợp lý và phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại quận hoàn kiếm, quận thanh xuân và quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 31 - 32)