Thực trạng bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại quận hoàn kiếm, quận thanh xuân và quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 44)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1.Thực trạng bạo lực gia đình

Theo kết quả khảo sát luận văn phân tích một số tài liệu và một số đề tài nghiên cứu về BLGĐ, ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy tình hình BLGĐ đang diễn biến phức tạp.

Cũng như nghiên cứu của Richard L. Davis, ở Việt Nam khi nghiên cứu về BLGĐ, các tác giả đều đưa ra nhận định chung về hậu quả của BLGĐ:

- Phụ nữ và trẻ em chịu bạo lực nhiều hơn đàn ông

- Phụ nữ và trẻ em tìm kiếm sự trợ giúp về mặt y tế nhiều hơn là đàn ông - Phụ nữ lo sợ cho sự an toàn nhiều hơn là đàn ông

- Phụ nữ và trẻ em chịu tổn thương tinh thần nhiều hơn đàn ông [44]

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, luận án, luận văn đề cập đến vấn đề nóng hổi này. Cũng giống như các nghiên cứu quốc tế, nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng BLGĐ chủ yếu do nam giới hành hung và phụ nữ là người chịu đựng. Tuy nhiên, trong thực tế có những vụ BLGĐ do nữ gây ra và nam giới là nạn nhân của những vụ bạo lực đó. Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ. Nhiều công trình nghiên cứu xã hội học trên thế giới cũng cho thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ. Cần lưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là thủ phạm của bạo lực gia đình, ngay cả khi họ bị chồng sử dụng bạo lực (vì không ít trường hợp vợ bị chồng đánh do nói nhiều, do cằn nhằn vô lý hoặc ghen tuông vô cớ...). Vì thế, rất cần có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn trong nghiên cứu hoặc công bố về những thông tin liên quan đến bạo lực giới trong gia đình.

các tổ chức có thể đưa ra một vài điểm chính. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2009 đến năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ.

Thực trạng BLGĐ vẫn còn diễn ra là một điều được nhắc đến trong nhiều dự án, luận văn và luận án. Trong nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam đã thực hiện phỏng vấn với 4.838 phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi ở Việt Nam. 90 cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tiến hành tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Kết quả cho thấy có tới 58% phụ nữ Việt Nam được hỏi cho biết, họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong số các hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục, tinh thần... Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra, bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Trẻ em sống trong những gia đình người mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác. [24]

Theo khảo sát nghiên cứu của Trung tâm Thanh Thiếu niên Miền Nam, khi trẻ vị thành niên chứng kiến bố mẹ chúng có hành vi bạo lực, 85,4% trong số đó có biểu hiện chán nản, lo lắng. Có 20% trẻ cảm thấy sợ hãi và 12,7% mất đi sự tôn trọng đối với bố mẹ. Thậm chí có tới 5,5% trẻ em muốn bỏ nhà ra đi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ bị BLGĐ mà dưới góc nhìn xã hội thì nó có tác hại rất xấu tới nhận thức, tâm lý, quá trình phát triển thể lực, trí lực của trẻ nhỏ khi sống trong một gia đình không có tình yêu thương, hạnh phúc. [22]

Hình thức BLGĐ: BLGĐ có thể diễn ra dưới các hình thức: bạo lực thể xác

(đánh đập tát,…), bạo lực tinh thần (im lặng, giận dữ, đổ lỗi, nói nhiều…), bạo lực tình dục (ép quan hệ tình dục… ), BL kinh tế, BL lao động

Nguyên nhân gây ra BLGĐ: Năm 1968, nhà xã hội học William Goode khi

được hỏi “Tại sao những người chồng/vợ, người yêu, người thân lại gây ra bạo lực với nhau?”. Ông đã trả lời “Nguyên do chỉ có thể giải thích rằng bạo lực lúc nào

Các lý do dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực, bạo lực gia đình. Có 4

nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình: Say rượu, ý kiến khác nhau trong làm ăn, trong sinh hoạt, khó khăn về kinh tế. Trong trường hợp “vợ đánh chồng” chủ yếu là do nguyên nhân mâu thuẫn trong làm ăn, sinh hoạt, khó khăn về kinh tế (55,1%), say rượu cũng là lý do chính hiện tượng “vợ đánh chồng” (37,8% người trả lời đưa ra ý kiến này). Với hiện tượng “chồng đánh vợ”, nguyên nhân chính được đề cập nhiều nhất là say rượu (37,5%), tiếp theo là do mâu

thuẫn trong sinh hoạt (23,8%). Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng được nhắc

đến: mâu thuẫn trong cách dạy con, nghiện hút, cờ bạc, nghi ngờ ngoại tình.

Qua nghiên cứu định tính cho thấy một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tệ nạn bạo lực, bạo lực gia đình chính là tư tưởng gia trưởng, quan niệm coi người vợ chỉ có địa vị phụ thuộc trong gia đình và người chồng có quyền muốn làm

gì cũng được. [4]

Để nắm được một cách khách quan tình hình BLGĐ ở một số địa phương trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát ở một số khu dân cư thuộc 3 quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân và quận Bắc Từ Liêm.

Đối tượng được tiến hành khảo sát gồm 250 trẻ em, 159 cha mẹ trẻ em và 149 cán bộ chính quyền, công an khu vực, cán bộ BCSGDTE, cán bộ HPN, ĐTN và cả những nhân viên CTXH, cũng như một số thầy cô giáo ở các trường tiểu học, trung học cơ sở.

Kết quả xử lý phiếu khảo sát bằng phương pháp SPSS cho thấy trung bình có trên 70% người được hỏi trả lời trong gia đình có xảy ra bạo lực. Trong đó có 25,8% cha mẹ trẻ cho biết trong gia đình có xảy ra bạo lực thường xuyên. Lãnh đạo, chính quyền, công an, giáo viên, cán bộ làm CTXH đánh giá ở cơ sở phường họ phụ trách có tới 21,5% gia đình thường xuyên có bạo lực. (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ BLGĐ tại địa bàn nghiên cứu khảo sát T T Mức độ BLGĐ

Ý kiến của đối tượng khảo sát Địa bàn khảo sát (%)

Cha mẹ trẻ em Cán bộ Trẻ em HK TX TL Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Cha mẹ Cán bộ Cha mẹ Cán bộ Cha mẹ Cán bộ 1 Thường xuyên 41 25,8 32 21,5 9 3,6 28,0 21,1 26,0 2,3 23,7 50,0 2 Thỉnh thoảng 79 49,7 83 55,7 126 50,4 52,0 55,3 50,0 60,5 47,5 50,0 3 Không bao giờ 39 24,5 34 22,8 115 46,0 20,0 23,7 24,0 37,2 28,8 0 Tổng 159 100 149 100 250 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy trong tổng số 159 cha mẹ được khảo sát, đã có tới 120 người (chiếm 75,5%) cho rằng trong gia đình mình đã có diễn ra BLGĐ, trong đó có 41 người (chiếm 25,8%) cho rằng BLGĐ xảy ra thường xuyên.

Cũng như vậy, có 115 người trong tổng số 149 cán bộ, công an, thầy cô giáo NVXH ở các phường (chiếm 77,2%) cho rằng địa bàn mình có xảy ra BLGĐ (trong đó có 21,5% khẳng định có bạo lực thường xuyên)

Trong tổng số 250 trẻ em được khảo sát cũng đã có 54% TE cho rằng gia đình mình đã có xảy ra BLGĐ. Tuy nhiên chỉ có 3,6% các em cho rằng BLGĐ xảy ra thường xuyên, số còn lại đại đa số (50,4%) thì nói rằng BLGĐ thỉnh thoảng xảy ra.

Những số liệu thống kê đã chứng minh thực trạng BLGĐ tại các phường khảo sát vẫn là một vấn đề nhức nhối.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu nhóm khảo sát thấy có nhiều TE không dám nói thật mức độ BLGĐ vì sợ bị đánh chửi.

Cũng có nhiều em nhận thức bạo lực thường xuyên là ngày nào cũng đánh chửi nhau, còn một vài tuần một lần trong GĐ có đánh chửi nhau thì đó là thỉnh thoảng. Vì vậy, nhiều em đánh dấu vào bảng khảo sát chưa đúng vị trí mức độ bạo lực.

“Nhà em bố mẹ cũng đánh chửi, cãi vã nhau suốt, nhưng nếu em báo với các chị là GĐ em thường xuyên có đánh chửi nhau thì bố mẹ em đánh đấy”. (PVS nam, 12 tuổi, Quận Bắc Từ Liêm)

Phân tích số liệu khảo sát cho thấy quận Hoàn Kiếm tỷ lệ cha mẹ nói có bạo lực gia đình cao nhất (80%), trong đó có tới 28% cho rằng có bạo lực xảy ra thường xuyên. Ở Quận Thanh Xuân, có tới 76% số người được khảo sát cho rằng có BLGĐ (trong đó có 26% có bạo lực thường xuyên). Ở quận Bắc Từ Liêm số người nói có BLGĐ thấp nhất (70,2%).

Kết quả phân tích số liệu khảo sát cũng cho thấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn như đói nghèo, thiếu hoặc không có việc làm thường xảy ra BLGĐ nhiều hơn các GĐ khác.

Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa hoàn cảnh làm việc với BLGD (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)

Số liệu biểu đồ 2.1 cũng cho thấy có tới 91,3% các GĐ ‘không có việc làm’ xảy ra BLGĐ (trong đó có 31,3%) GĐ có bạo lực thường xuyên. Những GĐ có việc làm chỉ có 79% GĐ có xảy ra bạo lực (chỉ có 28,4%) GĐ xảy ra bạo lực thường xuyên.

Từ những số liệu khảo sát cho thấy tỷ lệ BLGĐ xảy ra trên địa bàn Hà Nội khá

phổ biến (trên 70%). BLGĐ cũng xảy ra trên tất cả các quận từ nội thành đến ngoại thành Hà Nội. Tỷ lệ các GĐ thiếu việc làm thường xảy ra nhiều hơn các GĐ khác. Nhiều nhà tâm lý học cũng cho rằng thiếu cơ hội việc làm khiến cho nhiều người cảm thấy

không vui khi sống trong gia đình. Họ có xu hướng trút bỏ gánh nặng tâm lý với những thành viên khác trong gia đình. Điều này dễ xảy đến tình trạng bạo lực gia đình. Và hậu quả là trẻ em chính là những nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của nạn bạo lực gia đình.

2.1.2. Thực trạng BLGĐ đối với TE

2.1.2.1. Tình hình BLGĐ đối với TE

Các công trình nghiên cứu về BLGĐ ở Việt Nam và thế giới đều khẳng định rằng trên 80% các cuộc BLGĐ đều có tác động mạnh mẽ và thường dẫn tới hậu quả là trẻ em cũng bị BLGĐ.

Kết quả khảo sát cho thấy BLGĐ đối với TE trong địa bàn nghiên cứu của Hà Nội đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Biểu đồ 2.2: Tình hình BLGĐ đối với TE trên địa bàn Hà Nội (Quan điểm của cha mẹ) (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)

Qua khảo sát biểu đồ 2.2, ta thấy chính bản thân cha mẹ TE đã có tới 77,4% công nhận có BLGĐ đối với TE (trong đó có 43,4% nói BLGĐ xảy ra thường xuyên). Trong 159 người được hỏi thì chỉ có 36 người (chiếm 22,6%) nói chưa bao giờ xảy ra BLGĐ đối với TE. Có thể đánh giá theo quan điểm của cha mẹ, tình hình bạo lực gia đình đối với trẻ em diễn ra tương đối phổ biến. Từ quan điểm “thương cho roi cho vọt” khiến nhiều bậc phụ huynh có thể gây ra bạo lực thường xuyên đối với trẻ em. Trong quá trình khảo sát, nhiều người cũng khẳng khái nói lên quan điểm của mình.

“Trẻ em có nhiệm vụ phải học hành và ngoan ngoãn vâng lời. Nếu con chị hư, chị vẫn phải dùng đòn để dạy dỗ cháu. Có như vậy, nó mới có thể thành người được”.

(PVS nữ, 36 tuổi, phường Kim Giang)

Giáo dục để trẻ em trở thành một công dân có ích là một việc làm cần thiết, quan trọng và luôn được sự đồng tình. Tuy vậy, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng nhiều biện pháp như nói chuyện, khuyên răn, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để giáo dục trẻ. Tuy vậy, trong quá trình kháo sát, rất nhiều bậc phụ huynh có thái độ tương đối nghiêm khắc trong việc dạy con. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Phân tích số liệu khảo sát, cho thấy hoàn cảnh gia đình cũng có ảnh hưởng rất lớn đến BLGĐ đối với TE:

 Về điều kiện việc làm

Biểu đồ 2.3: Ảnh hưởng của hoàn cảnh việc làm đến BLGĐ đối với TE (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)

Việc làm cho các thành viên trong GĐ có tác động rất lớn đến tình hình BLGĐ nói chung và BLGĐ đối với TE nói riêng. Quan sát các số liệu được xử lý cho thấy các GĐ có việc làm ổn định ít có BLGĐ đối với TE, ít hơn các GĐ mà các thành viên không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định. Khảo sát 159 GĐ thuộc 3 quận HK, TX, Bắc TL cho thấy có tới 91,3% các GĐ không có việc làm xảy ra

BLGĐ đối với TE, tỷ lệ này ở các GĐ có việc làm không ổn định là 82,7% và thấp nhất là ở các GĐ có việc làm ổn định (69,6%). Bạo lực ở mức độ thường xuyên đối với TE cũng xảy ra ở các GĐ không có việc làm nhiều nhất (45,1%), trong khi đó, ở các GĐ có việc làm chỉ chiếm 20%. Đặc biệt, có tới 40.4% GĐ có việc làm ổn định chưa bao giờ xảy ra BLGĐ đối với TE; Tỷ lệ này ở các GĐ có việc làm không ổn định là 17,3% và chỉ có 8,7% trong các GĐ không có việc làm. Điều này có thể giải thích rằng tâm lý bực dọc, chán chường của nhiều bậc phụ huynh. Họ trút mọi tức giận lên trẻ em, và nạn nhân chính là những trẻ em vô tội. Tâm lý học hành vi cũng giải thích đó là sự chuyển dịch cảm xúc. Khi mà những sự bực dọc và tức giận không được giải tỏa. Họ sẽ tìm đến những đối tượng khác nhằm giải quyết nỗi sợ hãi và căng thẳng của mình. Chính vì điều này nhiều trẻ em tuy có những lỗi lầm rất nhỏ cũng thường xuyên phải chịu các hình thức bạo lực nặng nề và nghiêm khắc.

 Về trình độ học vấn

Sự khác biệt về trình độ học vấn cũng tác động đến BLGĐ đối với TE. Kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn tỷ lệ nghịch với mức độ BLGĐ đối với TE. Cụ thể mức độ có BLGĐ thường xuyên ở người chỉ biết chữ là 60%, người đã hoàn thành chương trình bậc phổ thông ở cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông là 42,3%, người đã hoàn thành bậc học đại học hoặc sau đại học là 30,1%. Tương tự mức độ thỉnh thoảng có bạo lực ở 3 đối tượng trên lần lượt là 22,2 % – 15,5% – 10,5% và mức độ không bao giờ có bạo lực là 17,8% - 42,2% - 59,8%.

Biểu đồ 2.4: Sự khác biệt của trình độ học vấn ở mức độ BLGĐ (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)

 Về địa bàn khảo sát

Biểu đồ 2.5: Sự khác biệt của địa bàn khảo sát ở mức độ BLGĐ (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)

Theo số liệu của biểu đồ 2.4 cho thấy tất cả các địa bàn khảo sát đều có tỷ lệ cao về BLGĐ đối với TE (trên 72%). Quận HK có tỷ lệ cao nhất (84%) cha mẹ công nhận có BLGĐ với TE, trong đó bạo lực thường xuyên với TE là 46%. Tại

đối với TE, trong đó có 46% cho rằng đã có bạo lực thường xuyên. Luận văn cũng tiến hành khảo sát 59 GĐ tại quận Bắc TL, kết quả cho thấy gần 73% GĐ trả lời đã

có BLGĐ với TE (Trong đó bạo lực thường xuyên chiếm 39%).

 Thế hệ sống chung trong GĐ

Chúng tôi cũng chú tâm đến vấn đề tác động của các thế hệ ở chung trong 1 gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến BLGĐ và BLGĐ đối với TE. Kết quả khảo sát cho thấy trong GĐ càng nhiều thế hệ sống chung càng xảy ra BLGĐ đối với TE nhiều hơn. Đã có 80,9% người trong GĐ có 3 thế hệ trở lên cho rằng có BLGĐ với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại quận hoàn kiếm, quận thanh xuân và quận bắc từ liêm, hà nội) (Trang 44)