8. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số (sau Thành Phố Hồ Chí Minh) với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú. Hà Nội luôn là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. Do là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa nên trình độ dân trí của người dân Hà Nội cũng có phần hơn các khu vực khác. Hoạt động này dẫn đến nhận thức về bạo lực gia đình và cách đối xử với con cái có phần quan tâm và hài hòa hơn. Nhưng điều này vẫn không tránh khỏi việc trẻ em phải chịu những hình thức xử phạt nghiêm khắc do không ăn, không học bài, không làm việc nhà… Bạo lực gia đình đối với phụ nữ cũng là một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quan tâm tại Hà Nội, với các mô hình trợ giúp như Ngôi Nhà Bình Yên.
Quận Hoàn Kiếm
Hoàn Kiếm là một trong những quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, với diện tích chỉ 5,29 km2 nhưng dân số lên đến 178.073 người, chưa tính người dân
tham quan. Người dân ở quận Hoàn Kiếm chủ yếu làm nghề buôn bán kinh doanh. Do điều kiện kinh tế tương đối nên việc chăm sóc trẻ em được thực hiện tương đối tốt. Nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ về bạo lực gia đình và cách họ ứng xử với con cái.
Phường Chương Dương là địa bàn có chiều dài 1,7 km và chiều rộng bình quân 700m, Bắc giáp với phường Phúc Tân, phía Nam giáp với phường Bạch Đằng, phía Tây có tuyến đê 401 chạy qua tiếp giáp với 2 phường Tràng Tiền và Lý Thái Tổ. Tại địa bàn phường có 7 tuyến phố chính Bạch Đằng, Chương Dương, Hồng Hà, Vạn Kiếp, Cầu Đất, Hàm Tử Quan, Vọng Hà và hơn 300 ngõ hẹp. Toàn phường có 12 khu dân cư chia thành 85 tổ dân phố. Với dân số 6477 hộ - 21.274 nhân khẩu. Số người ngoại tỉnh đến làm ăn sinh sống dao động từ 1800 đến 2400 người. [17]
Người dân ở phường Chương Dương chủ yếu là công chức nhà nước và buôn bán nhỏ. Đặc điểm nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách cư xử của người dân ở phường đối với con cái. Mặt khác, cũng theo đánh giá của chính quyền, tệ nạn bạo lực gia đình ở phường cũng được kiểm soát chặt chẽ.
Quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân với diện tích là 9,11km2, dân số 185.000 người. [16] Người dân ở quận Thanh Xuân chủ yếu là công nhân viên chức, làm việc ở các cơ quan nhà nước. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách họ cư xử với con cái.
Phường Kim Giang thuộc quận Thanh Xuân, có diện tích 21,7803ha, dân số 10.611 người, 2330 hộ. Được chia làm 6 khu dân cư và 16 tổ dân phố. Phường có các tổ chức chính trị, xã hội: Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn thanh niên, Hội Chất độc da cam, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Người cao tuổi.
Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào đồng lương của Nhà nước, tình hình buôn bán kinh doanh nhỏ, phát triển chậm. Về chăm lo công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, hàng năm phường trích tiền ngân sách từ 30 - 50 triệu đồng cho công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng, điều tra, thống kê các cháu có hoàn cảnh đặc biệt để quản lý và đề nghị các chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên. Điều này cho thấy sự quan tâm sát sao của lãnh đạo chính quyền Phường đối với trẻ em và hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi các tệ nạn như tệ nạn bạo lực gia đình. [18]
Quận Bắc Từ Liêm
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông Hồng. Quận Bắc Từ Liêm có diện tích: 43,35 km²; dân số: 320.414 người; mật độ: 7.381 người/km².
Bắc Từ Liêm là một quận ngoại thành của Hà Nội thành phần kinh tế bao gồm cả dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, thành phần hộ gia đình người dân thuộc quận Bắc Từ Liêm cũng bao gồm các gia đình nông dân.
Phường Cổ Nhuế 1
Phường có diện tích 400ha, với dân số 44.488 người. Phường được hình thành dựa trên địa giới hành chính xã Cổ Nhuế toàn bộ phần đất hiện trạng phía Tây đường Phạm Văn Đồng (trừ phạm vi khu vực thành phố Giao lưu). Gồm: khu vực dân cư thôn Đống, Trù, Viên, khu vực tổ dân phố Phú Minh.[27]
Phường Cổ Nhuế 1 được tách từ xã Cổ Nhuế từ năm 2013. Thành phần gia đình người dân phường Cổ Nhuế cũng bao gồm các gia đình nông dân. Trong những năm gần đây, do có sự chuyển dịch trung tâm thành phố về mặt địa lý, một bộ phận đất nông nghiệp của phường đã được quy hoạch, người dân được đền bù và chuyển hình thức làm kinh tế. Theo đánh giá chung tệ nạn bạo lực gia đình và nhiều tệ nạn khác ở phường được kiểm soát tương đối chặt chẽ kể từ ngày phường thành lập.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CỘNG ĐỒNG 2.1. Một số nét về thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em trên địa bàn một số phường ở Hà Nội
2.1.1. Thực trạng bạo lực gia đình
Theo kết quả khảo sát luận văn phân tích một số tài liệu và một số đề tài nghiên cứu về BLGĐ, ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy tình hình BLGĐ đang diễn biến phức tạp.
Cũng như nghiên cứu của Richard L. Davis, ở Việt Nam khi nghiên cứu về BLGĐ, các tác giả đều đưa ra nhận định chung về hậu quả của BLGĐ:
- Phụ nữ và trẻ em chịu bạo lực nhiều hơn đàn ông
- Phụ nữ và trẻ em tìm kiếm sự trợ giúp về mặt y tế nhiều hơn là đàn ông - Phụ nữ lo sợ cho sự an toàn nhiều hơn là đàn ông
- Phụ nữ và trẻ em chịu tổn thương tinh thần nhiều hơn đàn ông [44]
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, luận án, luận văn đề cập đến vấn đề nóng hổi này. Cũng giống như các nghiên cứu quốc tế, nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng BLGĐ chủ yếu do nam giới hành hung và phụ nữ là người chịu đựng. Tuy nhiên, trong thực tế có những vụ BLGĐ do nữ gây ra và nam giới là nạn nhân của những vụ bạo lực đó. Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ. Nhiều công trình nghiên cứu xã hội học trên thế giới cũng cho thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ. Cần lưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là thủ phạm của bạo lực gia đình, ngay cả khi họ bị chồng sử dụng bạo lực (vì không ít trường hợp vợ bị chồng đánh do nói nhiều, do cằn nhằn vô lý hoặc ghen tuông vô cớ...). Vì thế, rất cần có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn trong nghiên cứu hoặc công bố về những thông tin liên quan đến bạo lực giới trong gia đình.
các tổ chức có thể đưa ra một vài điểm chính. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2009 đến năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ.
Thực trạng BLGĐ vẫn còn diễn ra là một điều được nhắc đến trong nhiều dự án, luận văn và luận án. Trong nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam đã thực hiện phỏng vấn với 4.838 phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi ở Việt Nam. 90 cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tiến hành tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Kết quả cho thấy có tới 58% phụ nữ Việt Nam được hỏi cho biết, họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong số các hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục, tinh thần... Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra, bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Trẻ em sống trong những gia đình người mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác. [24]
Theo khảo sát nghiên cứu của Trung tâm Thanh Thiếu niên Miền Nam, khi trẻ vị thành niên chứng kiến bố mẹ chúng có hành vi bạo lực, 85,4% trong số đó có biểu hiện chán nản, lo lắng. Có 20% trẻ cảm thấy sợ hãi và 12,7% mất đi sự tôn trọng đối với bố mẹ. Thậm chí có tới 5,5% trẻ em muốn bỏ nhà ra đi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ bị BLGĐ mà dưới góc nhìn xã hội thì nó có tác hại rất xấu tới nhận thức, tâm lý, quá trình phát triển thể lực, trí lực của trẻ nhỏ khi sống trong một gia đình không có tình yêu thương, hạnh phúc. [22]
Hình thức BLGĐ: BLGĐ có thể diễn ra dưới các hình thức: bạo lực thể xác
(đánh đập tát,…), bạo lực tinh thần (im lặng, giận dữ, đổ lỗi, nói nhiều…), bạo lực tình dục (ép quan hệ tình dục… ), BL kinh tế, BL lao động
Nguyên nhân gây ra BLGĐ: Năm 1968, nhà xã hội học William Goode khi
được hỏi “Tại sao những người chồng/vợ, người yêu, người thân lại gây ra bạo lực với nhau?”. Ông đã trả lời “Nguyên do chỉ có thể giải thích rằng bạo lực lúc nào
Các lý do dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực, bạo lực gia đình. Có 4
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình: Say rượu, ý kiến khác nhau trong làm ăn, trong sinh hoạt, khó khăn về kinh tế. Trong trường hợp “vợ đánh chồng” chủ yếu là do nguyên nhân mâu thuẫn trong làm ăn, sinh hoạt, khó khăn về kinh tế (55,1%), say rượu cũng là lý do chính hiện tượng “vợ đánh chồng” (37,8% người trả lời đưa ra ý kiến này). Với hiện tượng “chồng đánh vợ”, nguyên nhân chính được đề cập nhiều nhất là say rượu (37,5%), tiếp theo là do mâu
thuẫn trong sinh hoạt (23,8%). Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng được nhắc
đến: mâu thuẫn trong cách dạy con, nghiện hút, cờ bạc, nghi ngờ ngoại tình.
Qua nghiên cứu định tính cho thấy một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tệ nạn bạo lực, bạo lực gia đình chính là tư tưởng gia trưởng, quan niệm coi người vợ chỉ có địa vị phụ thuộc trong gia đình và người chồng có quyền muốn làm
gì cũng được. [4]
Để nắm được một cách khách quan tình hình BLGĐ ở một số địa phương trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát ở một số khu dân cư thuộc 3 quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân và quận Bắc Từ Liêm.
Đối tượng được tiến hành khảo sát gồm 250 trẻ em, 159 cha mẹ trẻ em và 149 cán bộ chính quyền, công an khu vực, cán bộ BCSGDTE, cán bộ HPN, ĐTN và cả những nhân viên CTXH, cũng như một số thầy cô giáo ở các trường tiểu học, trung học cơ sở.
Kết quả xử lý phiếu khảo sát bằng phương pháp SPSS cho thấy trung bình có trên 70% người được hỏi trả lời trong gia đình có xảy ra bạo lực. Trong đó có 25,8% cha mẹ trẻ cho biết trong gia đình có xảy ra bạo lực thường xuyên. Lãnh đạo, chính quyền, công an, giáo viên, cán bộ làm CTXH đánh giá ở cơ sở phường họ phụ trách có tới 21,5% gia đình thường xuyên có bạo lực. (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ BLGĐ tại địa bàn nghiên cứu khảo sát T T Mức độ BLGĐ
Ý kiến của đối tượng khảo sát Địa bàn khảo sát (%)
Cha mẹ trẻ em Cán bộ Trẻ em HK TX TL Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Cha mẹ Cán bộ Cha mẹ Cán bộ Cha mẹ Cán bộ 1 Thường xuyên 41 25,8 32 21,5 9 3,6 28,0 21,1 26,0 2,3 23,7 50,0 2 Thỉnh thoảng 79 49,7 83 55,7 126 50,4 52,0 55,3 50,0 60,5 47,5 50,0 3 Không bao giờ 39 24,5 34 22,8 115 46,0 20,0 23,7 24,0 37,2 28,8 0 Tổng 159 100 149 100 250 100 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy trong tổng số 159 cha mẹ được khảo sát, đã có tới 120 người (chiếm 75,5%) cho rằng trong gia đình mình đã có diễn ra BLGĐ, trong đó có 41 người (chiếm 25,8%) cho rằng BLGĐ xảy ra thường xuyên.
Cũng như vậy, có 115 người trong tổng số 149 cán bộ, công an, thầy cô giáo NVXH ở các phường (chiếm 77,2%) cho rằng địa bàn mình có xảy ra BLGĐ (trong đó có 21,5% khẳng định có bạo lực thường xuyên)
Trong tổng số 250 trẻ em được khảo sát cũng đã có 54% TE cho rằng gia đình mình đã có xảy ra BLGĐ. Tuy nhiên chỉ có 3,6% các em cho rằng BLGĐ xảy ra thường xuyên, số còn lại đại đa số (50,4%) thì nói rằng BLGĐ thỉnh thoảng xảy ra.
Những số liệu thống kê đã chứng minh thực trạng BLGĐ tại các phường khảo sát vẫn là một vấn đề nhức nhối.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu nhóm khảo sát thấy có nhiều TE không dám nói thật mức độ BLGĐ vì sợ bị đánh chửi.
Cũng có nhiều em nhận thức bạo lực thường xuyên là ngày nào cũng đánh chửi nhau, còn một vài tuần một lần trong GĐ có đánh chửi nhau thì đó là thỉnh thoảng. Vì vậy, nhiều em đánh dấu vào bảng khảo sát chưa đúng vị trí mức độ bạo lực.
“Nhà em bố mẹ cũng đánh chửi, cãi vã nhau suốt, nhưng nếu em báo với các chị là GĐ em thường xuyên có đánh chửi nhau thì bố mẹ em đánh đấy”. (PVS nam, 12 tuổi, Quận Bắc Từ Liêm)
Phân tích số liệu khảo sát cho thấy quận Hoàn Kiếm tỷ lệ cha mẹ nói có bạo lực gia đình cao nhất (80%), trong đó có tới 28% cho rằng có bạo lực xảy ra thường xuyên. Ở Quận Thanh Xuân, có tới 76% số người được khảo sát cho rằng có BLGĐ (trong đó có 26% có bạo lực thường xuyên). Ở quận Bắc Từ Liêm số người nói có BLGĐ thấp nhất (70,2%).
Kết quả phân tích số liệu khảo sát cũng cho thấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn như đói nghèo, thiếu hoặc không có việc làm thường xảy ra BLGĐ nhiều hơn các GĐ khác.
Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa hoàn cảnh làm việc với BLGD (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)
Số liệu biểu đồ 2.1 cũng cho thấy có tới 91,3% các GĐ ‘không có việc làm’ xảy ra BLGĐ (trong đó có 31,3%) GĐ có bạo lực thường xuyên. Những GĐ có việc làm chỉ có 79% GĐ có xảy ra bạo lực (chỉ có 28,4%) GĐ xảy ra bạo lực thường xuyên.
Từ những số liệu khảo sát cho thấy tỷ lệ BLGĐ xảy ra trên địa bàn Hà Nội khá
phổ biến (trên 70%). BLGĐ cũng xảy ra trên tất cả các quận từ nội thành đến ngoại