2.1.5.1. Ngưng hoạt động nhẹ nhàng.
Chức năng giao thức định tuyến trạng thái liên kết đưa ra một bộđiều khiển định tuyến có khả năng đưa ra một liên kết TE mới, hoặc huỷ một liên kết TE từ dịch vụ, ví dụ, khi nó nhận biết được một sợi cáp quang lỗi hoặc một card giao tiếp đã bị hỏng. Thông tin này là rất quan trọng đối với chức năng báo hiệu bởi vì nó không chỉ có nghĩa là không có LSP mới nào được tính toán để sử dụng trên liên kết TE lỗi đó mà còn chỉ ra rằng tất cả các LSP hiện tại sử dụng liên kết này đều bịđứt.
Nhưng nó cũng hữu dụng đểđịnh nghĩa trạng thái nửa chừng giữa trạng thái hoạt động và trạng thái bị lỗi. Trong trạng thái này, tất cả các LSP hiện tại có thể tiếp tục hoạt động bình thường, nhưng không có LSP mới nào được thiết lập. Trạng thái này có thể thực sựđạt được một cách đơn giản là sử dụng các tham sốđược mô tả trong phần 2.1.2 và 2.1.3. Tất cả những gì cần thiết để bộđiều khiển định tuyến ngăn chặn một LSP mới sẽ được báo hiệu là thông báo rằng không có băng thông nào sẵn sàng phục vụ trên liên kết (nghĩa là giá trị băng thông cực đại mà có thể được thiết lập cho LSP mới được thiết lập là 0).
Có một trở ngại là quá trình này không chặn hoàn toàn tất cả các LSP mới. Giả sử một LSP “Best Effort” yêu cầu với băng thông được dành riêng là không thì nó có thể tính toán một đường đi sử dụng các liên kết TE với tất cả băng thông đã được ngăn chặn như trên không? Tuy nhiên dịch vụ “Best Effort” này chỉ áp dụng cho các liên kết chuyển mạch gói và đây chỉ là một trường hợp nhất định vì yêu cầu một băng thông 0 đối với khe thời gian hoặc bước sóng là không có ý nghĩa. Một chọn lựa được đề xuất để xử lý trường hợp này là sử dụng tham số định tuyến GMPLS mà định nghĩa băng thông LSP tối thiểu có thểđược thiết lập trên liên kết TE. Nếu tham số này được thiết lập theo một số giá trị non-zero thì một liên kết TE
khác được IEFT xem xét đến đó là mở rộng thông tin định tuyến GMPLS thêm một cờ mới có ý nghĩa là “hoạt động, nhưng không cho phép LSP mới”.
Trạng thái nửa chừng này đặc biệt hữu dụng cho quá trình ngưng hoạt động nhẹ nhàng của một tài nguyên mặt phẳng dữ liệu. Ví dụ, nó có thể cần thiết để đưa một card giao tiếp vào trạng thái “out of service” để thay thế nó. Nếu việc thay thế card này chỉđơn giản là kéo ra thì nó sẽ gây ra rớt dữ liệu cho tất cả lưu lượng chạy qua card này nếu lưu lượng dịch vụ này không được bảo vệ. Tuy nhiên, nếu đơn giản chúng ta chỉ chú ý đến các dich vụ mà chúng có thểđịnh tuyến lại các LSP của chúng thì có một vấn đề là khi thực hiện quá trình ngưng hoạt động nhẹ nhàng thì băng thông lại trở nên có sẵn, các LSP mới sẽ được tính toán để sử dụng liên kết TE. Do đó, một chuỗi các sự kiện được khuyến nghị như sau:
- Huỷ bỏ tất cả băng thông tồn tại trên liên kết TE để không LSP mới nào được tính toán để sử dụng.
- Thông báo cho tất cả các dịch vụ mà sử dụng trên liên kết TE phải thay đổi các LSP của chúng để sử các đường đi khác xuyên qua mạng.
- Với mỗi LSP được loại bỏ khỏi liên kết này thì giải phóng các tài nguyên, nhưng tiếp tục thông báo rằng không có băng thông nào có sẵn.
- Khi tất cả các LSP đã được loại bỏ khỏi liên kết TE thì có thể thực hiện ngừng hoạt động và tháo card.
Hiển nhiên, quá trình này yêu cầu một mở rộng báo hiệu nhỏ để thông báo cho các dịch vụ rằng liên kết TE đang chuyển sang trạng thái “out of service”, nhưng điều này có thểđạt được một cách dễ dàng bằng cách sử dụng các mã lỗi mới cho các bản tin báo hiệu hiện tại.
2.1.5.2. Kỹ thuật lưu lượng liên miền
Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu về hoạt động của định tuyến GMPLS trong một vùng định tuyến đơn. Trong trường hợp tổng quát, sự phân phối thông tin kỹ thuật lưu lượng thực ra cũng được giới hạn trong một vùng định tuyến vì có một số lượng lớn dữ liệu liên quan và vì các thông tin này có khả năng thay đổi rất nhanh. Nếu thông tin TE đã được phân phối xuyên qua mạng Internet thì sẽ có một trở ngại
rất lớn đó là các giao thức định tuyến sẽ không giữ lại được. Trong thực tế, chúng ta sẽ mất ngay tất cả các lợi ích tương ứng của GMPLS mà đạt được bằng cách phân tách mạng theo các vùng định tuyến, và đương nhiên chúng ta cũng sẽ mất tất cả các thuộc tính quản lý và bảo mật liên quan đến các hệ thống tự trị tách rời.
Trong kỹ thuật lưu lượng GMPLS, tổ chức IETF đã ghi nhận rằng có một đơn vị căn bản của mạng áp dụng cho tính đường. Nó là một tập hợp các node mạng có thể nhận biết hoàn toàn các liên kết TE mà liên kết với chúng, như vậy bất kỳ một node mạng nào cũng có thể tính toán đường đi cho node mạng khác. Tập hợp này đã giới hạn một miền tính toán đường đi và miền này có thể ánh xạ đến một vùng định tuyến hoặc đến một hệ thống tự trị (Autonomous System).
Vấn đề đặt ra ở trên bây giờ trở thành: Làm thế nào để thiết lập một LSP GMPLS kỹ thuật lưu lượng đến, đi hoặc xuyên qua một miền? Nhằm mục đích trả lời câu hỏi này chúng ta có thể lý tưởng hoá rằng có một sự nhận biết đầy đủ về tất cả các thông tin TE từđiểm xuất phát đến đích, nhưng điều này sẽ xâm phạm định nghĩa về miền tính toán đường đi. Trong thực tế, có ba mô hình được giải quyết. Như trong hình 2.1, đó là mô hình mà một miền có thể chứa hoàn toàn miền khác, và một dãy các miền liên tiếp, hoặc có thể là một lựa chọn của các miền.
Có một vấn đề chung trong mỗi một mô hình đó là: Khi một yêu cầu báo hiệu nhận thấy một ranh giới miền,, một đường đi phải được tính toán xuyên qua miền đó. Đây là một vấn đề đơn giản bởi vì ranh giới miền có đầy đủ sự nhận biết tất cả các thông tin TE được phân phối trong miền theo giao thức định tuyến nên việc tính toán đường đi có thể thực hiện được.
Có một số vấn đề khác phức tạp hơn. Thứ nhất LSP có được định tuyến thông qua miền lồng nhau hoặc miền xung quanh nó không? Thứ hai, các điểm liên miền nào sẽ được sử dụng tốt nhất cho đường đi từđầu cuối này đến đầu cuối kia? Và thứ ba là miền nào sẽđược sử dụng để cung cấp đường đi của LSP? Không có câu hỏi nào được trả lời một cách đơn giản vì cần phải biết được trạng thái liên kết TE và thông tin GMPLS từ phía ngoài miền của node mà thực hiện tính đường.
Các đề nghị khác nhau tạo nên sự tổng quát hoá TE và thông tin GMPLS vì thế nó có thể là một lỗ hổng từ một miền này sang miền khác. Ý tưởng của sự tổng quát hóa đó sẽ phải giảm đáng kể so với trường hợp đầy đủ thông tin TE và vì thế có thể chấp nhận được sự thoả hiệp về chức năng hoặc các giao thức định tuyến. Có hai cách tiếp cận được đề nghị:
- Cách tiếp cận thứ nhất là tổng quát hoá một miền như là một node ảo với tất cả các liên kết TE bên ngoài của nó và định nghĩa tất cả kết nối chéo giới hạn có thể có giữa các liên kết TE bên ngoài xuyên qua miền được tổng quát hoá.
- Cách tiếp cận thứ hai là tổng quát hoá miền như một tập các liên kết TE edge-to-edge.
Cho đến bây giờ không có đề nghị nào được phát triển tốt mặc dù một số đã được đề nghị thêm vào các mở rộng TE cho giao thức định tuyến inter-AS là giao thức cổng biên-BGP. Thay vào đó, được tập trung vào thành phần tính đường (PCE) mà nó cung cấp một máy chủ tính toán đường đi. Để tính toán một đường rời khỏi mạng, một yêu cầu có thể được gửi đến PCE bên ngoài và nó có thể có một nhận biết rộng hơn hoặc có thể phối hợp với các PCE từ các miền khác nhằm mục đích xác định đường đi tốt nhất. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về hoạt động của PCE này kỹ hơn trong phần sau.
Hình 2.1: Các mô hình tính đường liên miền