Xây dựng một quy trình mới trong công tác lậpKH của huyện Yên Châu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La docx (Trang 61 - 65)

Kế hoạch phải xuất phát từ thực tế của địa phương, đề ra những mục tiêu sát thực có tính chất ưu tiên trong lựa chọn mục tiêu và phân bổ nguồn lực, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển. Hiện nay, với quy trình “ hai xuống, một lên” như hiện nay thì rõ ràng tạo ra nhiều bất cập, để hoàn thiện quy trình lập kế hoạch cần phải có sự hoàn thiện mạnh hơn nữa từ trên Bộ KH&ĐT xuống các cấp. Tuy nhiên, trong phạm vi không gian của bài nghiên cứu và trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết vêc công tác công tác lập kế hoạch ở huyện, tác giả có một số đề xuất hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch ở huyện Yên Châu theo một quy trình tổng hợp như sau:

Theo quy trình trên, lập kế hoạch được tiến hành như sau:

● Xây dựng kế hoạch:

* Đối với thôn bản

BQL thôn bản tổ chức họp dân bản để căn cứ, đánh giá tình hình thực trạng phát triển KTXH, kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn trước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tiếp theo cho sát thực tế và có tính khả thi hơn, lựa chọn mục tiêu tiêu ưu tiên trong giai đoạn kế hoạch. Sau đó, bản kế hoạch phát triển KTXH của thôn được thông qua và được người dân nhất trí, BQL chỉnh sửa và đây sẽ

là bản kế hoạch chính thức của thôn bản, sau đó gửi lên UBND xã tổng hợp kế hoạch chung toàn xã.

Sơ đồ 5: Quy trình xây dựng kế hoạch huyện Yên Châu

● Tổng hợp kế hoạch ở các cấp:

* Đối với cấp xã:

- Sau khi bản kế hoạch của các thôn bản trong xã gửi lên, UBND xã sẽ tổng hợp thành bản kế hoạch chung toàn xã. Người trực tiếp tổng hợp là cán bộ Thống kế - Kế hoạch xã, trong đó nếu bản kế hoạch của thôn bản nào xây dựng chưa sát thực tế sẽ có sự điều chỉnh (Lần thứ nhất) cho phù hợp. Bản kế hoạch chung toàn xã sẽ được thông qua và xin ý kiến Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã trước khi gửi bản kế hoạch lên UBND huyện

* Đối với cấp huyện:

Tham vấn cộng đồng Tham vấn cộng đồng Tham vấn cộng đồng Xây dựng các chương trình hành động để thực hiện các mục tiêu lựa chọn Xây dựng và xác định các mục tiêu ưu tiên

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn trước Xác định mục tiêu của từng

- UBND các xã, thị trấn gửi bản kế hoạch của đơn vị mình lên UBND huyện qua Phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp và xây dựng bản kế hoạch chung cho toàn huyện, trong đó nếu các chỉ tiêu kế hoạch của UBND xã, thị trấn gửi lên chưa sát với thực tế sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp theo đúng định hướng chung toàn huyện, sau đó sẽ được trình tại kỳ họp cuối năm của HĐND huyện, tổng hợp những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong giai đoạn kế hoạch, lựa chọn các mục tiêu ưu tiên.. Ở giai đoạn này cấp huyện sẽ họp, tham vấn các bên liên quan để đề ra chương trình hành động các mục tiêu và xác định các mục tiêu hành động.

●Thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch ở các cấp: * Đối với cấp huyện:

- Tại kỳ họp cuối năm của HĐND huyện, UBND huyện thông qua và trình để phê chuẩn các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm kế hoạch, các chương trình hành động thực hiện mục tiêu, và mục tiêu của từng chương trình hành động.

- Sau khi đã được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện ra quyết định giao Kế hoạch Nhà nước cho các xã, thị trấn tại Hội nghị hành chính đầu năm.

* Đối với cấp xã:

- Sau khi được UBND huyện giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. UBND các xã, thị trấn sẽ được điều chỉnh và phân bổ lại chỉ tiêu kế hoạch cho các bản, tiểu khu trên cơ sở bản kế hoạch của các bản, tiểu khu đã được xây dựng. Bản kế hoạch sẽ được trình, phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm HĐND của các xã, thị trấn; sau đó UBND các xã, thị trấn ra quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước cho các bản, tiểu khu để thực hiện.

Đây là một quy trình tổng hợp, khép kín bao gồm nhiều giai đoạn trong công tác lập kế hoạch. Trong mỗi giai đoạn đều đảm bảo sự tham gia của người dân, các cơ quan hữu quan vào quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.

Đặc biệt, trong quy trình trên cần phải phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư:

- Phải xây dựng khung hướng dẫn lập KH phát triển KTXH chi tiết, cụ thể, thể hiện rõ định hướng, đường lối phát triển KTXH của huyện trong giai đoạn kế hoạch.

- Cử cán bộ về hỗ trợ, hướng dẫn các xã thực hiện các bước lập kế hoạch phát triển KTXH như: phân tích, đánh giá thực trạng, xây dựng mục tiêu, lựa chọn các mục tiêu ưu tiên…

- Luôn luôn theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiên kế hoạch để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

● Đối với cấp xã

Có trách nhiệm tổng hợp xây dựng KH phát triển KTXH từ các thôn, bản. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, cấp báo tình hình thực hiện kế hoạch.

● Đối với thôn, bản

- Được tham gia vào lập KH phát triển thôn, bản: đánh giá thực trạng, xây dựng mục tiêu…

- Được cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến lập KH phát triển KTXH, có quyền đề đạt nguyện vọng của cộng đồng địa phương với chính quyền các cấp.

- Có quyền theo dõi tình hình thực hiện KH phát triển KTXH tại địa phương.

3.3.3.Sử dụng phương pháp lập KH mới trong quá trình xây dựng kế hoạch của huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sử dụng phương pháp lập KH của huyện trước đây được bắt đầu từ việc biết nguồn lực rồi mới tiến hành xác định những mục tiêu, hoạt động cần thực hiện trong thời kỳ KH. Điều này tạo ra những hạn chế lớn cho sự phát triển của huyện trong cơ chế thị trường hiện nay như thiếu tính đột phá, bị ràng buộc bởi nguồn lực…Để có thể hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch của huyện thì cần vận dụng phương pháp lập kế hoạch mới để đảm bảo công tác lập KH phát triển KTXH có sự tham gia và gắn kết nguồn lực.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La docx (Trang 61 - 65)