Phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La docx (Trang 39 - 42)

cấp thông tin sát thực, tuy nhiên do trình độ dân trí còn thấp nên khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp thông tin thường gặp nhiều khó khăn, nhiều khi thông tin phản ánh từ người dân không thật sự chính xác.

Trong cách đánh giá này, phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã thiếu đi việc so sánh chéo giữa huyện Yên Châu với các huyện khác trong tỉnh tại cùng một thời điểm để thấy được mức độ phát triển của huyện cũng như tham chiếu với khả năng có thể đạt được. Đó là một trong những hạn chế làm cho phần đánh giá thực trạng chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch.

● Cuối cùng, những kết luận về những thành tựu, những tồn tại - yếu kém cũng như nguyên nhân gây ra các tồn tại, yếu kém được đưa ra một cách chung chung, không nói rõ vào từng vấn đề tồn tại cụ thể, chưa đi sâu vào tìm nguyên nhân cốt lõi gây ra nó dẫn đến chưa đưa ra được khắc phục cho thời kỳ kế hoạch kế tiếp. Chẳng hạn, đưa ra vấn đề tồn tại rất chung chung : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,

chưa vững chắc, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp” thì

chưa thể hiện rõ tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm qua các năm, chưa tìm ra được nguyên nhân chủ yếu gây ra tồn tại trên.

Với phương pháp đánh giá thực trạng này phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã bao quát tất cả các mặt kinh tế - xã hội, phần nào cũng đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tê – xã hội của huyện. Tuy nhiên, có một hạn chế lớn trong phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch là chưa chỉ ra được “điểm xuất phát” của huyện trong thời kỳ kế hoạch tiếp theo.

2.2.2.2 Phương pháp xác định mục tiêu , nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong lập kế hoạch lập kế hoạch

Sau khi phân tích xong phần đánh giá thực trạng, thì một nội dung tiếp theo có ý nghĩa rất quan trọng đó là việc xác định các mục tiêu phát triển và lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể.

Hầu hết các mục tiêu trong bản kế hoạch được xác định trên cơ sở quán triệt đường lối và tư tưởng của Đảng, dựa trên những mục tiêu định hướng của Quốc gia. Việc xác định mục tiêu căn cứ vào định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội trong các bản kế hoạch của tỉnh, khung hướng dẫn của Sở KHĐT tỉnh Sơn La, Sở Tài chính và đặc biệt là các chương trình, dự án hành động của huyện ủy trong từng thời kỳ kế hoạch. Chẳng hạn, việc xác định mục tiêu trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 dựa vào định hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của tỉnh Sơn La và 6 chương trình trọng điểm và 5 dự án ưu tiên đầu tư của huyện.

Các mục tiêu được chia ra là nhiều cấp khác nhau: trước hết là việc xác định các mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ kế hoạch. Sau đó, các mục tiêu tổng quát này được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện. Đa số các nhiệm vụ chủ yếu là tương ứng với việc cần thực hiện quản lý một lĩnh vực cụ thể nào đó của huyện, và cuối cùng các nhiệm vụ trọng tâm này sẽ được chi tiết hóa thành hệ thống chỉ tiêu của thời kỳ kế hoạch.

Nhìn chung, trong hệ thống mục tiêu phát triển KTXH của huyện đã có sự phân định rõ ràng và xây dựng các nhiệm vụ chủ yếu trên cơ sở đảm bảo sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực KTXH. Tuy nhiên, trong hệ thống các mục tiêu trong bản kế hoạch của huyện chưa có sự phân cấp rõ ràng giữa bốn mục tiêu: Mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, đầu ra và hoạt động. Giữa các mục tiêu chưa có sự gắn kết và logic, mà chủ yếu là các mục tiêu được đưa ra một cách dàn trải, không thấy có sự sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn, trong bản KH phát triển KTXH 2006-2010 của huyện Yên Châu, ta thấy ngoài mục tiêu tổng quát thì các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện từ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, đầu tư phát triển, di dân tái định cư thủy điện Sơn La…được đưa ra một cách ngang hàng nhau, chưa thể hiện rõ nhiệm vụ nào cần có sự ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Chính từ việc không phân định rõ các loại mục tiêu là cho các nhà KH và các nhà lãnh đạo chưa có cái nhìn tổng thể về công việc của mình và các ban ngành khác.

• Xây dựng hệ thống chỉ tiêu

* Hệ thống chỉ tiêu kinh tế- xã hội

Hệ thống chỉ tiêu KH phát triển KTXH của huyện có 67chỉ tiêu chính, trong đó 34 chỉ tiêu tổng hợp và 33 chỉ tiêu chuyên ngành. Trong 67 chỉ tiêu có 28 chỉ tiêu về kinh tế, 39 chỉ tiêu về xã hội môi trường.

Ngoài hệ thống chỉ tiêu chung của toàn huyện còn hệ thống chỉ tiêu KH chuyên ngành giao cho các phòng, ban( chủ yếu là chỉ tiêu về đầu tư, huy động vốn, xóa đói giảm nghèo) và các xã.

- Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng:

• Giá trị gia tăng theo lãnh thổ, tốc độ tăng giá trị gia tăng theo lãnh thổ.

• Giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp – Công nghiệp, Xây dựng cơ bản – Thương mại, Dịch vụ

• Tổng thu ngân sách 5 năm trên địa bàn.

• Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tốc độ gia tăng vốn đầu tư… - Các chỉ tiêu xã hội môi trường:

• Tỷ lệ sinh tự nhiên.

• Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia • Tỷ lệ số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa. • Độ che phủ của rừng

• Tỷ lệ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường trạm, thôn bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn không có ma túy và đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy….

Về cơ bản, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch của huyện đã phản ánh được tình hình phát triển KTXH của huyện và có cụ thể hóa được các mục tiêu lớn về phát triển KTXH của huyện trong giai đoạn KH. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu này vẫn còn một số tồn tại:

- Trong hệ thống chỉ tiêu về kinh tế, không có chỉ tiêu về giá trị gia tăng của từng ngành trong các ngành như: vận tải, xây dựng, thương nghiệp , khách sạn, y tế, giáo dục, ngân hàng tài chính…Vì vậy, chưa thể định hướng được tốc độ tăng trưởng của từng ngành này là bao nhiêu để xác định chính xác được tốc độ tăng trưởng chung về GDP của

huyện theo mục tiêu đã đề ra hay cũng như không tính được điểm đóng góp phần trăm của từng ngành vào tốc độ tăng trưởng GDP của huyện.

- Thiếu một số chỉ tiêu về xã hội như số giáo viên đạt chuẩn cấp quốc gia, tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy đảng và chính quyền các câp, tỷ lệ trạm xá có bác sĩ, tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia….

* Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

Việc tính toán các chỉ tiêu KH KTXH cấp huyện chủ yếu dựa vào định hướng của cấp trên về các chỉ tiêu chính và kết quả thực hiện được của năm trước đó. Sau đó, tính toán các chỉ tiêu của năm KH phải đạt và vượt mức định hướng của cấp trên, vượt năm trước.Vì vậy, chỉ tiêu KH thiếu độ chính xác dẫn đến nhiều mối quan hệ giữa các chỉ tiêu bị mất cân đối, mâu thuẫn nhau.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La docx (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)