Trên cơ sở nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh, nhiều ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh đã đƣợc triển khai: Tính đến nay, hệ thống thƣ điện tử công vụ tỉnh Bắc Ninh đã cấp đƣợc hơn 6400 tài khoản thƣ điện tử cho cán bộ công chức, viên chức các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Hầu hết cán bộ công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị đã đƣợc cấp và quản lý sử dụng hộp thƣ điện tử theo đúng Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng hộp thƣ điện tử tỉnh Bắc Ninh; 100% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Chính phủ dƣới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy); 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nƣớc dƣới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).
Triển khai cài đặt, hƣớng dẫn sử dụng Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cho 28 cơ quan; Hệ thống một cửa liên thông hiện đại đƣợc triển khai tới 5 Sở, ban, ngành, 8 huyện, thị xã, thành phố và đã triển khai tiếp tại 58 UBND cấp xã. Tổng số thủ tục hành chính của tỉnh đã ban hành thống kê theo đề án 30 là 1440 trong đó của các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh là 908, của UBND các huyện, thị xã, thành phố là 306 và các xã, phƣờng, thị trấn là 226. 100% thủ tục hành chính đã đƣợc công khai trên cổng thông tin điện tử tỉnh và đạt mức độ 2.
Hoạt động cung cấp thông tin trên Cổng TTĐT của tỉnh/Cổng thông tin điện tử thành phần của các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đƣợc đẩy mạnh: Cổng
90
TTĐT tỉnh đã tổ chức cập nhật thƣờng xuyên, liên tục các thông tin tiện ích nhƣ: đăng tải văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; cung cấp văn bản liên quan đến thông tin đấu thầu; thông báo mời họp; văn bản về thi đua khen thƣởng; thông tin quy hoạch; báo cáo tình hình kinh tế-xã hội các tháng; lịch làm việc các tuần và chƣơng trình công tác các tháng của UBND tỉnh lên Cổng TTĐT tỉnh nhằm công khai, minh bạch thông tin, cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phục vụ hiệu quả nhu cầu tra cứu thông tin của ngƣời dân và doanh nghiệp; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục trả lời công dân, doanh nghiệp qua chuyên mục “Công dân, doanh nghiệp hỏi, cơ quan chức năng trả lời” trên Cổng TTĐT tỉnh. Ban biên tập Cổng TTĐT tỉnh đã tổ chức biên tập, đăng tải trên 300 câu trả lời lên chuyên mục “Công dân, Doanh nghiệp hỏi – Cơ quan chức năng trả lời” theo quy định. Đồng thời tiếp nhận đƣợc trên 400 lƣợt câu hỏi tập trung vào các nội dung về thi tuyển công chức, viên chức; chế độ chính sách của cán bộ công chức, viên chức; lĩnh vực đất đai, xây dựng, chế độ với ngƣời có công, bảo hiểm xã hội; … 18 cơ quan sử dụng cổng thông tin điện tử thành phần của tỉnh, 7 cơ quan sử dụng trang thông tin điện tử riêng. Tất cả các trang thông tin điện tử đều đã đƣợc tích hợp tên miền theo Điều 6 – Nghị định 43/2011/NĐ-CP.
Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông trong hoạt động cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh hiện nay góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền hành chính điện tử theo hƣớng hiện đại từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; hoàn thiện hệ thống thông tin tạo môi trƣờng làm việc điện tử diện rộng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết công việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, công dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc./.
3.10. Hạn chế của các hệ thống và hướng khắc phục trong tương lại.
3.10.1. Hạn chế của các hệ thống tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu đa phương tiện.
Cơ sở hậ tầng: Các hệ thống tại Trung tâm tích hợp dƣ liệu đƣợc đầu tƣ chƣa đồng bộ và đầy đủ.
Chƣa xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể để phát triển ứng dụng CNTT trong từng lĩnh vực.
Trung tâm Tích hợp dữ liệu đa phƣơng tiện chƣa có hệ thống giám sát tình trạng hoạt động các hệ thống; hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập – IDS/IPS.
91
chƣa tích hợp với hệ thống SMS.
Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành thì chƣa mở rộng đƣợc đến cấp xã phƣờng.
Hiện tại các dịch vụ hành chính đã đƣợc công khai trên trang Website Cổng thông tin điện tử tỉnh và mới đạt ở mức độ 2.
Nguồn nhân lực CNTT còn rất thiếu và yếu, chƣa có cơ chế chính sách thu hút, đào tạo nguồn CNTT phục vụ địa phƣơng. Nhận thức chung của CBCC về vai trò của ứng dụng CNTT trong công việc còn hạn chế.
3.10.2. Hướng khắc phục trong tương lai
Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lập môi trƣờng chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phƣơng tiện khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, số lần trong một năm ngƣời dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nƣớc thực hiện các thủ tục hành chính.
Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể để phát triển ứng dụng CNTT trong từng lĩnh vực cu thể
Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT để đáp ứng đƣợc nhu cầu quản trị, vận hành các hệ thống tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu đa phƣơng tiện của tỉnh.
Đầu từ thêm hệ thống giám sát tình trạng hoạt động các hệ thống; hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập – IDS/IPS.
Nâng cấp hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành để có thể mở rộng tới các xã, phƣờng, thị trấn
Tích hợp thêm nhiều tính năng vào hệ thống thƣ điện tử nhƣ tích hợp với hệ thống SMS, chỉnh sửa giao diện sao cho thân thiện với ngƣời dùng
92
KẾT LUẬN
Sự phát triển gần đây trong việc sử dụng dữ liệu đa phƣơng tiện trong các ứng dụng đã rộng rãi hơn. Cơ sở dữ liệu đa phƣơng tiện là rất cần thiết để quản lý hiệu quả và sử dụng hiệu quả dữ liệu đa phƣơng tiện trong thời đại cuộc sống số hiên nay. Sự đa dạng của các ứng dụng bằng cách sử dụng các dữ liệu đa phƣơng tiện khác nhau, công nghệ thay đổi nhanh chóng, và sự phức tạp vốn có trong việc giải thích ngữ nghĩa, đại diện và so sánh với tƣơng tự… đặt ra rất nhiều thách thức. MDBs vẫn đang trong giai đoạn cần đƣợc nâng cao tầm quan trọng và tính cấp thiết. Ngày nay,sự phát triển của MDBs đƣợc liên kết chặt chẽ để gắn kết hơn các lĩnh vực ứng dụng. Những kinh nghiệm có đƣợc từ việc phát triển và sử dụng các ứng dụng đa phƣơng tiện mới sẽ giúp thúc đẩy các công nghệ cơ sở dữ liệu đa phƣơng tiện. Từ góc độ ngƣời sử dụng, cơ sở dữ liệu cung cấp chức năng cho truy vấn dễ dàng, thao tác và thu nhận các thông tin có liên quan cao từ các bộ sƣu tập lớn các dữ liệu đƣợc lƣu trữ.
Bản luận văn đề cập đến việc xây dựng một Trung Tâm tích hợp dữ liệu đa phƣơng tiện nhằm tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh hiện nay góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền hành chính điện tử theo hƣớng hiện đại từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; hoàn thiện hệ thống thông tin tạo môi trƣờng làm việc điện tử diện rộng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết công việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, công dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc.
Với sự phát triển nhanh chóng đó, đề tài tìm hiểu này sẽ giúp các bạn tiếp cận gần hơn với cơ sở dữ liệu đa phƣơng tiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại bùng nổ thông tin điện tử hiện nay.
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Arif Ghafoor- Multimedia Databases-ProfessorElectrical and Computer Engineering-Purdue University.
[2]. ARJEN P. DE VRIES- CONTENT AND MULTIMEDIADATABASE MANAGEMENT SYSTEMS-Centre for Telematics and Information Technology University of Twente The Netherlands-arjen@acm.org.
[3]. Contributing authors:Kirstin Dougan-Tom Durkin-Amy Rudersdorf-Jessica Williams-Bibliographic/Multimedia Database Model Documentation-(UW Core Metadata Companion)UW Madison Libraries‟ Local Usage Guide and Interpretations [4]. Chung-Chih Lin, Student Member, IEEE, Jeng-Ren Duann, Student Member, IEEE, Chien-Tsai Liu,Heng-Shuen Chen, Jenn-Lung Su, and Jyh- Horng Chen, Member-A Unified Multimedia Database System to Support Telemedicine.
[5]. Damir Be´carevi´c and Mark Roantree- A Metadata Approach to Multimedia Database Federations-Interoperble Systems Group, Dublin City University, Dublin, IRELAND. {damirb,mark}@computing.dcu.ie.
[6]. Dr.Dipl.Inf. Harald KOSCH- Enhancement of Processing Efficiency in Multimedia Database Management Systems and Video Servers supported by the Use of Meta-Data-Habilitationsschrift-Klagenfurt, im November 2001.
[7]. Faculty of European Studies, Babes-Bolyai University, Cluj-Napoca- THE ROAD TO REAL MULTIMEDIA DATABASES „9EMERGING MULTIMEDIA DATA TYPES)-STUDIA UNIV. BABES BOLYAI, INFORMATICA, Volume XLVII, Number 2, 2002.
[8]. Harald Kosch- MPEG7 and Multimedia Database Systems-Institute of Information Technology-University Klagenfurt, Austria.
[9]. Harald Kosch and Mario Döller- Multimedia Database Systems: Where are we now?-Institute of Information Technology, University Klagenfurt Universitätsstr. 65/67, A -9020 Klagenfurt Austria -harald(mario)@itec.uni- klu.ac.at.
[10]. María D. Valdés1, José A. Tarrío2, María J. Moure3, Enrique Mandado4 and Angel Salaverría5-INTERACTIVE MULTIMEDIA DATABASE RESOURCES. [11]. Mohib ur Rehman, Imran Ihsan, Mobin Uddin Ahmed, Nadeem Iftikhar and Muhammad Abdul Qadir- Generic Multimedia Database Architecture- World
94
Academy of Science, Engineering and Technology- 5.2005.
[12]. Principles of Multimedia Database Systems:Chapter 9: Multimedia Database-. V.S. Subrahmanian – 1998.
[13]. Sherry Marcus- Multimedia Database Systems - Mathematical Sciences Institute- Cornell University Ithaca, NY 14853 & Subrahmanian- Institute of Advanced Computer Studies Institute Systems Research Department of Computer Science- University of Maryland College Park Maryland 20742.
[14]. Trần Hoài Nam - CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƢƠNG TIỆN YÊU CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ.
[15]. http://forum.cntt.vn [16]. http://forum.t3h.vn [17]. http://www.diendantinhoc.org [18]. http://www.programmingknowledge.com [19]. http://www.codeproject.com [20]. http://www.peterindia.net/MultimediaDatabase.html [21]. http://multimediadb.blogspot.com