Tình hình xả rác sinh hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá biến động môi trường sống của người dân vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2002 2010 (Trang 51 - 54)

Tỷ lệ hộ xả rác trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch (không đúng nơi qui định hoặc không có người thu gom mang đi xử lý gây ô nhiễm môi trường…) ở vùng ĐBSCL cao hơn hẳn so với vùng ĐBSH. Tỷ lệ hộ dân có ý thức xả rác đúng nơi qui định và có người thu gom đã tăng lên rõ rệt ở vùng ĐBSH qua các năm, tỷ lệ hộ xả rác bừa bãi năm 2010 đã giảm xuống hơn 1/2 số hộ so với năm 2002. Riêng ĐBSCL tỷ lệ hộ xả rác trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch trong năm 2010 vẫn ở mức rất cao là 84% hộ. Thể hiện tại Biểu đồ 3.3 dưới đây:

34.6% 47.4% 55.7% 66.4% 74.7% 90.4% 88.9% 87.1% 87.6% 84.0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2002 2004 2006 2008 2010 ĐBSH ĐBSCL

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ xả rác trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch trong giai đoạn 2002-2010

Có thể do một một số nguyên nhân như ý thức kém, thói quen xả rác bừa bãi của người dân, và một nguyên nhân nữa là tình trạng thiếu chỗ tập kết, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt vùng nông thôn chưa được qui hoạch và đầu tư đúng mức.

Năm 2010, chất thải ra cống rãnh, ao, hồ, sông suối và chôn lấp còn chiếm tỷ lệ cao đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng. Tình hình ô nhiễm môi trường trên cả nước có xu hướng gia tăng, nếu như năm 2008 có 41,5% số xã có vấn đề về môi trường, trong đó 22,5% số xã bị ô nhiễm nguồn

nước, 7,2% số xã bị ô nhiễm không khí, 8% số xã bị ô nhiễm cả nguồn nước và không khí và 3,8% số xã có vấn đề khác về môi trường; thì năm 2010 có đến 52,7% số xã có vấn đề về môi trường và các con số tương ứng với các vấn đề như trên là 26,8%, 8,1%, 13,9% và 3,9%. Tình hình ô nhiễm môi trường chủ yếu là do rác thải sinh hoạt, trong tổng số các xã bị ô nhiễm môi trường năm 2010 có đến 39,3% số xã bị ô nhiễm là do rác thải sinh hoạt (năm 2008 con số này là 25,1%). Ngoài ra, tình hình ô nhiễm môi trường còn do chất thải công nghiệp (19,8%), chất thải làng nghề (6,3%) và các nguyên nhân khác (16,8%), các con số tương ứng trong năm 2008 là 16,3%, 4,9% và 17,3%.

- Công tác tổ chức thu gom rác trên cả nước đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu, năm 2010 chỉ có 32,3% số xã có tổ/đội thu gom rác (năm 2008 con số này là 27,5%). Riêng đối với rác thải y tế có tới 68,2% Trạm y tế xã có phân loại rác thải y tế (năm 2008 là 59,8%). Các trạm y tế xã xử lý rác thải y tế chủ yếu là có người đến lấy đi chiếm 18,5%, đốt chiếm 61,6%, chôn lấp chiếm 15,9%, vứt vào bãi rác chiếm 3,5% và hình thức khác là 0,5%, các con số tương ứng năm 2008 là 13,7%, 63,2%, 19,1%, 3,3% và 0,6%, [13].

Theo số liệu của Bộ Xây dựng,tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng từ 70% năm 2000 lên 80% năm 2008. Lượng chất thải rắn được chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh khoảng 60%. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng đạt khoảng 20-25%. Thực hiện phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn cho hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế của các đô thị loại III trở lên… Chất thải rắn vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và phát triển bền vững của Việt Nam. Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm vào khoảng 28 triệu tấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sẽ phát sinh đến năm 2015 khoảng 43,6 triệu tấn; năm 2020 khoảng 67,6 triệu tấn; năm 2025 khoảng 91 triệu tấn, [3].

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá biến động môi trường sống của người dân vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2002 2010 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)