Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá biến động môi trường sống của người dân vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2002 2010 (Trang 26)

1.2.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước

 Mặt lợi của phát triển đô thị hóa: Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được công bố tại báo cáo “Những chỉ số chính Châu Á - Thái Bình Dương 2012” cho thấy: nếu quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiến tới phát triển bền vững. Đô thị hóa giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sử dụng tài nguyên và hạn chế hệ lụy đến hệ sinh thái khi xem xét cùng một yêu cầu sản phẩm đầu ra. Những ngành công nghiệp phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường như cung cấp nước sinh hoạt, quản lý rác thải, xử lý nước, cảnh quan, những ngành mang lại những lợi ích thiết thực cho môi trường sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi xây dựng và duy trì hoạt động so với vùng nông thôn. Thêm nữa, đô thị hóa dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sản và tăng cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, từ đó tác động tích cực đến môi trường. Bằng số liệu phân tích từ 31 quốc gia khác nhau trong khu vực, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự suy giảm tỷ lệ sinh sản với sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, đô thị hóa và điều kiện giáo dục. Trường hợp của Việt Nam là một thí dụ minh chứng. Tỷ lệ sinh sản giảm đáng kể từ 5,4 trong thập kỷ 80 thế kỷ trước xuống còn 1,8 trẻ em/phụ nữ vào 2010. Cũng theo nghiên cứu, người được giáo dục tốt thường có xu hướng ủng hộ và gương mẫu thực hiện các quy định của nhà nước nhằm bảo về môi trường [29].

 Với kinh nghiệm của Úc trong phân tích các chỉ tiêu môi trường phục vụ báo cáo quốc gia [16]:

+ Các chỉ tiêu thống kê môi trường giúp cho chính quyền địa phương và quốc gia giữ vững được sự tiến triển trong quá trình đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.

+ Có nhiều bộ chỉ tiêu môi trường được đề xuất, phát triển hoặc đang được áp dụng ở Úc. Chẳng hạn như, Phòng Thống kê Úc sử dụng các chỉ tiêu cho việc thông tin liên lạc giữa các số liệu thống kê, chính quyền quốc gia có các chỉ tiêu để phát triển theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, chính quyền quốc gia sử dụng các bộ chỉ tiêu để báo cáo về thực trạng môi trường, và Chính quyền cấp thoát nước

của Sydney sử dụng các chỉ tiêu môi trường để làm báo cáo. Cũng có một số trường hợp mà các chỉ tiêu được sử dụng "một lần".

+ Sử dụng các chỉ tiêu môi trường trong hệ thống báo cáo SOER quốc gia: Ở Úc, các chỉ tiêu môi trường được xem là một phần quan trọng trong việc báo cáo nhằm đảm bảo tính nghiêm túc cao trong hệ thống báo cáo và trình bày các xu hướng về môi trường cho các nhà hoạch định chính sách. Thông thường, hệ thống SOER bắt đầu bằng cách sử dụng nhiều chỉ tiêu và sau mỗi năm, số lượng giảm xuống còn một số chỉ tiêu cốt lõi. Chẳng hạn như, ở Úc, năm 1996 đến 1998, hệ thống SOER đã sử dụng tất cả là 454 chỉ tiêu cho 7 chủ đề về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu về áp lực lên môi trường, tình trạng của môi trường và các phản ứng đối với các áp lực đó. Vào năm 2001, các nhà chức trách về môi trường nhận thấy nhiều chỉ tiêu là không thực tế và phân vân không biết họ đang cố gắng để đánh giá cái gì. Trong nhiều trường hợp, các số liệu không có sẵn. Chính quyền Trung ương và địa phương đã cộng tác với nhau để thành lập một bộ chỉ tiêu "cốt lõi" nhỏ hơn, bao gồm 75 chỉ tiêu, nhưng mặc cho những nỗ lực cố gắng, các chỉ tiêu này cũng không thành công. Phương pháp của các chỉ tiêu này vẫn phải được phát triển và các chỉ tiêu khác phải kết hợp các yếu tố lên đến 4 chỉ tiêu gốc. Năm 2006, bộ chỉ tiêu SOER đã được giảm xuống còn 20-30 và khung mẫu đã được phát triển để xác định các vấn đề trong mỗi chủ đề, xem thông tin nào là cần thiết và vì sao.

+ Hệ thống báo cáo số liệu môi trường quốc gia: Một khía cạnh của quá trình SOER năm 2006 của Úc là việc phát triển Hệ thống báo cáo số liệu quốc gia, một hệ thống quản lý số liệu nhằm lưu trữ và trình bày các số liệu đã soạn và sử dụng cho báo cáo tình hình môi trường năm 2006. Đó là một hệ thống trực tuyến nơi mà các số liệu được lưu trữ và các đường link được liên kết đến các website. Các số liệu cho mỗi chỉ tiêu được sử dụng đều được trình bày trong một dạng mẫu chỉ tiêu trên website.

 Chỉ số Đô thị thịnh vượng CPI được đánh giá qua các nhóm chỉ số đánh giá về sự thịnh vượng của đô thị cụ thể như sau [3]. : (1) Đầu tư cơ bản, việc làm; (2) Cơ sở hạ tầng, nhà ở; (3) Giáo dục, Y tế; (4) Thu nhập/tiêu dùng; (5) Bất bình đẳng giới; (6) Chất lượng môi trường…

Mặc dù vậy trong khung mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG của Liên Hợp Quốc đã thể hiện thành hệ thống chỉ tiêu phục vụ giám sát sự phát triển ở cấp quốc gia bao gồm:

+ Nhóm chỉ tiêu chỗ ở: Chỗ ở kết cấu lâu bền; Giá nhà-đất và chi phí thuê nhà so với thu nhập; Tài chính nhà ở; Tiếp cận nước hợp vệ sinh; Hệ thống vệ sinh cải tiến…

+ Nhóm chỉ tiêu phát triển xóa đói giảm nghèo: Tỷ lệ tử vong trẻ em < 5 tuổi; Tình trạng bạo lực ở đô thị; Số hộ nghèo; Tỷ lệ biết đọc, biết viết.

+ Nhóm chỉ tiêu phát triển kinh tế: Thu nhập; Việc làm; Giao thông…

+ Quản lý môi trường: Khu dân cư được qui hoạch; Nước thải, chất thải rắn được thu gom và xử lý; Nhà ở ở các khu vực nguy hiểm.

1.2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước

a.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển KTXH và môi trường:

 Trong năm 2005, Chính phủ bắt đầu phác thảo Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (SEDP) cho giai đoạn 2006-2010. Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/09/2004 yêu cầu Kế hoạch 5 năm phải bao gồm “Mục tiêu về chất lượng phát triển và mục tiêu phát triển chất lượng đời sống, phát triển con người và bảo vệ môi trường” và “Cụ thể hóa các mục tiêu được xác định trong các kế hoạch của khu vực, chiến lược tổng thể về Phát triển và xóa đói giảm nghèo, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ/ Mục tiêu phát triển Việt Nam và cam kết quốc tế của Việt Nam”, [1].

 Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2006-2010 nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ mà Chính phủ phải thực hiện [1]:

+ Các chỉ tiêu phát triển KTXH chính được sử dụng để giám sát quá trình đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia được đề ra trong Kế hoạch phát triển KTXH. Tổng Cục Thống Kê (TCTK) có trách nhiệm đánh giá các chỉ tiêu này, phân tích kết quả và báo cáo cho Chính phủ.

+ Kế hoạch phát triển KTXH sơ bộ năm 2006-2010 đã liệt kê 293 chỉ tiêu và quan trọng hơn là các nhà hoạch định chính sách có thể quản lý một cách có hiệu quả. Vì vậy, các chỉ tiêu cần phải được xem xét, chọn lọc và ưu tiên giảm xuống ít

hơn 60 chỉ tiêu chính. Trong năm 2006, kế hoạch phát triển KTXH gồm 45 chỉ tiêu để thực hiện các cam kết do Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc đề ra. Nhiều chỉ tiêu trong các chỉ tiêu này có liên quan trực tiếp đến mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và nêu cụ thể các mục tiêu Phát triển Việt Nam (VDGs).

+ Căn cứ vào các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Chính phủ đã xây dựng các mục tiêu phát triển Việt Nam đến năm 2010 với 12 mục tiêu và 45 chỉ tiêu tương tự như trong kế hoạch phát triển KTXH. Yêu cầu các cơ quan ở các cấp, từ Trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm trong việc đạt được các kết quả chiến lược quốc gia- cụ thể là các chiến lược được đề ra trong các mục tiêu phát triển Việt Nam và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ có liên quan- các kết quả từ các chỉ tiêu thực hiện việc giám sát cần phải được công bố rộng rãi.

+ Các chỉ tiêu cho kế hoạch phát triển KTXH: Năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành danh mục các chỉ tiêu giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2006-2010 bao gồm 18 chỉ tiêu “Tài nguyên thiên nhiên, Môi trường và Phát triển Bền vững”.

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phục vụ cho công tác giám sát việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

1 Tỷ lệ rừng được che phủ %

2 Tỷ lệ người dân ở khu vực nông thôn được cấp nước sạch % 3 Tỷ lệ khu vực thành thị đã xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn qui định % 4 Tỷ lệ các khu công nghiệp và khu chế xuất đã xử lý nước thải đạt

tiêu chuẩn qui định

%

5 Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh %

6 Tỷ lệ xoá nhà ổ chuột ở khu vực thành thị và nhà tạm ở khu vực nông thon, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long

%

7 Diện tích đất tự nhiện được bảo tồn để duy trì đa dạng sinh thái %

8 Lượng khí CO2 được thải ra (1) Triệu tấn

9 Tỷ lệ dân số được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh môi trường % 10 Tỷ lệ các đơn vị mới được xây sử dụng công nghệ sạch hoặc được

trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường

%

11 Thu thập chất thải rắn %

12 Xử lý chất thải nguy hiểm %

13 Xử lý chất thải y tế %

14 Xử lý triệt để các chất ô nhiễm môi trường nguy hại %

15 Số lượng đường có cây xanh che phủ %

16 Tổng năng lượng được sử dụng (2) Triệu TOE

17 Tỷ lệ doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO % 18 Tỷ lệ các chương trình phát triển bền vững ở các ngành và các địa

phương theo kế hoạch và đã được thực hiện

Chương trình

Nguồn Bộ KH&ĐT 2010

 Trong báo cáo hội nghị xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá đô thị Việt Nam 2013 [3]. cho biết:

+ Theo Ngân hàng thế giới (WB) các chỉ số thành phố toàn cầu (GCI) được chia làm 2 nhóm lớn: là dịch vụ của thành phố và chất lượng cuộc sống. Các chỉ số dịch vụ của thành phố thiên về việc quản lý thành phố tốt hơn, còn các chỉ số về chất lượng cuộc sống thiên về việc phát triển đô thị tốt hơn. Thông qua các chỉ số

GCI chính quyền thành phố sẽ điều chỉnh theo thời gian để hướng tới giải quyết các vấn đề mới nổi, thay đổi, cải thiện các chỉ số. Cụ thể:

1) Dịch vụ của thành phố gồm 14 chủ đề: Quản trị nhà nước, tài chính, năng lượng, giáo dục, y tế, giải trí, an toàn, rác thải, nước thải, cấp nước, dịch vụ xã hội, giao thông vận tải, qui hoạch đô thị, cứu hỏa và cứu hộ khẩn cấp.

2) Chất lượng cuộc sống gồm 8 chủ đề: Kinh tế, văn hóa, môi trường, nhà ở, bình đẳng xã hội, công nghệ và sáng kiến đổi mới, chỉ số hài lòng/hạnh phúc về cuộc sống, sự tham gia của công dân.

+ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nhận định: Sự gia tăng sức ép về chất lượng cuộc sống và các vấn đề xã hội của thành phố thịnh vượng, thành phố công bằng, thành phố hạnh phúc ấm no cho tất cả mọi người đó là cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, chưa đảm bảo công bằng xã hội bền vững về môi trường. Các nhà hoạch định chính sách ngày càng thấy rõ tăng trưởng kinh tế và hạnh phúc không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau. Thông qua việc đánh giá các chỉ số đã được xây dựng chủ yếu dựa vào các mục tiêu của chiến lược gành đô thị của ADB. Bao gồm các chỉ tiêu KTXH và môi trường được đánh giá như: (1) Cấp nước sạch; (2) Vệ sinh; (3) Quản lý và phát triển đô thị; (4) Nhà ở và cấp vốn cho nhà ở; (5) Quản lý rác thải; (6) Quản lý đất đô thị; (7) Giao thông đô thị; (8) Quản lý môi trường đô thị; (9) Tài chính đô thị; (10) Y tế và giáo dục; (11) Du lịch; (12) Cơ sở hạ tầng; (13) Công nghệ mới; (14) Dịch vụ đô thị.

 Một nghiên cứu về qui hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến 2020, tầm nhìn 2050 cho thấy định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng trong đó có cấp nước, thoát nước và thu gom, xử lý rác thải tập trung. Cụ thể cấp nước từng bước đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của các đô thị. Dự kiến xây dựng một số nhà máy nước mặt trên sông Hậu… Đối với các khu vực nông thôn, ven biển, hải đảo cần nghiên cứu các mô hình, qui mô cấp nước phù hợp với đặc điểm của từng tiểu vùng (vùng ngập lũ, ven biển, hải đảo), [7].

 Kết quả nghiên cứu vấn đề phát triển đô thị sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới tăng trưởng xanh năm 2013 cho thấy kết cấu hạ tầng trong khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long là rất yếu kém đặc biệt về nhà ở (còn nhiều nhà tranh, vách nứa), giao thông, điện và cung cấp nước. Hệ thống đường bộ nhiều đoạn đường xuống cấp, đường làng xã còn ít, khoảng 400 xã vùng sâu đường nhỏ (ô tô con không vào được), cầu khỉ còn nhiều, [21].

 Việc xây dựng và qui hoạch thành phố bền vững việc đầu tiên cần phải đánh giá thực trạng đô thị đó (chính là đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của khu vực) để làm cơ sở xây dựng qui hoạch thành phố bền vững phù hợp thực tiễn. Những nhóm chỉ tiêu cần đánh giá đó là [26]:

+ Cung cấp nhà ở, ngành công nghiệp, dịch vụ…

+ Cung cấp năng lượng (đèn chiếu sáng, hệ thống sưởi…) + Quản lý chất thải

+ Cung cấp nước sạch và vệ sinh + Giao thông vận tải

+ Qui hoạch cảnh quan

+ Các nhân tố về thể chế: chính sách, pháp luật, tài chính, quản lý đất đai….  Với kết quả thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy [22]: một số thách thức của vùng ĐBSCL phát triển thiếu bền vững cụ thể như thách thức về mật độ dân số và người nghèo. Theo thống kê năm 2010, mật độ dân số bình quân hơn 426 người/km2 gần gấp đôi mật độ dân số cả nước. Tỷ lệ người nghèo còn khá cao khoảng 19%, người nghèo còn cao rất gần 50% nông dân ĐBSCL (những người trực tiếp làm ra hạt thóc tại) có thu nhập chưa tới 1USD/ngày. Trình độ học vấn của vùng còn khá thấp >15% dân số có trình độ dưới đại học và chỉ gần 1% trên đại học. Chính những điều này dễ tác động tiêu cực đến các chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường của nhà nước, do người dân phải ưu tiên cho cuộc sống hàng ngày mà bỏ qua những mối nguy còn xa vời.

 Báo cáo kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và bất bình đẳng năm 2011 [10] cho biết:

+ Do các thước đo về nghèo đói và bất bình đẳng trong luận văn đều được tính toán dựa trên chi tiêu dùng nên các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và bất bình đẳng cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu dùng.

+ Từ mô hình hồi quy về nghèo đói và mô hình hồi quy về chi tiêu dùng của nhóm dân cư nghèo nhất và giàu nhất ở vùng Tây Bắc cho thấy khi quy mô hộ gia đình, tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình, tỷ số phụ thuộc, tuổi của chủ hộ tăng lên thì chi tiêu dùng sẽ giảm đi; nếu chủ hộ gia đình là người dân tộc thiểu số thì chi tiêu dùng sẽ giảm so với hộ có chủ hộ là dân tộc Kinh. Điều này sẽ làm tăng khả năng rơi vào nghèo đói của các hộ gia đình và là các nguyên nhân làm gia tăng sự bất bình đẳng vì các đặc điểm này thường có ở các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá biến động môi trường sống của người dân vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2002 2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)