Để đạt được các mục tiêu đặt ra đề tài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hồi cứu số liệu: Phương pháp này được dùng để thực hiện hồi cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu.
Đề tài này được sử dụng bởi chuỗi số liệu từ Điều tra khảo sát mức sống Hộ gia đình năm 2002 - 2010 của Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra 2 năm 1 lần vào các năm chẵn. Các chỉ tiêu được lựa chọn khai thác là số liệu về thu nhập bình quân của hộ gia đình, chi tiêu hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, số hộ gia đình sử dụng nước, hố xí và xả rác hợp vệ sinh… của các hộ dân vùng ĐBSH và ĐBSCL được lấy từ cơ sở dữ liệu vi mô nhiều năm trước để sử dụng.
- Phương pháp phân tích so sánh: sử dụng phương pháp này nhằm so sánh các số liệu phản ánh về tình hình KTXH với chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh môi trường của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL, theo chuỗi thời gian từ 2002 - 2010 để biết giữa hai vùng có sự khác biệt nào về mức sống của người dân, ý thức của người dân đối với môi trường sống.
- Phương pháp phân tích tương quan: thực hiện phân tích mối liên hệ giữa một số chỉ tiêu về tình hình KTXH với chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh môi trường (nước, hố xí, xả rác) qua cơ sở dữ liệu của cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình. Ở đây, đề tài đã sử dụng phân tích đa biến với: các biến độc lập (là các chỉ tiêu về thu nhập, chi tiêu, trình độ giáo dục,hộ nghèo, nhà ở…) với biến phụ thuộc (lần lượt từng biến: nước, hố xí, rác thải) nhằm đánh giá mối tương quan giữa 2 biến xem mức độ phụ thuộc của 2 biến này.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN