Tình hình sử dụng nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá biến động môi trường sống của người dân vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2002 2010 (Trang 48 - 49)

Kết quả thống kê tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch được thể hiện tại Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh bao gồm nước máy, nước mua, giếng khoan… ở vùng ĐBSH năm 2002 chiếm rất cao >96%; ở vùng ĐBSCL là 55,5%, tỷ lệ này mặc dù đã tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn so với vùng ĐBSH. Vùng ĐBSCL, riêng năm 2010 tăng gần 30% hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh so với 2002, nhưng vẫn còn khoảng 20% hộ vẫn phải dùng nước không hợp vệ sinh (nước ao, hồ…) 99.0% 99.3% 98.6% 99.1% 96.1% 55.5% 68.2% 75.3% 80.6% 81.5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2002 2004 2006 2008 2010 ĐBSH ĐBSCL Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh ở 2 vùng trong giai đoạn 2002-2010

Chính điều này là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe tới con người, dẫn đến làm mắc một số bệnh tật về đường tiêu hóa, mắc các bệnh truyền nhiễm…, do sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh mà hiện nay tình trạng nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải sinh hoạt và ô nhiễm do các chất thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam, bệnh lỵ và tiêu chảy vẫn còn rất phổ biến là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm. Chỉ trong vòng 4 năm gần đây đã có khoảng 6 triệu ca thuộc 6 loại bệnh liên quan đến nước, chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng, [4].

“Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em. Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí, bao gồm chi phí y tế trực tiếp của người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhà nước chi cho các dịch vụ y tế”. Lợi ích của sử dụng nước sạch là rất rõ ràng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Với mỗi một đô-la chúng ta bỏ ra để cải thiện tình hình vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, chúng ta có thể tiết kiệm được hơn 9 đô-la chi phí cho y tế, giáo dục và các chi phí KTXH khác, [11].

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá biến động môi trường sống của người dân vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long, giai đoạn 2002 2010 (Trang 48 - 49)