HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 1 Xu hướng của thế giớ

Một phần của tài liệu Ebook năng lượng sóng biển khu vực biển đông và vùng biển việt nam phần 2 NXB khoa học tự nhiên và công nghệ (Trang 141 - 144)

III IV V VI VII V I XX XI XII H= 25m

d) Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo

V.4. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 1 Xu hướng của thế giớ

V.4.1. Xu hướng của thế giới

Nói riêng về diesel sinh học, sản lượng BD (Bio-Diesel) trên toàn cầu từ

năm 1991 đến 2005 là: năm 1991 sản lượng BD chỉ có 11 triệu lít, đến năm 2005 đã là 4.125 triệu lít, sản lượng tăng theo hàm số mũ. Trong 4.125 triệu lít của năm 2005, Đức chiếm 46,57%, Pháp 13,5%, Mỹ 6,88%, Italia 5,5%, Thụy

Điển 3,3%, Áo 2,06%, Tây Ban Nha 2,04%, Đan Mạch 1,94%, Ba Lan 1,94%.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ

XX, sau cuộc khủng hoảng về dầu lửa trên quy mô toàn cầu, nhiều quốc gia đã khẩn trương tìm đến những nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào, có sẵn, việc khai thác nó lại nằm trong tầm tay con người như: Năng lượng Mặt trời (Solar Energy); Năng lượng gió (Wind Power); Năng lượng địa nhiệt (Geothermal); Năng lượng sinh khối (Biomass); Năng lượng sóng biển (Motion of Ocean)... Hiện nay nhiều nước trên thế giới như: Đức, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc

đang đẩy mạnh khai thác nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân chính là năng lượng truyền thống (than, dầu, khí...) sắp cạn kiệt, nguồn cung cấp biến

động về giá cả, chịu ảnh hưởng của chính trị và việc sử dụng chúng làm tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Ngày 23/10/2008,

Ủy ban châu Âu đã thông qua gói dự luật bảo vệ môi trường của EU với 2 mục tiêu chính là đến năm 2020 tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như nước, gió, Mặt trời, khí sinh học... từ mức 8,5% hiện nay lên 20%, trong khi giảm 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nước EU hầu hết phải nhập khẩu năng lượng truyền thống như dầu lửa, khí đốt, quan hệ EU - Nga đang có nhiều căng thẳng do Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí gây áp lực chính trị với EU, chính sách bảo vệ môi trường thông qua giảm tiêu thụ

năng lượng truyền thống, tăng tỷ lệ năng lượng phi truyền thống của EU là một trong những giải pháp nhằm giảm bớt lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Chương V.Chính sách phát triển, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam 243 Các hội nghị quốc tế và châu lục về năng lượng liên tục được mở ra. Vào đầu tháng 6 năm 2006, tại Bonn-CHLB Đức đã diễn ra Hội nghị quốc tế về năng lượng tái tạo. Hội nghị đã thu hút trên 1.000 đại biểu từ các châu lục, trong đó có cả Việt Nam. Một điều đặc biệt là, tất cả các đại biểu đến dự hội nghị này không sử dụng xe hơi với nhiên liệu truyền thống, mà sử dụng các phương tiện giao thông đáp ứng tiêu chuẩn sinh thái như chạy bằng quang điện, pin nhiên liệu hoặc nhiên liệu sinh học. Hội nghị đã kêu gọi các quốc gia cùng bắt tay để đẩy nhanh các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo. Năm 2000, CHLB Đức còn có cả một đạo luật về năng lượng tái tạo. Có thể thấy, CHLB Đức là một trong những nước luôn tiên phong trong việc đưa ra các chủ trương khuyến khích đối với vấn đề này. Những biện pháp khuyến khích sẽ được áp dụng đối với cả các nguồn năng lượng xanh khác như: năng lượng gió biển, các nhà máy thủy điện lớn. Với các chủ trương được hậu thuẫn về mặt chính trị chỉ trong vòng một thập niên, năng lượng gió đã trở thành nguồn cung cấp điện hiệu quả. Lĩnh vực năng lượng xanh còn tạo được việc làm cho hơn 135.000 người lao động, đồng thời kinh nghiệm của CHLB Đức cho thấy: Sự phát triển rộng rãi chưa từng thấy của năng lượng tái tạo không phải là kết quả của sự bao cấp của Nhà nước, mà nguồn kinh phí cung cấp cho quá trình sản xuất điện với giá thành cao hơn trước chính là kết quả phân bổ các khoản đóng góp cho tất cả những người tiêu thụđiện.

Tuy những dạng năng lượng sản xuất từ gió, nước, sinh khối thực vật Biomass và ánh sáng Mặt trời, trên thực tế "nguyên liệu thô" thường là có sẵn và thường là miễn phí với khối lượng vô hạn, như kinh phí đầu tưđể khai thác sử dụng những nguyên liệu đó trong điều kiện hiện nay lại rất cao, cao hơn cả là chi phí trả cho hoạt động sản xuất điện từ ánh sáng Mặt trời, vì đây là một hoạt động rất tốn kém. Chính phủ Đức còn hỗ trợ thêm cho quá trình xâm nhập thị trường của quang điện bằng cách, chấp thuận những khoản vay không nhỏđối với số tiền mà từng người sử dụng điện phải trả. Thủ tướng Đức, ông Gerhard Schroder đã tuyên bố trong hội nghị Bonn "Trong tương lai, hiệu quả của nguồn năng lượng sẽ trở thành những thương hiệu của các nền kinh tế thị trường thành công một cách bền vững trên toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào không đặt nền móng từ bây giờ

cho sự phát triển bền vững sẽ trở nên lạc hậu trong cuộc cạnh tranh quốc tế. Chúng ta đã bước vào một thời kỳ phát triển có khả năng đảm bảo tính hiệu quả

nguồn năng lượng dài hạn".

Tháng 6/2008, Quốc hội Đức đã phê chuẩn gói dự luật trên và cụ thể hóa mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo đối với Đức với chỉ tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng ởĐức từ mức 14% hiện nay lên 30% vào năm 2020. Trong các nguồn năng lượng tái tạo, chính phủ Đức tập trung ưu tiên đẩy mạnh

Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điển và những người khác

244

khai thác năng lượng gió. Trong cơ cấu năng lượng của Đức năm 2007, năng lượng gió chiếm 6,5% và được dự kiến sẽ tăng lên 15% vào năm 2020, tức là chiếm gần một nửa trong mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 30% trong có cấu năng lượng của Đức. Nhằm đẩy mạnh khai thác năng lượng từ gió, chính phủ Đức có kế hoạch đầu tư 35 tỷ Euro trong vòng từ năm 2008 - 2030 để xây dựng khoảng 30 công viên năng lượng gió với tổng công suất lên đến 25.000 megawatt trên tổng diện tích hơn 100.000km2 ở khu vực ven biển của Đức vì sức gió ở

vùng biển mạnh hơn ở đất liền nên sẽ đem lại điện năng cao hơn. Mỗi một công viên năng lượng gió ở biển được dự kiến đầu tư khoảng 1 tỷ Euro. Với tổng công suất 22.000 MW/ năm, hiện Đức là nước dẫn đầu thế giới cả về số lượng điện sản xuất từ gió (Mỹ là nước thứ 2 với 17.000 MW) và công nghệ. Với tổng doanh thu 22,1 tỷ Euro từ bán thiết bị, Đức hiện chiếm 28% thị phần thế giới về công nghệ

năng lượng gió. Với những thế mạnh trên, phát triển năng lượng gió không chỉ là giải pháp ưu tiên trong việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống, mà còn trở thành một công cụ chống biến đổi khí hậu hữu hiệu của Đức. Theo tính toán của các nhà khoa học Đức: với mục tiêu tăng tỷ lệ

năng lượng tái tạo lên 30% trong cơ cấu năng lượng của Đức năm 2020, trong khi từ sử dụng nhiên liệu sinh học có thể giảm 5 triệu tấn khí cacbon thì từ sử

dụng năng lượng gió có thể giảm tới 11 triệu tấn khí cacbon, gấp đôi so với nhiên liệu sinh học. Vì vậy, trong các diễn đàn quốc tế về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, khai thác năng lượng tái tạo, Đức coi đẩy mạnh khai thác năng lượng gió là chủ đề này và rất muốn các nước đang phát triển mua công nghệ

khai thác năng lượng gió và Mặt trời của họ.

Việc phát triển năng lượng tái tạo cũng có một số thuận lợi như sau: năng lượng tái tạo ngày càng phát triển: cuối 2005, ít nhất 43 nước có mục tiêu quốc gia về năng lượng tái tạo, 48 nước có chính sách khuyến khích phát triển điện tái tạo. Kế hoạch hành động năng lượng giai đoạn 2005 - 2010 của các nước ASEAN đề ra mục tiêu đạt ít nhất 10% điện tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện. Nhiều tổ chức quốc tế quan tâm phát triển công nghệ NLXK có cơ hội tận dụng cơ chế CDM để thu hút vốn đầu tư (hiện có 200 dự án được đăng ký, VN có 1: Thu hồi và sử dụng khí đồng hành ở mỏ dầu Rạng Đông - VN, Nhật, Anh và Ailen). Nhiều công nghệ đã được hoàn thiện, ứng dụng thương mại nên Việt Nam có thể nhập và ứng dụng, tránh được rủi ro về công nghệ.

Những nước láng giềng của Việt Nam cũng đã có bước đi cho năng lượng sinh học. Đơn cử Trung Quốc dự định cho đến năm 2010 sẽ trồng 13 hecta cây cọc rào. Tuy diện tích trồng cây cọc rào hiện nay chỉ mới có 1.600 hecta, nhưng các nhà máy ở 3 tỉnh phía Nam Trung Quốc trong năm 2006 đã sản xuất 50.000m3

Chương V.Chính sách phát triển, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam 245 BD... Tại Thái Lan, với giá bán hạt cọc rào khoảng 4-5 Baht/kg, nhưng thường

được bán cho Trung Quốc vì giá thành sản xuất tại Thái một lít biodiezel từ hạt cọc rào xấp xỉ giá bán lẻ Diesel hóa thạch. Chính phủ Thái Lan rất coi trọng việc phát triển năng lượng sinh học, cụ thể là ngày 19/2/2007 Bộ Năng lượng Thái Lan đã quyết định thành lập Văn phòng phát triển NLSH thuộc Cục DAEDE. Thái Lan ưu tiên cho việc sản xuất biodiezel từ dầu cọ. Hiện nay, Thái Lan sản xuất biodiezel từ dầu cọ với sản lượng 500.000 lít/ ngày, dự kiến đến năm 2012 sẽ nâng công suất loại biodiezel này lên 8,5 triệu lít/ ngày. Giống như Thái Lan, Indonesia và Malaysia chủ yếu sản xuất BD từ dầu cọ, tuy rằng đã có nhà khoa học của Indonesia cảnh báo về sự hủy hoại môi trường sống của các động vật hoang dã quý (hổ, tê giác...) do việc đốn hạ cây cọ tràn lan. Gần đây họđã hướng sự chú ý tới việc sản xuất biodiezel từ hạt cọc rào.

Năm 2007, tập đoàn D1 Oil Plc (Hà Lan) đã hợp tác với 3 Cty Indonesia để

triển khai trồng thử nghiệm 1.000 hecta cây cọc rào. Được khuyến khích bởi các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sinh học của Chính phủ Philippines, ngày

15/12/2007 hãng Bionor Transformacion SA của Tây Ban Nha đã ký hợp đồng

liên doanh với Philippines để đầu tư 200 triệu USD trồng 100.000 hecta cây cọc rào và chế biến biodiezel. Chính phủ Camphchia cũng dựđịnh dành 40.000 hecta cho dự án sản xuất diesel sinh học từ hạt cọc rào. Dự án này được triển khai bởi trường Đại học MVU và tổ chức Biodiesel Cambodia. Hai tổ chức này nhận

được sự hỗ trợ thiết thực của chính phủ Campuchia và một quỹ của Australia cóp

tên tắt là AACF. Ngoài ra, Cty SODECO của ông Hak và bà Saumura Tioulong

đang có thành công bước đầu trong việc gây giống cọc rào cao sản mới tại 7 trang trại thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Ebook năng lượng sóng biển khu vực biển đông và vùng biển việt nam phần 2 NXB khoa học tự nhiên và công nghệ (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)