IV.2 NGHIÊN CỨU NĂNG LƯỢNG SÓNG Ở VIỆT NAM IV.2.1 Nghiên cứu, khai thác năng lượng sóng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ebook năng lượng sóng biển khu vực biển đông và vùng biển việt nam phần 2 NXB khoa học tự nhiên và công nghệ (Trang 72 - 73)

3. Chếđộ trường sóng theo các kết quả tính toán mô hình sóng vùng biển Việt Nam và vùng Biển Đông

IV.2 NGHIÊN CỨU NĂNG LƯỢNG SÓNG Ở VIỆT NAM IV.2.1 Nghiên cứu, khai thác năng lượng sóng ở Việt Nam

IV.2.1. Nghiên cứu, khai thác năng lượng sóng ở Việt Nam

Trong nội dung của chương I đã tổng quan các kết quả nghiên cứu và áp dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam, tại chương này sẽ tập trung cụ thể vào các kết quả nghiên cứu và khai thác năng lượng sóng. Do đặc điểm phức tạp về chế tạo các thiết bị tạo và biến đổi năng lượng biển thành các nguồn năng lượng khác nói chung và điện năng nói riêng nên việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trên biển vào thực tế ở Việt Nam vẫn còn đang ở giai

đoạn nghiên cứu đánh giá tiềm năng. Năm 2000, Cục Hàng hải đã đặt mua bộ máy phát điện bằng năng lượng sóng (Model TGW-3A - wave activated generator) với giá 2.917 USD của Nhật Bản và lắp đặt thiết bị này để chạy

đèn tín hiệu báo luồng ra vào cảng tại phao số “0” tại cảng Cửa Lò. Cho

đến nay, thiết bị này đang hoạt động tốt, đạt hiệu quả rất cao trong các điều kiện thời tiết nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây hạn chế việc sử dụng các nguồn năng lượng biển nói chung và năng lượng sóng biển nói riêng so với các nguồn năng lượng tái tạo truyền thống khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió là việc chế tạo các thiết bị phức tạp hơn, do vậy giá thành các máy phát điện cao hơn nhiều lần (giá bộ máy phát điện bằng năng lượng sóng nêu trên cao hơn 5 lần so với giá giàn pin mặt trời trang bị cho các phao tiêu). Tuy nhiên, từ thực tế sử dụng cho thấy trong các điều kiện thời tiết gió mùa đông bắc, có sương mù các giàn pin mặt trời thường làm việc kém hiệu quả. Trong khi đó, các động cơ phát điện bằng năng lượng sóng lại có thể làm việc suốt ngày đêm trong mọi điều kiện về thời tiết.

- Một trong các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng năng lượng sóng ở nước ta là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu sử dụng năng lượng sóng biển làm nguồn chiếu sáng phao tín hiệu hoạt động ngoài khơi biển Việt Nam” [5]. Đề tài được thực hiện trong năm 2000, 2001 do Bộ

Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản và Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải làm cơ quan chủ trì với sự hợp tác của Khoa Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội và Cục Hàng hải Việt Nam. Kết quả của đề tài là đã chứng minh được khả năng sử dụng năng lượng sóng để tạo ra nguồn điện thắp sáng đèn trên phao tín hiệu và chế tạo thử nghiệm được một mô hình hệ

thống thiết bị phát điện bằng năng lượng sóng biển. Đề tài đã được Hội đồng cấp Bộ nghiệm thu loại xuất sắc và được đề nghị cho tiến hành dự án sản xuất thử nghiệm phao tín hiệu thắp sáng bằng năng lượng sóng.

Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điển và những người khác

180

- Đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Đánh giá tiềm năng năng lượng biển Việt Nam” do PGS. TS. Đỗ Ngọc Quỳnh, Viện Cơ

học chủ trì đã được tiến hành trong các năm 2002-2003 [6]. Kết quả chính của đề tài là đã đưa ra được bức tranh tổng hợp của tiềm năng năng lượng thủy triều, sóng và dòng chảy ở vùng biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tính toán năng lượng sóng cho dải ven biển Việt Nam của đề tài được báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc “Năng lượng biển Việt Nam – Tiềm năng, công nghệ và chính sách” [3] với các nội dung chính như sau:

Dòng năng lượng sóng được tính theo phổ sóng của Davidan. Đã xây dựng chương trình tính dòng năng lượng sóng theo các công thức tính năng lượng sóng nêu tại chương 1. Số liệu đưa vào là các kết quả tính toán chế độ trường sóng ven bờ phục vụ xây dựng công trình biển của đề tài cấp Nhà nước KHCN-06-10 “Cơ sở khoa học và các đặc trưng kỹ thuật đới bờ

phục vụ xây dựng công trình biển ven bờ” [1] bao gồm phân bố độ cao và chu kỳ sóng. Đã tính toán theo phương pháp thống kê chế độ với tất cả các tổ hợp độ cao và chu kỳ sóng lớn hơn 0.5m và 5 giây. Sau đó tính tổng dòng năng lượng sóng cho các tổ hợp nêu trên với tần suất xuất hiện của từng tổ hợp. Kết quả đã tính toán năng lượng sóng cho 83 điểm dọc bờ

biển Việt Nam. Các kết quả tính toán là dòng năng lượng sóng kW/m cho từng tháng và trung bình năm tại các điểm tính cho mỗi mét chiều dài bờ

biển vuông góc với đường bờ. Trên bảng IV.8 đưa ra kết quả tính dòng năng lượng sóng cho một sốđiểm đặc trưng trên dải ven biển Việt Nam.

Bảng IV.8. Kết quả tính dòng năng lượng sóng (kW/m) tại một số trạm dải ven biển Việt Nam Tháng Cả năm Độ sâu - H Tọa độ: Φ ; λ

Một phần của tài liệu Ebook năng lượng sóng biển khu vực biển đông và vùng biển việt nam phần 2 NXB khoa học tự nhiên và công nghệ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)