0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, KHAI THÁC VÀ

Một phần của tài liệu EBOOK NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM PHẦN 2 NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 124 -129 )

III IV V VI VII V I XX XI XII H= 25m

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, KHAI THÁC VÀ

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

V.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC SỬ

DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

V.1.1. Phát huy những ưu thế thân thiện môi trường

Nhu cầu về năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2000, cường độ

năng lượng là 412kgOE/1.000USD; GDP đầu người 401 USD; tiêu thụ năng

lượng đầu người 154 kgTOE/năm và tiêu thụ điện năng đầu người là

288kWh/năm. Tuy nhiên, đến năm 2005, cường độ năng lượng đã tăng lên 500kgOE/1.000 USD; GDP đầu người 645 USD; tiêu thụ năng lượng đầu người 250kgOE/năm và tiêu thụ điện năng đầu người là 540kWh/năm. Vì vậy, vấn đề

cạn kiệt nguồn năng lượng đang là vấn đề lớn trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó việc sử dụng năng lượng hóa thạch như dầu mỏ và than đá đã và đang để lại những vấn đề hết sức nghiêm trọng mà cả thế giới hiện nay đang cố gắng giải quyết. Chính trong hoàn cảnh này, năng lượng tái tạo càng tỏ ra đáp ứng được nhu cầu năng lượng của con người và khắc phục những khuyết điểm của năng lượng hóa thạch.

Khác với nhiên liệu hóa thạch (than, xăng...), năng lượng sinh học là một loại năng lượng tái tạo được. Năng lượng sinh học góp phần quan trọng vào an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Năng lượng sinh học làm giảm ít nhất 60% lượng carbon thải ra so với nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng tái tạo có khả năng phục hồi hay vô tận nên việc khai thác hay sử dụng năng lượng tái tạo hầu như không gây tác động đến an toàn năng lượng của quốc

Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điển và những người khác

226

gia và thế giới. So sánh thời gian có thể cung cấp cho thế giới giữa năng lượng tái tạo với năng lượng hóa thạch thì có thể nói khả năng đáp ứng nhu cầu của con người của năng lượng tái tạo là vô hạn. Ngoài ra, với đặc tính là giá thành rẻ, không có tính chất phức hợp, dễ vận hành và xây dựng trong thời gian ngắn, năng lượng tái tạo là những mô hình hiệu quả mà Việt Nam có thể áp dụng nhằm giảm bớt sức ép về nhu cầu năng lượng, nhất là trong tình hình thiếu điện và giá xăng ngày càng lên cao như hiện nay.

Những nguồn năng lượng tái tạo được hầu hết là những nguồn năng lượng sẵn có ở địa phương. Mỗi nước đều có những nguồn năng lượng địa phương: năng lượng sinh học, Mặt trời, gió, nước và nhiệt tự nhiên của Trái đất. Những nguồn năng lượng này có ở khắp nơi với những mức độ khác nhau. Để sử dụng hiệu quả

nhất năng lượng, đặc biệt là sử dụng liên tục các nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta cần có các ứng dụng được cải tiến về mặt kỹ thuật và các nguồn tài chính phù hợp. Tiếc rằng, vẫn còn quan điểm sai lệch cho rằng năng lượng tái tạo là năng lượng rẻđối với cái gọi là những nước ở "thế giới thứ ba", trong khi đó các nước phát triển vẫn tiếp tục dựa vào nhiên liệu hạt nhân và hóa thạch. Các nhà máy nhiệt năng Mặt trời lớn nằm trên vành đai Mặt trời của Trái đất có thể cung cấp

đủ năng lượng điện cho toàn bộ các thành phố và các vùng. Chẳng bao lâu, nhập khẩu năng lượng sẽ không cần thiết nữa. Ngược lại, những sáng kiến như

MEĐRE (hợp tác năng lượng tái tạo vùng Địa Trung Hải) và TREC (Hợp tác năng lượng tái tạo liên vùng Địa Trung Hải) - hai chủđề của Hội nghị bước đầu

Ả-rập tổ chức ở Sanaa (Yemen) vào tháng 4/2004 - thậm chí còn vẽ ra một viễn cảnh về thu nhập từ ngoại tệ trong thời gian trung hạn. Những khoản doanh thu từ xuất khẩu năng lượng như vậy có thể vượt những con số mà hiện nay những bước này kiếm được nhờ bán chuối, đậu tương hoặc đồng. Bắc Phi có đủ nhiệt năng từ gió, Mặt trời và đất trống để cung cấp năng lượng điện tái tạo cho nhu cầu sử dụng của chính những người này và cho nhu cầu của miền Nam Châu Âu. Vì vậy, các quốc gia Ả-rập vẫn có thể tiếp tục bán năng lượng thậm chí kể cả sau khi nguồn dầu mỏ của họđã cạn kiệt.

Hoạt động kinh tế ở cấp địa phương và quốc gia tạo ra việc làm và sự thịnh vượng. Tại những nước đang phát triển nghèo khổ, người dân ở những vùng nông thôn sống dựa hoàn toàn vào nông nghiệp vốn không tạo ra nhiều tiền. Trong nhiều trường hợp, họ không được tiếp cận hoặc không thể tiếp cận tới năng lượng hiện đại. Thương mại và công nghiệp sẽ không phát triển nếu không có cách tiếp cận thiết thực tới điện. Do vậy, dân cư, thương mại và công nghiệp thường dịch chuyển về những vùng có điện.

Chương V.Chính sách phát triển, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam 227 lượng gió và Mặt trời có thể được thành lập ở từng làng hoặc từng khu vực sản xuất. Cũng có thể sản xuất năng lượng sinh học hiệu quả và ở một số nơi trên Trái đất có thể dựa vào nhiệt tự nhiên của Trái đất. Một loạt các cơ hội sẽ đến nếu có điện: giáo dục, đào tạo hướng nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Năng lượng tái tạo là chìa khóa đối với triển vọng tương lai, nhất là trong một thế giới đang toàn cầu hóa. Đặc biệt là thanh niên sẽ đánh giá cao các cơ hội ở nông thôn do việc cung cấp điện mang lại. Nếu không họ sẽ ngày càng dồn đến những thị

trường lao động ở thành phố vốn đã chật kín người.

Không chỉ sử dụng điện tạo ra việc làm mà ngay cả việc triển khai năng lượng tái tạo cũng mang tới rất nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Không chỉ lập kế

hoạch, xây dựng, duy trì và tư vấn năng lượng tạo ra việc làm, ngày càng rõ ràng rằng việc thành lập các nhà máy gió, nhà máy năng lượng sinh học và các cơ sở

quang điện cũng sẽ tự tạo ra hàng ngàn việc làm ở các nước đang phát triển. Tại sao lại xây dựng những nhà máy điện ở những nước nhưĐức, Nhật Bản hay Mỹ, những nơi chi phí lương khá cao trong khi có thể xây dựng chúng ở những nơi khác một cách kinh tế hơn? Việc xây dựng này sẽ mang lại các cơ hội xuất khẩu và thúc đẩy phát triển hơn nữa.

Công bằng giới tính đòi hỏi việc tiếp cận tới nguồn năng lượng hiện đại. Nhiều nước đang phát triển muốn tăng cường việc giáo dục trẻ em gái và phụ nữ. Họ

nhận ra rằng giáo dục trẻ em gái mang tầm quan trọng đối với việc giảm mức tăng dân số và những người mẹ có kiến thức sẽ làm tăng số trẻ em háo hức với công việc học tập. Những nước này coi những phụ nữ có giáo dục là những thành viên của lực lượng lao động. Tuy nhiên, giáo dục trẻ em gái và các chương trình xóa nạn mù chữ cho phụ nữ thường thất bại bởi vì không có sự tiếp cận tới nguồn năng lượng. Thay vì đến trường, các bé gái phải đi lấy nước và nhặt củi. Hơn nữa, việc học tập của phụ nữ thường không có kết quả cao nếu làng của họ không

được cung cấp điện hoặc trường của họ không có hệ thống năng lượng Mặt trời. Cuối cùng, phụ nữ phải làm việc cả ngày và không có thời gian học tập trước khi Mặt trời lặn. Các nguồn năng lượng tái tạo có thể hoàn thành một tiền đề cốt lõi

để hoàn thành mục tiêu được Hội nghị Thế giới về Phụ nữ tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 1995, đề ra: đó là Điều khoản giáo dục cơ bản đối với tất cả trẻ

em trai và gái tới năm 2015.

Năng lượng tái tạo bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phòng ngừa bệnh tật. Tới năm 2025, sẽ có hơn 670 triệu người sống trong các vùng khô cằn và sa mạc. Giống như trong nông nghiệp, nước là đối tượng chính được sử dụng trong ngành công nghiệp năng lượng. Các nhà máy điện thường được xây dựng ở những vùng gần với nguồn nước hơn là gần với những nơi có dầu mỏ, khí gas hay than đá.

Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điển và những người khác

228

Các nhà máy điện hạt nhân hoặc nhiệt điện tiêu thụ tới 74% tổng lượng nước ở Đức và 40% ở EU. Trong khi đó, nông nghiệp chỉ sử dụng 27% lượng nước được cung cấp ở EU. Nước sử dụng cho nhà máy điện nhiệt hạch được thải ra các con sông. Xét về quan điểm thay đổi khí hậu, việc này gây hại cho đời sống thực vật và động vật thuỷ sinh. Một vấn nạn thậm chí còn lớn hơn do sự bốc hơi của nước lạnh gây ra, khiến các vùng đất bị hoang hóa.

Mặt khác, năng lượng tái tạo ở hầu hết các vùng đều không sử dụng nước, vì vậy các trữ lượng nước ngọt được bảo tồn. Ngoài ra, năng lượng tái tạo còn có ở

nhiều lợi thế hơn. Vì việc sản xuất của chúng ta ít khi tạo ra các sản phẩm gây ô nhiễm (so với ô nhiễm không khí do chuyển hóa năng lượng truyền thống gây ra), nên tỷ lệ bệnh ung thư, các căn bệnh hô hấp và bệnh về thị giác có chiều hướng giảm, thậm chí ở cả các thành phố. Năng lượng tái tạo hầu như là những nguồn năng lượng sạch, chúng ngăn ngừa ô nhiễm không khí và bệnh tật.

Triển khai năng lượng tái tạo làm hạn chế thiệt hại do thay đổi khí hậu gây ra. Việc triển khai năng lượng tái tạo cần thiết đối với các nước đang phát triển không chỉ về mặt kinh tế và xã hội. Các nước đang phát triển có quyền lợi đặc biệt ở việc hạn chế sự thay đổi khí hậu, vốn là những nhân tốảnh hưởng tiêu cực tới những nước này hơn là đối với các nước phát triển. 80% lượng khí CO2 thải ra bầu khí quyển của Trái đất là có nguồn gốc từ các nước tiên tiến. Các nước phát triển chính là những nước gây ô nhiễm lớn nhất. Theo một dự báo của Hội

đồng Quốc tế về Thay đổi khí hậu (IPCC), nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ

tăng từ 1,4 đến 5,80C trong thế kỷ này. Một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ

cho thấy thay đổi khí hậu là một mối đe dọa còn lớn hơn cả nạn khủng bố. Thay

đổi khí hậu là một thử thách lớn nhất đối với thời đại của chúng ta. Vì vậy, con người phải sử dụng mọi công cụđể phòng ngừa phát thải CO2 trong khí quyển tới năm 2100. Tới năm 2015, nếu chúng ta không tìm mọi biện pháp để bảo vệ khí hậu ở các nước phát triển và đang phát triển cũng phải hỗ trợ cho việc bảo vệ khí hậu và cung cấp nguồn năng lượng bền vững. Việc này bao gồm tăng cường sử

dụng năng lượng tái tạo cộng với việc sử dụng có hiệu quả nhiên liệu hóa thạch

đang ngày càng ít ỏi đi. Không còn có một cách thức nào khác đối với những nước này để tiếp cận những nguồn năng lượng cần thiết mà không có các hậu quả

thảm khốc, những hậu quả này sẽ tác động đến họ. Tất nhiên, nhu cầu có thêm nhiều năng lượng của những nước này là chính đáng và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Nếu những nguồn năng lượng này vẫn được tận dụng trong thế

kỷ tới, thì không có sự lựa chọn nào khác là phải tăng cường triển khai năng lượng tái tạo ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Chương V.Chính sách phát triển, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam 229 sử dụng năng lượng cho phát triển là tất yếu và rất quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển như nước ta. Hiện nay và một thời gian nữa, năng lượng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất chưa có dạng năng lượng nào thay thế được. Tuy nhiên đây là dạng năng lượng không tái tạo và đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt.

Theo Viện Năng lượng, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua đã khiến cho nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tại nước ta, lĩnh vực điện năng đang chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thuỷ điện; tuy nhiên thuỷ điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp điện của Việt Nam cũng đang gia tăng, đặc biệt là vào mùa khô do sự phụ thuộc quá lớn vào thuỷ điện. Kinh nghiệm của những nước phát triển cho thấy, muốn đạt đến một nền công nghiệp có tầm cỡ, Việt Nam cần có tổng sản lượng điện ít nhất gấp 4 lần hiện nay. Các chuyên gia năng lượng dự báo, 60% (đó là chưa kểđiện hạt nhân). Điện hạt nhân còn đang trong quá trình chuẩn bị phương án, nếu suôn sẻ cũng phải đến năm 2020 mới bổ sung nguồn điện cho quốc gia.

Trong khi đó, năng lượng tái tạo của Việt Nam đã được chứng minh với nhiều nguồn khác nhau, nhất là phong điện, sinh học và Mặt trời. Theo đánh giá của ngành điện, sản lượng điện năng sản xuất từ sức gió trên thế giới liên tục tăng; sử

dụng nguồn điện bằng sức gió không lo hết nhiên liệu như với nhiệt điện hay cạn kiệt nguồn nước đối với thuỷ điện. Đồng thời, sản xuất điện từ năng lượng gió cũng không gây những tác động đáng kể với môi trường. Việt Nam được đánh giá có tiềm năng gió tốt nhất vùng Đông Nam Á nhưng chưa có sự đầu tư phát triển tương xứng. Với điện Mặt trời, Việt Nam đã phát triển nguồn năng lượng này từ những năm 1960 song cho tới nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Theo

đánh giá của các chuyên gia, hiệu quả nhất của năng lượng Mặt trời là đun nước nóng. Việt Nam hiện có trên 100 trạm quan trắc trên toàn quốc để theo dõi dữ

liệu về năng lượng Mặt trời. Tính trung bình toàn quốc thì năng lượng bức xạ

Mặt trời là 4 đến 5 kWh/m2 mỗi ngày. Tiềm năng điện Mặt trời tốt nhất ở các

vùng Thừa Thiên - Huế trở vào nam và vùng Tây Bắc. Do giá thành còn cao

(60cent, tương đương 8.000 đồng cho 1kWh) nên điện Mặt trời chưa được dùng rộng rãi. Hiện mới chỉ có 5 hệ thống điện Mặt trời lớn, trong đó có hệ thống ở

Gia Lai với tổng công suất 100 kWp (công suất cực đại khi có độ nắng cực đại). Chính phủ cũng đã đầu tư xây dựng 100 hệ thống điện Mặt trời gia đình và 200 hệ thống điện Mặt trời cộng đồng cho cư dân ở các vùng đảo Đông Bắc với tổng công suất là 25kWp; và 400 hệ thống pin Mặt trời gia đình do Mỹ tài trợ được triển khai cho cộng đồng ở Tiền Giang và Trà Vinh với tổng công suất 14kWp.

Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điển và những người khác

230

Theo đánh giá của Viện Năng lượng, số dự án năng lượng tái tạo ở nước ta hiện còn khiêm tốn; tỷ trọng điện tái tạo trong tổng sản lượng điện sản xuất là

không đáng kể, từ 3,13% năm 2002 giảm xuống còn 2,35% năm 2004. Để

khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, Bộ Công thương đã tiến hành

đề án xây dựng "chiến lược, quy hoạch tổng thể các nguồn năng lượng tái tạo ở

Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, có xét đến 2025".

Theo tính toán, bình quân tiêu thụ năng lượng đến năm 2003 mới khoảng 205

đến 210 kgOE/người, bằng 20% bình quân chung của thế giới. Nếu mỗi năm chi từ 1 đến 2% trong tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực năng lượng (năm 2005 khoảng 60 ngàn tỷ đồng) để phát triển điện gió, điện Mặt trời và nhiên liệu sinh học thì trong vòng 20 đến 30 năm tới nguồn điện "xanh" sẽ chiếm từ 10 đến 15% điện năng; nhiên liệu sinh học sẽ thay thếđược 10 đến 15% xăng, dầu.

Thực tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học và nhà đầu tư cả

Một phần của tài liệu EBOOK NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM PHẦN 2 NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 124 -129 )

×