0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chi phí sản xuất cho 1sào trồng bắp cải

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU TẠI XÃ XUÂN LÔI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 44 -44 )

Bảng 4.9: Chi phí sản xuất trung bình cho 1 sào trồng bắp cải

(ĐVT:1000đ)

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Đơn giá

(1000đ) Thành tiền (1000đ) Giống Nghìn cây 1,4 0,25 350 Phân chuồng Tạ 3 300 900 Tổng hợp Kg 20 5 100 Đạm Kg 10 10 100 Lân Kg 4 3,5 14 Kali Kg 4 10 40 vôi Kg 30 1 30 Thuốc BVTV Bình 3 20 60 Công làm đất Công 1 0 0 Công trồng và chăm sóc Công 15 0 0

Công thu hoạch Công 3 0 0

Tổng 1594

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân năm 2015)

Qua bảng 4.9 tổng chi phí trung bình cho 1 sào trồng bắp cải hết 1594 nghìn đồng. Công lao động chủ yếu do sử dụng lao động gia đình là chính. Phân hữu cơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Một sào trồng bắp cải trung bình sử dụng hết 3 tạ. Tiếp đến là tiền giống, trung bình mỗi một sào trồng hết 1400 cây con, chi phí hết 350 nghìn đồng. Chi phí cho thuốc trừ sâu không nhiều do các hộ áp dụng các biện pháp phòng là chính (sử dụng vôi khi trồng) nên ít phải sử dụng thuốc trừ sâu. Đây cũng là điều kiện để sản xuất rau an toàn, tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.

Từ các bảng chi phí trên, ta đi tìm hiểu giá bán từ đó biết được lợi nhuận mà họ thu được trên 1 sào trồng su hào và bắp cải, ta nghiên cứu bảng sau:

36

Đầu tư và chi phí là những nhân tố song hành của quá trình sản xuất, không có đầu tư và chi phí thì không có sản xuất. Mỗi loại cây, con, mô hình... lại có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau. Trong sản xuất rau cũng vậy, chi phí cho từng gia đình là rất khác nhau, kết quả chi phí sản xuất lúa vụ đông- xuân được thể hiện qua bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất trung bình cho 1 sào trồng lúa

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Đơn giá

(1000đ) Thành tiền (1000đ) Giống Kg 1 100 100 Phân chuồng Tạ 3 300 900 Đạm Kg 2,5 10 25 Lân Kg 1 3,5 3,5 Kali Kg 1,5 10 15 vôi Kg 30 1 30 Thuốc BVTV Bình 3 15 45 Công làm đất Công 2 0 0 Công trồng và chăm sóc Công 8 0 0

Công thu hoạch Công 1 0 0

Tổng 1118,5

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân năm 2015)

Qua bảng trên ta thấytổng chi cho 1 sào trồng lúa hết 1118,5 nghìn đồng. Hiện nay trồng rau thu lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa. Từ các bảng chi phí trên, ta đi tìm hiểu giá bán từ đó biết được lợi nhuận mà họ thu được trên 1 sào trồng su hào và bắp cải, từ đó so sánh được hiệu quả giữa trồng rau và trồng lúa, ta nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.11: So sánh lợi nhuận giữa trồng rau và trồng lúa

(ĐVT: 1000đ)

Loại rau

Chỉ tiêu Su hào Bắp cải Lúa

Tổng chi 1535 1594 1118,5

Tổng thu 5500 7000 1500

37

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân năm 2015)

Qua bảng so sánh ở trên ta có thể thấy trồng rau mang lại hiệu quả cao. Tuy chi phí bỏ ra nhiều hơn nhưng đồng nghĩa với đo lợi nhuận cũng lớn hơn nhiều so với trồng lúa. Qua quá trình điều tra hỏi trực tiếp người dân cho biết: so với trồng lúa thì trồng rau tuy phải bỏ ra nhiều công chăm sóc nhưng ngược lại nó thu về lợi nhuận gấp 3- 4 lần. Giá bán trung bình của 1 củ su hào là 2500 đồng. Trừ đi các khoản chi phí đầu tư cho sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV,….thì 1 sào su hào thu về lợi nhuận 3965 nghìn đồng. Giá bán trung bình cho một chiếc bắp cải 5000 đồng, trừ đi các khoản chi phí, 1sào trồng bắp cải thu về 5406 nghìn đồng

Bắp cải vụ đông trồng và bán vào dịp trước, trong và sau tết sẽ thu về lợi nhuận cao hơn do: Thời điểm giáp tết nhu cầu tiêu thụ trên thị trường lớn. Vào thời điểm này giá mỗi cái bắp cải khoảng 6- 7 nghìn đồng/cái có khi lên đến 10 nghìn đồng/cái, hơn nữa thời điểm này thị trường đang cần nhiều, nhu cầu của người tiêu dùng lớn nên người sản xuất dễ bán hơn. Do vậy nhiều hộ gia đình đã tính toán để trồng bán vào đúng dịp này nên thu được lợi nhuận cao.

Trong khi đó 1 sào trồng lúa tính trung bình sau khi trừ đi các chi phí lợi nhuận chỉ có 381,5 nghìn đồng. Trung bình mỗi 1kg lúa bán đc 7000đ/kg. Qua quá trình điều tra, tìm hiểu, được chính cán bộ khuyến nông xã cho biết: Việc đưa mô hình trồng rau là một bước đột phá mới trong việc đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, do đó việc phát triển mô hình trồng rau là rất cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất chúng ta phải vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm để việc trồng rau được hoàn thiện và hiệu quả hơn như: Sử dụng phân vi sinh và một số chế phẩm có khả năng hạn chế bệnh trên rau như bệnh thối nhũn, thối cổ rễ, … ngoài ra cần phải bố trí các loại rau phù hợp với từng mùa, vụ.

Có thể khẳng định, trước nhu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các

38

sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là việc hết sức cần thiết và quan trọng. Canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đưa người nông dân tới gần hơn với nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp phát triển, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững.

Để đảm bảo được điều này,vai trò của cán bộ khuyến nông, của lãnh đạo địa phương và đặc biệt là ý thức của người dân rất quan trọng. Cán bộ khuyến nông tập huấn, đưa các giống mới phù hợp, các KHKT mới tiên tiến về cho người dân áp dụng. Người dân biết đến các KHKT mới giảm được công lao động mà tăng lợi nhuận, hơn nữa trồng rau trong nhà lưới còn bảo vệ môi trường.

4.4. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển rau

4.4.1. Thuận lợi

- Nằm ở phía nam của huyện Lập Thạch. Có đường liên thôn 305 (Lục Thụ đi Vườn Tràng - Thi Đua), 305c chạy qua thôn Chiến Thắng, Xuân Phong tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ sản xuất rau.

- Nhân dân xã Xuân Lôi có truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu về sản xuất nông lâm nghiệp.

- Có sự hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh và địa phương trong khuyến khích phát triển sản xuất như: tăng cường chi phí cho thực hiện các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất rau trên địa bàn nhằm nâng cao năng suất, sản lượng rau.

- Điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển rau.

39

- Thời tiết diễn biến phức tạp và bất thường ảnh hưởng đến thời vụ, năng suất cây trồng.

- Giá cả các loại vật tư, phân bón, giống tăng cao nên việc đầu tư cho phát triển bị hạn chế.

- Tình hình dịch bệnh, sâu hại vẫn luôn có nguy cơ tiềm ẩn.

- Địa bàn tập trung đông dân cư nên tệ nạn xã hội vẫn xảy ra làm mất trật tự an toàn xã hội gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Ta thấy người dân nơi đây chủ yếu gặp phải là giá không ổn định, luôn bấp bênh qua các năm. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc quyết định phát triển sản xuất rau của người dân. Thiếu thông tin thị trường, khi thiếu thông tin thị trường người dân không biết được nơi tiêu thụ sản phẩm. Tốn công lao động cũng được người dân nhắc đến nhiều. Ngoài ra người dân còn gặp phải khó khăn điều kiện thời tiết, về sâu bệnh, sự quan tâm hộ trợ và những chính sách cho phát triển rau chưa được chú trọng, người dân còn chưa biết nhiều đến các KHKT mới, tiên tiến. Giống và thị trường tiêu thụ chưa rộng.

4.5. Định hƣớng và một số giải pháp phát triển rau trên địa bàn xã Xuân Lôi

4.5.1. Định hướng phát triển rau trên địa bàn xã Xuân Lôi

- Sản xuất rau lấy thị trường làm mục tiêu, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển.

- Mở rộng diện tích trồng rau trên địa bàn các xã một cách có quy hoạch, tập trung thành vùng, tránh sản xuất tràn lan không mang lại hiệu quả kinh tế. Phát triển sản xuất rau trên cơ sở khuyến khích nhiều thành phần tham gia, phát huy tiềm năng của xã hội vào sản xuất.

- Sản xuất gắn với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rau. Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như: áp dụng mô hình trồng rau trong nhà lưới, ứng dung các công nghệ bảo quản và chế biến

40

sau thu hoạch để có những sản phẩm đầu ra tốt hơn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, tạo địa chỉ cung ứng ổn định.

- Bên cạnh việc tìm đầu ra vững chắc cho sản phẩm, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho sản phẩm cũng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao giá trị rau, tạo nguồn lợi nhuận cao.

- Thay thế một số diện tích các loại cây trồng khác không mang lại hiệu quả kinh tế.

4.5.2. Giải pháp phát triển rau trên địa bàn xã Xuân Lôi

4.5.2.1. Các giải pháp về tổ chức sản xuất

- Tổ chức quy hoạch vùng sản xuất rau trên địa bàn một số xã của huyện Lập Thạch. Tăng cường các dự án cung cấp vật tư phân bón, giống cho các hộ trồng rau.

- Quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung, chuyên canh nhằm tạo điều kiện đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra vùng nguyên liệu gắn với hệ thống tiêu thụ.

- Tăng cường sự liên kết giữa bốn nhà: nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước. Nhà khoa học nghiên cứu kỹ thuật sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rau mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nhà nông thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chăm sóc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, không sử dụng một cách bừa bãi thuốc trừ sâu, phân bón… Nhà nước hỗ trợ, thúc đẩy việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bằng cách đưa ra các chính sách có lợi cho người trồng rau, tạo điều kiện cho người dân vay vốn với lãi suất thấp…. Nhà doanh nghiệp tạo ra các nhà máy chế biến, thu mua rau tận nơi cho người dân.

4.5.2.2. Các giải pháp về khoa học- kỹ thuật a. Về giống

- Tìm kiếm và trồng những giống rau có năng suất và chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế cao.

41

- Phòng NN& PTNT huyện xây dựng các chương trình, dự án cung cấp cây giống có chất lượng cao cho các địa phương có nhu cầu sản xuất rau.

b. Về kỹ thuật

- Tăng cường các lớp tập huấn về trồng rau trên địa bàn, hỗ trợ, tư vấn cho người dân về cách trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho rau.

- Xây dựng các mô hình nhằm tạo điều kiện cho nông dân tham quan thí điểm để người dân có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, mạnh dạn áp dụng vào phát triển sản xuất của gia đình mình.

- Tăng cường cán bộ khuyến nông giúp đỡ người dân trong việc chăm sóc, phát hiện sớm và phòng trừ sâu bệnh cho rau, hướng dẫn người dân áp dụng các KHKT mới vào sản xuất.

- Hình thành các nhóm, hội trồng rau trong thôn, xã để các hộ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, bên cạnh đó tránh tình trạng bị ép giá sản phẩm.

c. Về tiêu thụ sản phẩm

- Cán bộ nông nghiệp địa phương kết hợp với nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách xây dưng thương hiệu cho sản phẩm trên địa bàn. Tìm kiếm thị trường mới, xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm rau giúp người dân mở rộng thị trường, ổn định về giá để người dân yên tâm sản xuất.

- Đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, hạn chế qua các khâu trung gian nhằm giảm giá thành sản phẩm và không bị ép giá.

d. Về vốn

- Hỗ trợ vốn cho người dân để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất. Phần lớn những người dân không mở rộng được quy mô sản xuất hay đầu tư cho sản xuất đều thiếu vốn. Vì vậy, các cấp chính quyền cần hỗ trợ vốn cho người dân để họ phát triển sản xuất bằng cách cho vay với lãi suất thấp, thời hạn kéo dài để người dân yên tâm sản xuất.

42

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong thời gian thực tập tôi rút ra một số kết luận sau:

- Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã Xuân Lôi có lợi thế trong việc phát triển cây rau, cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, của cán bộ khuyến nông, sự tham gia nhiệt tình của người dân trong xã nên trong thời gian qua sản xuất rau của xã đã đạt được những kết quả nhất định:

- Qua 3 năm 2012 - 2014, số diện tích rau của toàn xã đã tăng lên, nếu như năm 2012 là 5,5 ha đến năm 2014 là 7,79 ha, hiệu quả kinh tế do cây rau đem lại cho hộ nông dân là khá cao, góp phần cải thiện thu nhập nâng cao đời sống người dân. Nhận thấy được hiệu quả từ cây rau đem lại nên ngày càng nhiều hộ dân đã đầu tư vào trồng rau với quy mô lớn cho năng suất và chất lượng cao.

- Hiệu quả kinh tế mà sản xuất rau mang lại cho người dân địa phương là cao trung bình sau 3 tháng 1 sào trồng bắp cải trừ đi mọi chi phí cho thu lại lợi nhuận 3383,53 nghìn đồng/vụ; sau 2 tháng 1 sào trồng su hào cho lợi nhuận 2293,85 nghìn đồng/vụ.

- Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập mà trong những năm tới cần tập

trung giải quyết. Cụ thể:

+ Về sản xuất: Sản xuất rau ở xã Xuân Lôi còn thiếu sự đầu tư về kỹ thuật, do vậy năng suất và chất lượng còn thấp.

+ Về tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là sản phẩm chưa có mẫu mã ổn định, công tác tổ chức tiêu thụ còn yếu kém, chưa liên kết được với các thương lái đến thu mua tận nơi, thị trường xuất khẩu chưa ổn định.

43

- Đứng trước một thực tế như vậy người dân trồng rau xã Xuân Lôi trong những năm tới cần phải giải quyết được những khó khăn trong khâu kỹ thuật trồng và tiêu thụ, đồng thời phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh hơn nữa, dần đưa cây rau trở thành cây cho thu nhập chính, cây mũi nhọn kinh tế của xã.

5.2. Kiến nghị

* Đối với Nhà nước:

- Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích rau và cho vay ngắn hạn để có vốn đầu tư cho chăm sóc. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường rau mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý.

- Hỗ trợ chương trình khuyến nông.

- Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chính sách, đặc biệt các chính sách trong nông nghiệp đối với các địa phương trung du, miền núi.

* Đối với tỉnh:

- Tỉnh uỷ tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp, giải pháp cho quá trình phát triển của cây rau cả về diện tích, năng suất, sản lượng và thị trường tiêu thụ. Xây dựng phương hướng sản xuất tiêu thụ cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ, đầu tư sản xuất về vốn, kỹ thuật, vật tư.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU TẠI XÃ XUÂN LÔI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 44 -44 )

×