0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng phát triển rau của các hộ nghiên cứu năm 2014

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU TẠI XÃ XUÂN LÔI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 -41 )

Trong 1 năm các hộ diều tra trồng nhiều loại rau, mùa nào thức ấy. Tuy nhiên su hào và bắp cải là 2 loại rau được người dân trồng nhiều nhất, do vậy đề tài tập trung nghiên cứu 2 loại rau này.

4.2.2.1. Nguồn nhân lực

Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động. Nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất rau tại địa phương là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được người dân tận dụng sức lao động gia đình là chính. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sản xuất rau của người dân.

Bảng 4.6: Tình hình nhân lực sản xuất rau của các hộ điều tra năm 2014

Thôn Số hộ Tuổi trung bình Tổng số nhân khẩu Tổng số lao động Đồng Tâm 20 41,8 92 50 Thi Đua 20 45,2 97 57 Xuân phong 20 39,8 88 47 Trung bình 60 42,2 4,6 2,6

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân năm 2015)

Kết quả tổng hợp cho thấy: trong 60 hộ điều tra độ tuổi bình quân chủ hộ của hộ là 42,2 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm sản xuất nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng rau. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh rau trong mỗi hộ gia đình.

Bình quân số nhân khẩu của mỗi hộ là 4,6 người/hộ. Trong đó, bình quân lao động chính có 2,6 lao động/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản

32

xuất của hộ điều tra tương đối ổn định.Việc chăm sóc rau không tốn nhiều lao động, chủ yếu sử dụng lao động gia đình mà những người ngoài độ tuổi lao động cũng có thể tham gia chăm sóc rau trong những công việc như: nhổ cỏ, tưới nước… Do sử dụng lao động gia đình nên các hộ hầu như không phải thuê thêm lao động, giảm được chi phí sản xuất. Theo kết quả điều tra các hộ trồng rau cho biết việc trồng và chăm sóc rau không quá khó nhưng tốn khá nhiều công chăm sóc, tuy nhiên cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa (khoảng 4-5 lần).

4.2.2.2. Nguồn đất sản xuất của hộ

Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực thuần nông như xã Xuân Lôi. Rau là cây chủ lực mang lại thu nhập chính cho gia đình. Để biết được diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra, ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.7: Diện tích đất trồng rau của các hộ điều tra năm 2014

ĐVT Tổng diện tích đất sản

xuất nông nghiệp Tổng diện tích rau

Tổng sào 453 187

Tỷ lệ % 100 41,28

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ nông dân năm 2015)

Từ bảng 4.7 cho thấy, qua số liệu điều tra tổng diện tích đất trồng rau của 60 hộ tại địa bàn nghiên cứu là 237,5 sào tức chiếm 37,88% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra. Trung bình tổng diện tích trồng rau của 60 hộ điều tra là 79,17 sào điều này cho thấy quy mô trồng rau của các hộ tương đối lớn, diện tích trồng rau chiếm gần một nửa diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU TẠI XÃ XUÂN LÔI HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 -41 )

×