Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển rau tại xã xuân lôi huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Lôi.

- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn xã Xuân Lôi. - Hiệu quả kinh tế mà cây rau mang lại.

- Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển rau trên địa bàn xã và các hộ điều tra.

- Giải pháp phát triển sản xuất rau trên địa bàn xã.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Với nội dung đề tài nghiên cứu như vậy thì tôi sẽ lựa chọn phương

pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện là tất cả các hộ được điều tra đều tham gia vào sản xuất rau trên địa bàn xã. Chọn 20 hộ nông dân trên một thôn và điều tra trên 3 thôn có diện tích trồng rau lớn nhất của xã:

17

thôn Thi Đua, thôn Đồng Tâm, thôn Xuân Phong. Tổng số mẫu điều tra là 60hộ/ 3 thôn.

3.3.2. Điều tra thu thập thông tin

* Địa bàn nghiên cứu

Dựa trên số liệu thứ cấp lựa chọn 3 thôn trong xã làm đơn vị nghiên cứu đại diện cho xã về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và đặc trưng của xã về trồng rau.

* Thu thập số liệu. + Số liệu thứ cấp

Số liệu thu thập từ tài liệu đã công bố của UBND xã Xuân Lôi, các báo cáo tổng kết của UBND xã, tài liệu sách báo và internet.

+ Số liệu sơ cấp.

* Phương pháp điều tra.

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp mà người theo dõi quan sát trực tiếp, tiếp xúc với đối tượng được kiểm tra, giám sát để quan sát, xem xét một cách cụ thể các diễn biến trồng rau và kết quả trồng rau để thu thập thông tin, số liệu. Quan sát thu thập những thông tin đã được sử dụng gồm cách tiếp cận và thu nhận thông tin từ thực tế.

- Sử dụng phương pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt về các hoạt động trồng rau, những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau.

- Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra thu thập thông tin về tình hình chung của các hộ sản xuất rau, các thông tin liên quan đến phát triển sản xuất rau, đánh giá của người dân về tình hình tiêu thụ sản phẩm, các kiến nghị và nhu cầu của người dân về phát triển sản xuất rau.

3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin

18

- Dùng phương pháp tổng hợp phân bổ, thống kê toán học xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích thông tin.

- Xử lý các thông tin định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp bằng phần mềm Excel.

- Xử lý thông tin định lượng: Thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo cáo, phỏng vấn, được thể hiện qua hình vẽ, bảng biểu.

3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch thông tin là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra, mã hóa thông tin. Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán theo những phương pháp khác nhau.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh thông tin qua các năm và các tiêu chí khác nhau trong đề tài nghiên cứu để thấy được sự biến đổi như thế nào của các thông tin từ đó thấy được hiệu quả kinh tế mà cây rau mang lại.

- Phương pháp lịch sử là tìm hiểu các thông tin của những năm trước xem sự thay đổi của các thông tin đó qua các năm như thế nào để thấy được tình hình phát triển của xã và hiệu quả kinh tế mà cây rau mang lại qua các năm.

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.4.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất rau

- Diện tích - Năng suất - Sản lượng

3.4.2. Chi phí đầu tư cho 1 sào rau

- Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,….) - Chi phí lao động.

19

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Lôi

4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, điều kiện thủy văn

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xuân Lôi là xã miền núi của huyện Lập Thạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 744,21 ha được chia thành 13 thôn dân cư, với 6.379 khẩu/1.897 hộ. Có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp thị trấn Lập Thạch

+ Phía Đông giáp xã Tử Du và xã Tiên Lữ + Phía Tây giáp huyện Sông Lô

+ Phía Nam giáp xã Văn Quán.

4.1.1.2. Địa hình

Xuân Lôi có cấu tạo địa tầng rất cổ, nằm trên một địa tầng rất vững vàng, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo mácma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy.

Lập Thạch được chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng miền núi, tiểu vùng trũng ven sông và tiểu vùng giữa. Xuân Lôi nằm trong tiểu vùng giữa. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.

Địa hình Xuân Lôi khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m, là xã thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

20

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Xuân Lôi thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 22°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500- 1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo và từ sông Lô trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụt một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn xã.

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích đất tự nhiên là 744,21ha trong đó: - Đất nông nghiệp chiếm 517,21 ha

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 430 ha + Đất lâm nghiệp: 67 ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 20,21 ha - Đất phi nông nghiệp: 159,3 ha. - Đất chưa sử dụng: 67,7 ha.

21

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2012 - 2014)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

Dt (ha) Cc (%) Dt (ha) Cc (%) Dt (ha) Cc (%) 13/12 (%) 14/13 (%) BQ 2014/2012 Tổng diện tích tự nhiên 744,21 100 744,21 100 744,21 100 100 100 100 I.Đất nông nghiệp 529,21 71,11 522,21 70,17 517,21 69,50 98,68 99,04 98,86

1.Đất sản xuất nông nghiệp 455,20 61,17 433,98 58,31 430,00 57,78 95,34 99,08 97,21

2. Đất lâm nghiệp 62,01 8,33 69,37 9,32 67,00 9,00 111,87 96,58 104,23

3. Đất nuôi trồng thủy sản 12,00 1,61 18,86 2,53 20,21 2,72 157,17 107,16 132,17

II. Đất phi nông nghiệp 141,50 19,01 151,83 20,40 159,3 21,40 107,30 104,92 106,11 III. Đất chƣa sử dụng 73,50 9,88 70,17 9,43 67,7 9,10 95,47 96,48 95,96

22

Qua bảng 4.1 ta nhận thấy tình hình sử dụng đất của xã Xuân Lôi trong 3 năm qua đã thay đổi nhưng không nhiều, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, cụ thể năm 2013 giảm còn 98,68% so với năm 2012. Đất dành cho sản xuất nông nghiệp năm 2014 có giảm còn 97,21% so với năm 2012, thay vào đó đất sản xuất lâm nghiệp có sự tăng năm 2014 tăng 104,23% so với năm 2012. Đất cho nuôi trồng thủy sản tăng nhanh năm 2014 tăng 132,17% so với năm 2012. Đất phi nông nghiệp tăng ít do dân số tăng dẫn đến diện tích đất ở tăng. Đất chưa sử dụng giảm do người dân mở rộng diện tích đất đất sản xuất.

Trong 3 năm qua xã đã đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã có nhiều doanh nghiệp được xây dựng trên địa bàn, dân số đã tăng lên do vậy đất phi nông nghiệp cũng tăng.

4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

- Với số dân 6454 người.

- Mật độ dân số 857,15 người / km2. Lực lượng lao động đông đảo. Đây

23

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Xuân Lôi qua 3 năm (2012 – 2014)

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 13/12 14/13 I. Tổng số hộ Hộ 1886 100 1897 100 1915 100 100,58 100,95

II. Tổng nhân khẩu Khẩu 6302 100 6379 100 6454 100 101,22 101,18

III. Tổng số lao động Người 4180 100 4293 100 4424 100 102,70 103,05

1. Lao động nông nghiệp Người 3189 76,29 2832 65,97 2529 57,17 88,81 89,30 2. Lao động CN-TTCN Người 834 19,95 1197 27,88 1368 30,92 143,51 114,29

3. Thương mại và dịch vụ Người 157 3,76 264 6,15 527 11,91 168,15 199,62

IV. Một số chỉ tiêu bình quân - - - - - - - - -

1. BQ khẩu/ hộ K/hộ 3,34 - 3,36 - 3,37 - - -

2. BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2,22 - 2,26 - 2,3 - - -

24

Hình 4.1: Cơ cấu lao động của xã Xuân Lôi trong 3 năm 2012- 2014

(Nguồn: UBND xã Xuân Lôi)

Qua bảng 4.2 ta nhận thấy cơ cấu về lao động ở xã đã có sự thay đổi rõ rệt trong 3 năm qua, cụ thể tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm từ 76,29% năm 2012 xuống 65,97% năm 2013 và chỉ còn còn 57,17% năm 2014, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã tăng một cách nhanh chóng, cụ thể như sau: ngành Công nghiệp - TTCN tăng từ 19,95% năm 2012 lên 30,92% năm 2014 và thương mại - dịch vụ tăng từ 3,76% năm 2012 lên 11,91% năm 2014. Nguyên nhân do những năm gần đây xã đã thực hiện nhiều giải pháp như nâng cao nhận thức về việc làm cho bản thân người lao động, thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu lao động cho người dân địa phương đã giúp giải quyết được lượng lao động ở nông thôn.

25

4.1.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã - Về trồng trọt

Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng qua 3 năm (2012 – 2014) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (Tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (Tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (Tấn) Lúa 364,4 48 945,5 364,4 45,89 1665,2 361,7 50,5 1.827,0 Ngô 90 23 207,0 91,5 24 219,7 77,7 10,2 194,1 Sắn 49,2 32 157,4 49,2 33,3 164,1 49,27 33,0 366,1 Khoai lang 5,3 9,5 12,2 31,2 9,7 303 19,41 20,4 395,51 Rau xanh 5,5 14 7,7 7,66 14,3 10,95 7,79 14,9 11,61 Đậu, đỗ các loại 4,9 4,1 2,1 5,1 4,1 2,1 2,9 4,2 1,21 Lạc 117,8 18,1 213,2 113,9 16,4 187,1 108,7 13,7 149,5 Cây ăn quả 13 113 147 13,5 118 160 15 135 203

(Nguồn: UBND xã Xuân Lôi)

Qua bảng 4.3 ta nhận thấy về trồng trọt ở địa phương khá ổn định trong 3 năm qua, diện tích một số loại cây trồng đã bi thu hẹp lại nhưng năng suất thì không ngừng tăng, để đạt được điều đó phải kể đến hoạt động chỉ đạo sản suất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các giống cây trồng có năng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất. Từ đó giúp đảm bảo an ninh lương thực của địa phương và nâng cao sức sản xuất.

26

- Về chăn nuôi

Bảng 4.4: Một số vật nuôi chính của xã trong 3 năm (2012-2014)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So Sánh (%) 13/12 14/13 Tổng đàn trâu, bò Con 1419 1321 1122 93,09 75,25 Tổng đàn lợn Con 3733 3584 3238 96,0 90,35 Tổng đàn gia cầm Con 30289 39161 38045 129,29 125,61 Tổng đàn ong mật Đàn 93 171 202 183,87 118,30 Thủy sản Ha 12 18,86 20,21 157,17 107,16

(Nguồn: UBND xã Xuân Lôi) Qua bảng 4.4 ta nhận thấy tình hình chăn nuôi của xã Xuân Lôi đã phát triển nhanh chóng qua những năm qua. Đàn gia cầm đã tăng từ 30.289 con năm 2012 tăng lên 38.045 con năm 2014, tăng 7.756 con (tức tăng 125,61%). Đàn ong mật cũng tăng lên đáng kể, từ 93 đàn năm 2012 tăng lên 202 đàn vào năm 2014 tăng 118,3%. Chỉ có đàn trâu bò và lợn là có biết động mạnh nhất lý do là tâm lý về giá cả không ổn định. Đàn trâu bò năm 2013 giảm 98 con và chỉ bằng 93,09% so với năm trước, nhưng năm 2014 giảm 199 con so với năm 2013 và chỉ bằng 84,94% so với năm 2013. Đàn lợn năm 2014 giảm 495 con chỉ bằng 86,74% so với năm 2012.

Về chăn nuôi ở xã đã đạt được những kết quả tốt trong 3 năm qua góp phần vào phát triển kinh tế của các hộ gia đình, năng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo về nguồn cung cấp lương thực cho xã và các địa phương khác.

4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông liên lạc: Huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông liên lạc, đầu tư cho các tuyến (305, 306, 307) trải nhựa apspan. Các con đương giao thông liên thôn ngày càng được bê tông hóa nhằm tạo điều kiện giao thông được dễ dàng thuận tiện. Huyện có tuyến đường liên

27

tỉnh đi qua với chiều dài 15km. Với 3 tuyến đường tỉnh lộ là (305, 306, 307) dài 47km, đường liên huyện xã 40 tuyến tổng chiều dài là 103 km và 723 km đường liên thôn xã.

b. Thủy lợi:

Phối hợp với công ty thủy lợi Lập Thạch, tăng cường kiểm tra kênh mương hồ đập, chỉ đạo tháo nước kịp thời, đảm bảo nhu cầu nước gieo cấy đúng vụ và tưới.

c. Ngành điện:

Huyện đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho xây dựng 40 km đường điện 35 KV, 85 km đường 10 KV, 48 trạm biến áp và 90 km đường hạ thế 0,4 KV. Cho đến nay 100% số xã trong huyện đã có điện thắp sáng và đã hoàn chỉnh mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn huyện.

4.1.2.5. Về y tế ,giáo dục a. Giáo dục

Ba nhà trường đã thực hiện tốt cuộc vận động hai không ,bốn nội dung, đánh giá đúng chất lượng, không chạy đua thành tích. Nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua “ xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” , cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “ mỗi thấy cô là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo”. Kết quả năm học 2013-2014 cả ba nhà trường đều đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ tiêu năm học đề ra.

Chất lượng giáo viên: Tổng số 30 cán bộ, giáo viên(21 biên chế, 09 hợp đồng), 100% đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ.

b. Mạng lưới y tế và trang thiết bị y tế

Đã duy trì tốt các hoạt độngchăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phối hợp với các ban ngành kiểm tra 32 lượt về thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, cửa hàng bánh kẹo tại chợ.

28

Thực hiện tập huấn công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho

đội ngũ y tế thôn bản, tập trung phòng ngừa các bệnh: Tiêu chảy cấp , chân tay miệng, HIV, Cúm A ( H5N1), Cúm A( H7N9), Sởi, Quai bị….

4.1.2.6. Công tác đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo

Thống kê các cơ sở sản xuất kinh doanh và điều tra lao động việc làm trên địa bàn xã năm 2013. Tổng số trong độ tuổi lao động: 4.424 lao động . Số hộ làm nghề phụ: 292 hộ( nghề tiểu thủ công nghiệp 110 hộ gốm các hộ cắt may, hàn sì, làm đậu, nấu rượu, xay xát, đồ gang, xẻ gỗ….; kinh doanh vận tải

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển rau tại xã xuân lôi huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)