Phương pháp xác định diện tích bề mặt riêng (BET)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hóa họcnghiên cứu tổng hợp, đặc trưng và một số ứng dụng của vật liệu chứa titan (Trang 57 - 59)

I.5.8.1. Cơ sở lý thuyết

Cơ cở của phương pháp xác định diện tích bề mặt riêng (S BET) của vật liệu dựa vào phương trình đẳng nhiệt hấp phụ BET:

V = (VmCX)/ [(1-X)(1-X+CX)] (I.11) Trong đó:

- X = P/P0: áp suất tương đối của chất bị hấp phụ (P: áp suất thực, P

0: áp suất bão hoà)

- V: thể tích chất bị hấp phụ cân bằng tại P/P0 (Vm: thể tích của đơn lớp) - C: hằng số đặc trưng cho năng lượng hấp phụ của lớp đầu tiên.

C = exp[(Ea - QL)/RT] (I.12)

Trong đó: Ea là nhiệt hấp phụ của lớp thứ nhất, QL là nhiệt hoá lỏng của chất bị hấp phụ.

Phương trình BET dựa trên ba giả thuyết sau:

1) Entanpy hấp thụ của các phân tử ở lớp thứ 2 trở đi thì bằng entanpy hoá lỏng. 2) Không có sự tương tác giữa các phân tử bị hấp phụ.

3) Số lớp hấp phụ tiến đến ∞ ở áp suất hơi bão hoà

Hình I.24. Các dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ theo phân loại IUPAC

Đường đẳng nhiệt kiểu I tương ứng với vật liệu mao quản vi mao quản hoặc không có mao quản . Kiểu II và III là của vật liệu mao quản có mao quản lớn d >50nm. Các vật liệu mao quản có kích thước MQTB có đường đẳng nhiệt kiểu IV và V. Phương trình BET ở trên được chuyển về dưới dạng:

P/V.(P0 - P) = 1/VmC + [(C - 1)/ VmC]. (P/P0) (I.13)

Tại một nhiệt độ nhất định, Vm và C là hằng số nên P/V. (P0 - P) phụ thuộc tuyến tính theo P/P0. Đường phụ thuộc thực nghiệm này cho phép xác định hệ số góc (C 1)/VmC và tung độ 1/VmC. Từ đó xác định Vm và suy ra SBET theo công thức:

I II

IV III

SBET = Vm. d.N.w/M (I.14) Trong đó: - d: khối lượng riêng.

- M: khối lượng phân tử của chất bị hấp phụ. - N: số Avogadro (N = 6,023 . 10 23mol -1).

- w: diện tích phần bề mặt bị chiếm bởi 1 phân tử bị hấp phụ.

Hình I.25. Sự phụ thuộc của P/V(P0 - P) theo P/P0

I.5.8.2. Thực nghiệm

Trong thực nghiệm, để xác định SBET của zeolit và các vật liệu mao quản khác, chất bị hấp phụ được dùng phổ biến nhất là N 2 (có ω = 0,162 nm2) trong khoảng P/P0 = 0,05 - 0,3, tại nhiệt độ T = 77K. Nếu Vm tính theo cm3/g thì SBET được tính theo m2/g dựa vào công thức:

SBET = 4,35 Vm (I.15)

Các thực nghiệm xác định SBET các vật liệu nghiên cứu của luận án được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Hóa lý thuyết và H óa lý, khoa Hóa học đại học sư phạm Hà Nội I và khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hóa họcnghiên cứu tổng hợp, đặc trưng và một số ứng dụng của vật liệu chứa titan (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)