Ứng dụng GMPLS trong mạng chuyển mạch quang tự động (ASON)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch đa nhãn giao thức tổng quát (Trang 86 - 89)

Kiến trúc của ASON phân tách thành hai mặt phẳng có chức năng chuyên biệt, gồm mặt phẳng truyền tải thực hiện chức năng truyền tải lưu lượng số liệu người sử

dụng trong mạng quang (chức năng mạng OTN) và mặt phẳng điều khiển thực hiện chức năng điều khiển tựđộng các hoạt động của mạng truyền tải thông qua báo hiệu dưới đây.

Mục đích của mảng điều khiển mạng ASON là:

• Thực thi cấu hình kết nối nhanh và hiệu quả trong lớp mặt phẳng truyền tải để hỗ trợ các kết nối mang tính động.

• Cấu hình hoặc thay đổi các kết nối thông qua báo hiệu thiết lập trước.

• Thực hiện chức năng khôi phục mạng.

Hình.3.34 Ứng dụng GMPLS trong mạng ASON

Sự khác biệt duy nhất giữa mạng OTN truyền thống với mạng ASON đó là chức năng điều khiển tựđộng dựa trên mặt phẳng điều khiển. Các chức năng chính của mặt phẳng điều khiển ASON bao gồm: khám phá topo mạng, định tuyến quang, báo hiệu, bảo vệ và khôi phục end-to-end, cung cấp OCh end-to-end tự động, quản lý nút/tuyến, chính sách, xử lý QoS, giám sát phẩm chất, chức năng giao tiếp UNI.

Các thông tin trao đổi trong quá trình điều khiển sẽ được thực hiện qua các giao diện báo hiệu UNI, I-NNI và E-NNI; trong đó UNI là giao diện giữa miền quản lý và người sử dụng, I-NNI là giao diện giữa thành phần trong nội miền và E-NNI

là giao diện ngoại miền. Trong đó, các luồng thông tin trao đổi qua UNI thực hiện các chức năng: điều khiển cuộc gọi, khám phá tài nguyên, điều khiển kết nối, lựa chọn kết nối. Luồng thông tin trao đổi qua I-NNI hỗ trợ những chức năng sau: khám phá tài nguyên, điều khiển kết nối, lựa chọn kết nối, định tuyến kết nối. Luồng thông tin trao đổi qua I-NNI hỗ trợ những chức năng sau: điều khiển cuộc gọi, khám phá tài nguyên, điều khiển kết nối, lựa chọn kết nối, định tuyến kết nối.

Mặt phẳng truyền tải thực hiện chức năng truyền dẫn hai hướng hoặc đơn hướng tín hiệu của khách hàng giữa các nút mạng truyền tải. Những chức năng chính bao gồm: kết nối chéo quang, xen/rẽ quang, nhóm lưu lượng, biến đổi bước sóng, tách/ghép kênh quang, bảo vệ và phát hiện sai hỏng, giám sát chất lượng truyền dẫn..

Về công nghệ báo hiệu cho mạng ASON, hiện nay ITU-T đã chấp thuận hai công nghệ báo hiệu sử dụng trong mạng truyền tải quang đó là GMPLS (chuyển mạch nhãn tổng quát đa giao thức thế hệ mới được thúc đẩy bởi IETF) và PPNI (giao thức báo hiệu sử dụng trong mạng ATM). Tuy nhiên, do sự suy thoái của công nghệ ATM trong gần thập kỷ qua và sự phổ biến của các mạng chạy trên giao thức IP nên thực tế, GMPLS hiện được xem là lõi cho hoạt động báo hiệu của mạng truyền tải.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ, mảng điều khiển sẽ thực hiện một cách tự động các tác nghiệp của nhà cung cấp. Những tác nghiệp tự động này được thực hiện nhờ hệ thống báo hiệu thông qua việc trao đổi các bản tin giữa thiết bị khách hàng và nhà cung cấp qua giao diện UNI, giữa các mạng của nhà cung cấp qua giao diện NNI.

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM BẢN TIN BÁO HIỆU RSVP-TE/GMPLS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch đa nhãn giao thức tổng quát (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)