Thông thường nhãn đầu vào của một liên kết được xác định bởi hướng ra của nút (downstream-side node) khi bản tin RESV được truyền đi và thông báo tới hướng vào của nút (upstream –side node).
Thực tếđối với lớp bước sóng (lamda layer), việc thiết lập nhãn tương ứng với bước sóng gặp phải các vấn đề sau:
• Khi thiết bị truyền dẫn của hướng vào (upstream side) của nút không hỗ
nút đã xác định. Nguyên nhân do các bộ laser chuyển đổi bước sóng là rất
đắt nên các bước sóng đầu ra bị hạn chế.
• Sự hạn chế của khả năng biến đổi bước sóng tại các nút trung gian. Lúc này các nút không thể thực hiện việc chuyển mạch tương ứng của các nhãn của liên kết đầu vào và đầu ra.
Đối với lớp gói (packet layer), việc thiết lập nhãn tương ứng với việc thiết lập tuyến của một đường chuyển mạch nhãn (LSP). Nhưng trong lớp bước sóng (lamda layer), việc thiết lập nhãn không chỉ thiết lập đường chuyển mạch nhãn mà còn là việc ấn định tài nguyên mạng và là sự hạn chế bước sóng truyền dẫn của bộ phát cũng như biến đổi bước sóng. Trong một số trường hợp, hướng vào của nút yêu cầu hạn chế giá trị của nhãn đối với hướng ra của nút khi bản tin PATH được gửi đi từ
hướng vào. Tập các nhãn được định nghĩa là một nhóm của các nhãn đã được hạn chế bởi hướng vào của nút.
Ví dụ quá trình khởi tạo nhãn đối với lớp bước sóng.
Hình.3.26 Thiết lập nhãn
• Ta xét 4 nút A,B,C,D, coi như các nút không có khả năng biến đổi bước sóng. Nút A là nút nguồn có khả năng phát các bước sóng đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương với các giá trị nhãn tương ứng 101, 115, 120 và 150.
• Trong mỗi nút, tương ứng với liên kết nối tới một nút là một nhãn có giá trị duy nhất cho liên kết đó.
• Nút B, giá trị nhãn tương ứng với các bước sóng đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương là 101, 115, 120 và 150.
• Nút A gửi bản tin PATH chứa tập các nhãn đã được hạn chế
(101,115,120,150) tới nút B.
• Tại nút B, do không có chức năng biến đổi bước sóng nên nó phải sử
dụng nhãn tương ứng trong tập nhãn cho liên kết giữa nút B và nút C. Ánh xạ tương ứng giữa bước sóng và nhãn được chỉ ra trong bảng dưới
đây.
Nút B: Tương ứng bước sóng và nhãn Nút C: Tương ứng bước sóng và nhãn
Đầu vào Đầu ra Bước sóng Đầu vào Đầu ra Bước sóng
101 201 Đỏ 201 301 Đỏ
115 215 Vàng 215 315 Vàng
120 220 Xanh lá cây 220 320 Xanh lá cây
150 250 Xanh dương 250 350 Xanh dương
• Nhãn được ấn định cho mỗi liên kết là duy nhất, tuy nhiên các nhãn cho liên kết giữa nút A và nút B, giữa nút B và nút C có thể có giá trị như
nhau hoặc khác nhau.
• Trong ví dụ trên ta giả sử liên kết giữa nút B và nút C không hỗ trợ bước sóng vàng tương ứng với nhãn 215.
• Do nút B không có khả năng biến đổi bước sóng nên nút B truyền tập các nhãn (201, 220, 250) tới nút C.
• Tại liên kết giữa nút C và nút D, bước sóng xanh lá cây không được hỗ
trợ. Vì thế tại nút C tập nhãn cũng được hạn chế. Nút C chỉ gửi tập nhãn (301, 320) tới nút D.
• Nút D nhận được tập nhãn (301, 320), nó có thể chọn một nhãn trong tập này. Giả sử nút D chọn nhãn 301 và gửi lại nhãn này tới nút C trong bản tin RESV.
• Nút C chọn nhãn 201 từ tập (201, 220, 250) để tạo một đường chuyển mạch nhãn (LSP) bước sóng đỏ.
• Quá trình diễn ra tương tự khi B chọn nhãn 101 từ tập nhãn (101, 115, 120,150) và thông báo tới nút A thông qua bản tin RESV.
• Quá trình trên thiết lập một đường chuyển mạch nhãn (LSP) sử dụng bước sóng đỏ giữ nút A và nút D.
• Nếu không có hạn chế tập các nhãn, giả sử nút D chọn nhãn 315 để thiết lập liên kết giữa nút C và nút D. Nhưng nút C không có chức năng biến
đổi bước sóng nên nó không thể tạo liên kết tới nút B do đó đường chuyển mạch nhãn (LSP) không được thiết lập.
• Ta có thể thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng tập các nhãn có thể giải quyết
được hạn chế của các nút (không có khả năng biến đổi bước sóng) trong việc thiết lập các đường chuyển mạch nhãn (LSP).
3.6.5 Kiến trúc báo hiệu 3.6.5.1 Phân cấp báo hiệu