Các khái niệm trong định tuyến GMPLS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch đa nhãn giao thức tổng quát (Trang 44 - 49)

Trong GMPLS, đường chuyển mạch nhãn của lớp thấp hơn có thể trở thành liên kết của một đường chuyển mạch nhãn ở lớp cao hơn.

Khi một đường chuyển mạch nhãn (LSP) của lớp thấp hơn được thiết lập, nó

được quảng bá trong mạng như là một liên kết của lớp trên nếu được nhìn tự lớp trên tại nút khởi tạo của LSP đó. Đường chuyển mạch nhãn (LSP) đó được gọi là liên kết thiết kế lưu lượng (TE-link).

Hình.3.13 Khái niệm liên kết TE

Ví dụ trong hình (a), trong lớp TDM, đường chuyển mạch nhãn (TDM-LSP) hoạt động như một liên kết TE giữa lớp gói và lớp TDM.

Khi đường chuyển mạch nhãn của lớp gói (PSC-LSP) được thiết lập, tuyến

Trong mạng GMPLS, một liên kết vật lý như sơi quang cũng có thể được gọi là một liên kết TE, ởđây không có sự phân biệt giữa liên kết vật lý và liên kết ảo.

3.5.2.2 Liên kết không đánh số

Trong mạng MPLS, giao diện của một liên kết có thể được ấn định bằng một

địa chỉ IP. Dựa vào địa chỉ IP có thể xác định được liên kết trong mạng.

Trong mạng GMPLS, số lượng bước sóng trên một sợi quang có thể lên tới hàng trăm, vì thế không thểấn định địa chỉ IP cho giao diện của mỗi bước sóng.

GMPLS xác định liên kết TE thông qua một tham số nhận diện liên kết (link ID). Nó được gán với giao diện của liên kết. Thưc tế vẫn cần một địa chỉ IP để gán cho giao diện trong phục vụ cho các nhiệm vụ khác, nhưng (link ID) là không thể

thiếu và nên được quy hoạch duy nhất trong mỗi bộđinh tuyến.

Có thể xác định một liên kết bên trong mạng thông qua việc xác định nhận diện bộđịnh tuyến (Router ID) và nhận diện liên kết (link ID).

Qua các phân tích trên ta dẫn tới khái niệm một liên kết được xác đinh thông qua route ID và link ID được gọi là liên kết không đánh số (unnumbered link).

3.5.2.3 Bó các liên kết

Là quá trình tích hợp các liên kết có cùng chung đặc tính vào thành một liên kết TE.

Điều kiện để xem các liên kết có cùng chung đặc tính: 1. Các liên kết đươc thiết lập giữa cùng các nút.

2. Các liên kết là cùng loại (điểm-điểm/ điểm-đa điểm). 3. Các liên kết có cùng (giá) TE metric.

4. Các liên kết thuộc cùng lớp tại nguyên.

Việc bó các liên kết thành một liên kết TE làm tăng khả năng địng tuyến trên diện rộng, bởi giao thức định tuyến giảm bớt được số lượng bản tin quảng bá về

trạng thái của liên kết.

Tuy nhiên việc bó các liên kết như trên cũng có thể làm xót (thiếu) các tại nguyên riêng lẻ của các liên kết. Ví dụ như thiết lập giá trị tối đa dung lượng trống

của một liên kết được bó bằng giá trị tối đa dung lượng trống của một tài nguyên

đơn lẻ. Yêu cầu phải có sự cân bằng giữa hiệu quả của việc giảm lượng thông tin quảng bá và dung lượng lưu trữ tài nguyên thông tin.

3.5.2.4 Quảng bá liên kết điều khiển lưu lượng (TE-link advertisement)

Trong mạng IP/MPLS, trạng thái liên kết giữa các bộ định tuyến được quảng bá sử dụng bản tin LSA(Link-State Advertisement) Loại-1.

Đối với mạng GMPLS bản tin “opaque” LSA được sử dụng để quảng bá thông tin của liên kết TE.

Dưới sự thống nhất của tổ chức IETF, LSA(Link-State Advertisement) Loại- 10 được sử dụng do nó hỗ trợ giao thức định tuyến bên trong một vùng mạng.

Khuôn dạng bản tin “opaque” LSA được trình bầy như hình dưới đây:

Hình.3.14 Bản tin “opaque” LSA

Thông tin “opaque” được “opaque” LSA quảng bá theo khuôn dạng TLV(Loại-chiều dài-giá trị(biến)).

Có hai loại khuôn dạng TLV:

• Bộđịnh tuyến TLV diễn giải thông tin định tuyến.

• Liên kết TLV diễn giải thông tin liên kết.

Giao thức OSPF mở rộng trong GMPLS có định nghĩa các đơn vị TLV của liên kết TLV, các đơn vị TLV từ loại 1 đến loại 10 được mở rộng để hỗ trợ cho thiết kế và điều khiển lưu lượng trong mạng MPLS. Các mở rộng còn lại được dành cho mạng GMPLS được trình bầy dưới như bảng dưới đây:

Loại Sub-TLV Chiều dài Tên Chú thích

1 1 Loại liên kêt 2 4 Nhận diện liên kết 3 4 Địa chỉ IP của giao diện địa phương 4 4 Địa chỉ IP của giao diện đầu xa 5 4 “Giá” của lưu lượng 6 4 Băng thông tối đa 7 4 Băng thông tối đa dự trữ 8 32 Băng thông không dành sẵn 9 4 Nhóm quản trị

11 8 Nhận diện liên kết địa phương/đầu xa Dùng cho GMPLS

14 3 Loại bảo vệ liên kết Dùng cho GMPLS

15 Thay đổi Miêu tả khả năng chuyển mạch của giao diện Dùng cho GMPLS

16 Thay đổi Nhóm liên kết chia sẻ rủi ro Dùng cho GMPLS

Bảng.3.1 Bảng miêu tả loại đơn vị TLV

Sub-TLV=11(nhận diện liên kết địa phương/đầu xa): Chiều dài 8 octets, mỗi trường nhận diện liên kết “local” và “remote” chiếm 4 octets. “Local” là nút đầu gần của liên kết, “remote” là nút phía đầu xa của liên kết. Nhận diện liên kết local/remote được sử dụng trong trường hợp một liên kết không đánh số. Nếu không xác định được nhận diện liên kết TE đầu xa “remote”, nó sẽđược đặt bằng 0.

Sub-TLV=14(loại bảo vệ liên kết): Chiều dài 4 octets, loại bảo vệ liên kết xác

định độ tin cậy của liên kết. Octet đầu tiên định nghĩa loại bảo vệ liên kết.

0x01: (Lưu lượng phụ trội): Đây là một liên kết bảo vệ các liên kết khác, lưu lượng chạy trên liên kết này là “best-effort”. Giả sử có lỗi tại một liên kết và dữ liệu LSP của liên kết đấy được liên kết bảo vệ, tiếp đến một liên kết được bảo vệ khác cũng xuất hiện lỗi, dữ liệu LSP tiếp tục được chuyển tới liên kết bảo vệ, do đó dữ liệu LSP trước đó sẽ bị mất.

0x02: (Không bảo vệ): Liên kết này không được bảo vệ bởi các liên kết khác, khi có lỗi xảy ra, dữ liệu LSP trên liên kết này sẽ bị mất.

0x08: (Chia sẻ): Có một hoặc nhiều liên kết bảo vệ liên kết đó. Tuyến của liên kết chia sẻ(shared type) và tuyến của liên kết lưu lượng phụ trội (extra-traffic- type) là độc lập với nhau. Loại liên kết lưu lượng phụ trội (extra-traffic-type) có thể lại được dùng cho nhiều liên kết loại chia sẻ (shared-type).

0x08: Loại 1:1: Có một liên kết lưu lượng phụ trội (extra-traffic-type) bảo vệ

một loại 1:1. Tuyến của loại 1:1 và tuyến của liên kết phụ trội (extra-traffic- type) là độc lập với nhau.

0x10: Loại 1+1: Có một liên kết độc lập chuyên biệt bảo vệ một loại 1+1. Nhưng liên kết bảo vệ loại 1+1 không được lựa chọn làm tuyến chuyển mạch nhãn (LSP) do nó không được quảng bá như một trạng thái liên kết.

0x20: Loại nâng cao: Loại này tin cậy hơn loại 1+1. Ví dụ có 2 hoặc nhiều hơn tuyến độc lập chuyên biệt bảo vệ loại 1+1.

Sub-TLV=15(Nhận diện khả năng chuyển mạch của giao diện): Chiều dài thay đổi. Một trường chiều dài 1 octet xác định khả năng chuyển mạch, một trường chiều dài 1 octet khác xác định loại mã hóa. Trường chiều dài 1 octet còn lại nhận diện băng thông đường chuyển mạch nhãn tối đa cho mỗi mức ưu tiên. Có tối đa 8 mức ưu tiên.

Liên kết được nối tới nút thông qua giao diện. Trong thực tế mạng GMPLS mỗi một loại giao diện có khả năng hỗ trợ loại chuyển mạch khác nhau.

Ví dụ: khi một giao diện của một liên kết không thể nhận diện gói, nó có thể

tiến hành việc chuyển mạch bằng một đơn vị kênh bên trong SDH payload. Giao diện tại các đầu cuối của liên kết không yêu cầu có loại chuyển mạch giống nhau.

Có một số loại chuyển mạch: PSC, TDM, LSC, FSC.

Một số loại mã hóa bao gồm: gói(packet), ethernet, khung số hóa (digital wrapper), bước sóng(lamda), sợi quang (fiber). Loại mã hóa xác định loại mã hóa mà giao diện có thể hỗ trợ.

(PSC,PSC): Liên kết giữa các bộđịnh tuyến IP. (TDM,TDM): Liên kết giữa DXC và DXC. (LSC,LSC): Liên kết giữa OXCs.

(PSC,TDM): Liên kết giữa bộđinh tuyến IP và TDM. (PSC,LSC): Liên kết giữa bộđịnh tuyến IP và OXC. (TDM,LSC): Liên kết giữa TDM và LSC.

(PSC,PSC+LSC): Liên kết giữa bộđịnh tuyến IP và nút (có cả chức năng đinh tuyến IP và OXC).

Sub-TLV=16(nhóm liên kết chia sẻ rủi ro): Chiều dài thay đổi, nhóm liên kết chia sẻ rủi ro là sự tập trung của nhiều liên kết cùng chịu ảnh hưởng bởi một lỗi.

Ví dụ:

Giả sử có nhiều bước sóng trong một sợi quang và nhiều đường chuyển mạch nhãn LSC-LSP được thiết lập như một liên kết sử dụng một bước sóng của cùng sợi quang. Các liên kết giữa nút nguồn và nút đích có thể khác nhau.

Khi một lỗi xảy ra với liên kết sợi quang, tất cả các liên kết (LSC-LSP) đều

đồng thời chịu ảnh hưởng như nhau.

Vì thế trong mạng GMPLS mỗi một liên kết có thể chọn một tuyến độc lập và có thể chia sẻ rủi ro bằng cách xác định xem nó có thuộc nhóm liên kết chia sẻ rủi ro nào hay không.

Một nhóm liên kết chia sẻ rủi ro được ấn định một giá trị độc lập bên trong mạng và giá trị này có chiều dài 4 octets.

Một liên kết có thể thuộc nhiều nhóm liên kết chia sẻ rủi ro (risk-shared-link group).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch đa nhãn giao thức tổng quát (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)