KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO (PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013 (Trang 51 - 64)

6. Bố cục khóa luận

3.2.KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO

Qua thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện phấn đấu đạt chuẩn như sau:

Một là: Cần tiếp tục thay đổi và nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư nông thôn về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hai là: Lựa chọn các hạng mục, tiêu chí ưu tiên đầu tư; có kế hoạch triển khai, lộ trình rõ ràng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và nguồn lực có khả năng đáp ứng để thực hiện các hạng mục, tiêu chí đã xác định.

Ba là: Những tiêu chí có thể xã hội hóa như: xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, môi trường cần phát huy tối đa vai trò nhà nước và nhân dân cùng làm.

Bốn là: Chú ý đầu tư hơn cho những ứng dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, gieo trồng và chăn nuôi để mạng lại năng suất, chất lượng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.

47

Trên cơ sở rút ra kinh nghiệm, Đảng bộ huyện Lâm Thao sẽ đề ra những giải pháp chủ yếu trong thời gian tới:

Tiếp tục quán triệt, sâu rộng và cụ thểhơn nữa quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình, cơ chế thực hiện, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia chương trình; phải làm cho các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên và tầng lớp nhân dân hiểu và chuyển biến căn bản nhận thức về tính chất, yếu tố, yêu cầu cấp bách của việc xây dựng nông thôn mới. Nhất là phải làm cho người dân hiểu và phát huy được vai trò chủ thể của mình trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, tạo sự thống nhất cao trong công tác chỉ đạo, sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện với phương châm huy động sức mạnh nội lực của địa phương, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước và bên ngoài, phát huy tính sáng tạo của cán bộ cơ sở và toàn dân.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011- 2020, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền cần tập trung chỉ đạo cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy hoạch chung của huyện. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất, tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất rau an toàn, cánh đồng mẫu lớn, vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Đẩy mạnh thu hút và huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt công tác huy động các nguồn lực đầu tư cho chương trình, phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, các nguồn vốn trong và

48

ngoài nước, lồng ghép các chương trình, dự án, tăng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. Trước mắt, ưu tiên hoàn thành các tiêu chí không sử dụng nhiều kinh phí như vệ sinh môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt, chỉnh trang nhà cửa, sân vườn, cổng của từng hộ gia đình.

Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho công tác đào tạo đội ngũ khuyến nông cơ sở, đào tạo nghề, phát triển nghề mới. Đồng thời củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các làng nghề hiện có. Hỗ trợ các làng nghề tìm kiếm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu... Ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và chế biến nông sản, lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ sạch và thu hút nhiều lao động nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa và các hình thức sản xuất chuyên canh, trang trại và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm. Nghiên cứu lựa chọn máy móc phù hợp với đồng ruộng để tiếp tục nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa quy trình sản xuất.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa - xã hội. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, tiếp tục xây dựng hệ thống trường học theo tiêu chí chuẩn Quốc gia, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; mở rộng liên kết đào tạo nhân lực và tăng cường mở lớp huấn luyện, bồi dưỡng, dạy nghề, chú trọng đào tạo nghề tại chỗ cho lao động nông thôn.

49

Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 08- NQ/HU, ngày 08/9/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã giai đoạn 2011- 2015 nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh. Xây dựng môi trường văn hóa nông thôn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa; hoàn thiện đồng bộ thiết chế văn hóa cộng đồng, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Giải quyết có hiệu quả vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, sạch đẹp. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt đề án thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn giai đoạn 2011- 2016; thực hiện tốt chỉ thị của Ủy ban nhân dân huyện về ra quân tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 hàng tuần từ cơ quan công sở đến các khu dân cư; xây dựng hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư, các khu tập kết phân loại và xử lý rác; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Khuyến khích người dân có chăn nuôi xây dựng các công trình hầm khí Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xây dựng các bể chứa nước thải sinh hoạt có sử dụng hóa chất, tẩy rửa... tại vườn nhà nhằm xử lý từng bước trước khi xả tràn ra hệ thống rãnh thoát nước của khu dân cư. Chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác mới, phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, giảm sử dụng hóa chất độc hại trên đồng ruộng.

Củng cố, kiện toàn, tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở; Ban Quản lý, Ban Phát triển nông thôn

50

mới ở xã và khu dân cư. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý, Ban Phát triển thôn cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện từng tiêu chí trên địa bàn mình phụ trách; chỉ đạo triển khai thực hiện đánh giá theo đúng quy trình của Ủy ban nhân dân tỉnh. Phát hiện nhân rộng những cách làm hay, những cách làm mới, đặc biệt là việc thu hút các nguồn lực; đồng thời phát hiện nững hạn chế, thiếu sót, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho những năm tiếp theo.

Tiểu kết chương 3

Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, sự giám sát của HĐND, sự chỉ đạo điều hành đồng bộ, tích cực của UBND huyện, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp và toàn thể các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá. Các ngành kinh tế mũi nhọn được đầu tư phát triển kinh tế tiếp tục được phát triển, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng cao, cơ cấu lao động được chuyển dịch tích cực, an sinh xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm nhất định, từ đó Đảng bộ huyện Lâm Thao đã rút ra được những kinh nghiệm và đề ra được giải pháp thực thi cho giai đoạn sau.

Đảng bộ huyện Lâm Thao cần giám sát chặt chẽ các công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở từng xã, thôn nhằm “đạt được mục tiêu đến năm 2015 cơ bản có 100% các xã (12/12 xã) đạt xã nông thôn mới để trở thành huyện nông thôn mới; phấn đáu đến năm 2020 cơ bản trở thành huyện công nghiệp” [15, tr.9].

51

KẾT LUẬN

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” [3, tr.2]. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là con đường tất yếu để đưa nông ngiệp, nông thôn nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Là tiền đề quan trọng để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lâm Thao là một huyện có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi dày đặc với lưu lượng dòng chảy lớn vừa thuận lợi cho giao thông đường thủy vừa phát triển ngành chăn nuôi thủy sản và cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện có nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời, nhân dân có truyền thống đoàn kết biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tập thể lãnh đạo biết khơi dậy và phát huy những thế mạnh của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn.

Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đặc biệt là dưới ánh sáng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lâm Thao lãnh đạo toàn thể nhân dân nỗ lực phấn đấu, ra sức xây dựng nông thôn mới và đạt được kết quả cao, đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, sự nghiệp văn

52

hóa, giáo dục, y tế phát triển. Lâm Thao trở thành một trong 7 huyện dẫn đầu cả tỉnh về giáo dục, đào tạo.

Những thành tựu nêu trên là kết quả của quá trình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc đánh giá sơ kết rút kinh nghiệm. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cách thức triển khai thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý xã và người dân ở cơ sở các nội dung thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, nhân dân Lâm Thao luôn chăm chỉ, chịu khó, đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được những kết quả quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện còn gặp phải nhiều khó khăn như: Chịu tác động của sự suy thoái nền kinh tế; việc chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ; trình độ dân trí còn thấp; các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được thực hiện một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả sản xuất chưa cao. Chính vì vậy, chúng ta cần tiến hành xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, bê tông hóa toàn bộ đường làng ngõ xóm.

Đảng bộ huyện Lâm Thao cần triển khai lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện, tiềm năng của địa phương để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân, các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, phát triển sản xuất. Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động. Tập trung huy động và lồng ghép các các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hệ thống các công trình thuộc nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế- xã hội tại các xã trên địa bàn huyện. Đồng thời, không ngừng đổi mới hệ thống quản lý kích cầu sản xuất, làm ra nhiều hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

53

Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm bảo tính thống nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể có định hướng dài hạn, đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu tính thống nhất trong phát triển với năng lực hiện tại của cộng đồng. Cần đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Lâm Thao để đảm bảo hoàn thành theo kế hoạch đề ra; tạo điều kiện cho Lâm Thao tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới như: Vốn trái phiếu Chính phủ, vốn của các tổ chức quốc tế,…Đồng thời, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên hỗ trợ lồng ghép các dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Lâm Thao nhằm sớm đạt được tiêu chí Thủy lợi; hỗ trợ triển khai thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp cận đô thị tập trung vào cánh đồng mẫu lớn của xã Cao Xá, Vĩnh Lại và vùng sản xuất rau an toàn tại Tứ Xã.

Xây dựng nông thôn mới từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu là quá trình lâu dài, nhiều khó khăn thử thách. Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao cần kiên trì, tích cực tìm tòi học tập và rút ra kinh nghiệm để có những biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mình góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Lâm Thao.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2009), Nghị quyết phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, số 28/NQ- TU.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn, số 26- NQ/TW.

4. Bộ kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Tài chính (2011), Thông tư liên tịch Hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO (PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013 (Trang 51 - 64)