Về hệ thống chính trị và an ninh trật tự ở nông thôn

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO (PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013 (Trang 44)

6. Bố cục khóa luận

2.2.5.Về hệ thống chính trị và an ninh trật tự ở nông thôn

Bao gồm hai tiêu chí:

Tiêu chí 18 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh): Tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ xã để đạt chuẩn theo quy định; phấn đấu Đảng bộ, chính quyền xã đạt chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Tiêu chí 19 (An ninh, trật tự xã hội): các xã phấn đấu hàng năm đều giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn.

Sau bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, hệ thống chính trị ở cơ sở đã được củng cố và kiện toàn một bước; các cấp ủy đảng đều có Nghị quyết và chương trình hành động trong xây dựng nông thôn mới. Hoạt động của đảng bộ cơ sở đều chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thuyết phục vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Do đó, nhận thức của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên; phấn khởi tin tưởng, tích cực tham gia đóng góp, ngày công, hiến đất, ủng hộ tiền của góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới.

Công tác cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tiếp tục có chuyển biến rõ nét; thực hiện rà soát, bổ sung các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa ở cấp huyện và các xã. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng, đảm bảo 100% cán bộ chuyên trách và cán bộ công chức đạt chuẩn về chuyên môn. “Trong năm 2013, có 165 cán bộ được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị; điều động, bổ nhiệm 06 đồng chí cán bộ lãnh đạo

40

nhằm tăng cường củng cố công tác ở các phòng ban của huyện” [14, tr.8 ].Tổ chức xét tuyển biên chế giáo viên mầm non, thi tuyển công chức kế toán cho toàn bộ các trường mầm non. Chỉ đạo thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hiện xếp loại, bình xét các đơn vị, cá nhân đạt thành tích tốt.

Thường xuyên duy trì mối quan hệ phối hợp và tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội; thực hiện chức năng tham gia xây dựng chính quyền và chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo quản lý tốt các hoạt động tôn giáo; thường xuyên giám sát các hoạt động tà đạo trái phép để có kịp thời xử lý. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, hỗ trợ tư pháp và thi hành án; làm tốt công tác hộ tịch, chứng thực theo quy định.

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được duy trì. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, ma tuý, phòng chống buôn bán người và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về đảm bảo an ninh trật tự giai đoạn 2011 - 2015; chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn. Tăng cường nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; mở các đợt tấn công trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; chú trọng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo.

Lực lượng dân quân tự vệ, công an các xã hàng năm đều được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện hiệu quả phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

41

Như vậy, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã triển khai, thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả hình thức tổ chức sản xuất cho nhân dân, các dự án tưới tiêu, nuôi trồng trên địa bàn với tổng vốn đầu tư là 8.626.977.600 đồng. Trong đó: Nhà nước hỗ trợ là 3.535.000.000 đồng, nhân dân và HTX là 5.091.977.600 đồng.

Tính tới thời điểm này, hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều đạt trung bình từ 11-16 tiêu chí (trong bộ 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới). Cụ thể, “xã Sơn Dương được đặt làm xã điểm, đã đạt được 16 tiêu chí.Các xã đạt 15 tiêu chí có 1 xã: Sơn Vi.Các xã đạt 14 tiêu chí có 4 xã: Kinh Kệ, Vĩnh Lại, Cao Xá, Thạch Sơn. Các xã đạt 13 tiêu chí có 2 xã: Tứ Xã, Xuân Lũng. Các xã đạt 12 tiêu chí có 3 xã: Bản Nguyên, Tiên Kiên, Hợp Hải. Xã đạt 11 tiêu chí có 1 xã: Xuân Huy” [15, tr.7].

Tiểu kết chương 2

Huyện Lâm Thao những năm qua có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội luôn duy trì ở mức độ cao và ổn định, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được quan tâm, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Thực hiện Nghị quyết 26-NĐ/T ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X và bộ tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ ban hành về vấn đề xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Lâm Thao đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban quản lý ở 12 xã trên địa bàn. Phối hợp các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội xây dựng chương trình hành động để tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên về chủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

42

Tập trung chỉ đạo các xã làm tốt công tác xây dựng, quy hoạch đến tháng 6 năm 2011 UBND huyện Lâm Thao đã phê duyệt xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 12 xã trên địa bàn. Việc quản lý và thực hiện quy hoạch đã cơ bản theo quy hoạch chi tiết của từng tiêu chí như: Phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng...

UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện, công khai quy hoạch đến tận khu dân cư, tại hội trường và phòng họp của UBND xã để toàn thể cán bộ và nhân dân được biết.Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, chung sức xây dựng nông thôn mới thể hiện bằng việc hiến công, hiến đất để làm đường giao thông nội đồng và đường giao thông nông thôn. Số hộ dân tham gia hiến đất làm đường giao thông là 173 hộ, diện tích đất được hiến là 4.145,7 m2

, tổng kinh phí ước tính là 435.749.000 đồng. Đến tháng 8/2012, 100% các xã trên địa bàn huyện đã xây dựng song đề án và đã được UBND huyện phê duyệt, đảm bảo đúng quy trình và quy hoạch đã đề ra.

Để thực hiện tốt việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, UBND huyện đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ cũng như vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình tại cơ sở. Trong đó, tập trung đánh giá kết quả đạt được, phân tích rõ những nguyên nhân, tồn tại hạn chế để định hướng để chỉ đạo tiếp theo. Đồng thời chỉ đạo cơ quan thường trực và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ, đầu tư hiệu quả và đặc biệt giải ngân vốn kịp thời cho các xã để chủ động thực hiện dự án.

UBND huyện đã thống nhất xây dựng và ký Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lâm Thao. Các cơ quan, đơn vị, phòng, ban chuyên môn làm tốt việc hướng dẫn các xã thực hiện; Ủy ban

43

Mặt trận Tổ quốc phối hợp các đoàn thể nhân dân vận động đoàn viên, hội viên và cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Đối với các thành viên của Ban chỉ đạo đã được phân công thành viên phụ trách đến tận khu dân cư, đôn đốc, chỉ đạo việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại khu dân cư. Đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ các nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất, vốn đóng góp của nhân dân và sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu. Thực hiện tốt các công trình xây dựng cơ bản theo thứ tự ưu tiên. Các mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo tính đột phá, phù hợp với tình hình cụ thể của từng xã, tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển hạ tầng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cạnh tranh của hàng hóa nông sản, từ đó kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nông thôn.

Với những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua, huyện Lâm Thao xứng đáng là huyện dẫn đầu trong toàn tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

44

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1. NHẬN XÉT

3.1.1. Ưu điểm

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được ban hành phù hợp với thực tiễn đã thực sự đi vào cuộc sống tạo sự chuyển biến rõ nét. Cơ bản được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời. Đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia vào quá trình thực hiện, nhận thức tư duy của người dân bước đầu có sự chuyển biến, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, thu nhập đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống tiếp tục được tăng cường, bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ nét, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, quy chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được phát huy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, một số mô hình sản xuất mới (mô hình cánh đồng mẫu lớn) bước đầu mang lại hiệu quả có sức cuốn hút, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu trong sản xuất tiếp tục được triển khai tích cực.

Nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng được huy động có hiệu quả đạt khá, đặc biệt đã huy động được sự ủng hộ từ nhân dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng. Một số hộ tự nguyện hiến đất vào lợi ích chung của cộng đồng, nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất được sử dụng khá hiệu quả.

Một số Ban chỉ đạo các xã hoạt động tích cực, hiệu quả điển hình là Ban chỉ đạo của các xã: Hợp Hải, Thạch Sơn, Tiên Kiên,... đã góp phần tích cực thúc đẩy tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

45

3.1.2. Hạn chế

Hoạt động của Ban chỉ đạo cấp huyện chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, hiệu quả chưa cao, công tác tham mưu của cơ quan thường trực chưa chủ động, năng động, sáng tạo.

Hoạt động của Ban chỉ đạo một số xã còn lúng túng, cá biệt có một số xã vai trò của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền không năng động, thiếu tâm huyết, quyết liệt.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về xây dựng nông thôn mới còn chưa sâu rộng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, người dân trong xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, còn có tư tưởng chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, xem nhẹ phát triển sản xuất; trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, ruộng đất sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún. Một số xã còn sản xuất hàng hóa chưa thật rõ nét, năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng, chưa chú trọng đến phát triển các mô hình phát triển sản xuất có năng xuất, giá trị kinh tế cao.

Việc công khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở một số xã chưa được thực hiện rộng rãi, chưa đến hết với người dân, một số việc thực hiện lộ trình, giải pháp chưa sát với thực tế còn yếu tố nóng vội, dẫn đến việc thực hiện còn chậm so với quy hoạch, một số hạn chế khi thực hiện đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân như chất lượng cây, con giống một số mô hình chưa hiệu quả.

Chưa phát huy tốt vai trò của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả thực hiện các tiêu chí giữa các địa phương chưa đồng đều, một số tiêu chí đạt thấp, thiếu tính bền vững. Trật tự an ninh nông thôn, tệ nạn xã hội còn khá phổ biến, chất lượng một số công trình hạ tầng chưa cao.

46

Những tồn tại yếu kém đó, bên cạnh nguyên nhân khách quan do tác động khủng khoảng kinh tế thế giới, tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp còn thấp... Song, nguyên nhân chủ quan chủ yếu là: Công tác tuyên truyền phổ biến chưa sâu rộng; một số nơi, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền chưa đầy đủ, rõ nét chưa chu đáo, quyết liệt, chưa phát huy được vai trò của người dân (là chủ thể trong công tác xây dựng nông thôn mới); ý thức thực hiện của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, có tư tưởng ỷ lại trông chờ từ nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, chú trọng đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng; hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý chưa sâu sát, thiếu quyết liệt.

3.2. KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO

Qua thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện phấn đấu đạt chuẩn như sau:

Một là: Cần tiếp tục thay đổi và nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư nông thôn về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hai là: Lựa chọn các hạng mục, tiêu chí ưu tiên đầu tư; có kế hoạch triển khai, lộ trình rõ ràng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và nguồn lực có khả năng đáp ứng để thực hiện các hạng mục, tiêu chí đã xác định.

Ba là: Những tiêu chí có thể xã hội hóa như: xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, môi trường cần phát huy tối đa vai trò nhà nước và nhân dân cùng làm.

Bốn là: Chú ý đầu tư hơn cho những ứng dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, gieo trồng và chăn nuôi để mạng lại năng suất, chất lượng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.

47

Trên cơ sở rút ra kinh nghiệm, Đảng bộ huyện Lâm Thao sẽ đề ra những giải pháp chủ yếu trong thời gian tới:

Tiếp tục quán triệt, sâu rộng và cụ thểhơn nữa quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình, cơ chế thực hiện, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia chương trình; phải làm cho các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên và tầng lớp nhân dân hiểu và chuyển biến căn bản nhận thức về tính chất, yếu tố, yêu cầu cấp bách của việc xây dựng nông thôn mới. Nhất là phải làm cho người dân hiểu và phát huy được vai trò chủ thể của mình trong thực hiện chương trình xây dựng

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO (PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013 (Trang 44)