Kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO (PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013 (Trang 33 - 38)

6. Bố cục khóa luận

2.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

Nhóm này bao gồm các tiêu chí:

Tiêu chí số 10 (Thu nhập): Đẩy mạnh phát triển sản xuất , phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 22 triệu/người/năm vào năm 2015.

Tiêu chí 11 (Hộ nghèo): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từng xã xuống còn dưới 5% theo bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh.

Tiêu chí 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên): Phấn đấu tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động đạt trên 90% trở lên.

Tiêu chí 13 (Hình thức tổ chức sản xuất): Phấn đấu các xã đều có Hợp tác xã (HTX) hoạt động dịch vụ nông, lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả.

* Về phát triển sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nguồn vốn đầu tư cho chương trình nông nghiệp trọng điểm; các mô hình khuyến nông, Ban Chỉ đạo các xã đã chủ động đầu tư từ nguồn vốn phát triển sản xuất cho việc áp dụng giống mới gắn với quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt,

29

chăn nuôi, cơ giới hóa,… người dân sản xuất nông nghiệp tiếp tục được thụ hưởng những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập.

Về trồng trọt: Hình thành ngày càng rõ nét hơn một số vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung như: Cánh đồng mẫu lớn tại xã Cao Xá và xã Vĩnh Lại, vùng sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã, vùng sản xuất ngô giống tại xã Kinh Kệ. Diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao năm 2013 đã đạt trên 50% diện tích, trên 48% diện tích gieo cấy được áp dụng quy trình canh tác cải tiến SRI.Năng suất lúa đạt 59,1 tạ/ha; năng suất ngô đạt 51 tạ/ha. Tính chung, năng suất, sản lượng lương thực không ngừng tăng, đến năm 2013 tăng 7% so với năm 2010. Bình quân lương thực năm 2013 đạt 430 kg/người/năm.

Về chăn nuôi, thủy sản: Có sự chuyển biến mạnh mẽ trong chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi theo quy mô trang trại ngày càng được mở rộng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, chăn nuôi gia cầm và một số con đặc sản có gái trị như: ếch, lươn, thỏ, nuôi gà sạch sử dụng đệm lót sinh học,… được đẩy mạnh phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh môi trường và đang được mở rộng ở các xã: Kinh Kệ, Sơn Dương, Cao Xá. Ngoài ra, đã hình thành các mô hình sản xuất thủy sản chất lượng cao như: 02 mô hình nuôi cá Chình thương phẩm tại Tứ Xã, 01 mô hình nuôi cá trắm đen bán công nghiệp tại Sơn Dương, 01 mô hình nuôi cá quả tại Hợp Hải, 01 mô hình nuôi cá rô đồng đầu vuông tại Cao Xá… Năm 2013, tổng sản lượng thủy sản các loại trong huyện đạt 3.66 tấn/ha, tăng gấp khoảng 2 lần so với năm 2008. Các mô hình chăn nuôi như: Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập đẻ trứng tại Tứ Xã; các mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản tại các xã: Sơn Vi, Tứ Xã, Tiên Kiên; mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản tại Xuân Huy và xã Sơn Vi đã đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.

30

Bảng kết quả thực hiện chương trình nông nghiệp đến năm 2013

STT Các chương trình trọng điểm Đơn vị

Kết quả thực hiện Năm 2008 Năm 2010 Năm 2013 1 Sản xuất lương thực

- Diện tích cây lương thực có hạt Ha 8,230 7,501.1 7,404

+ Diện tích Lúa Ha 6,755 6,499.2 6,513.8

Năng suất Tạ/ha 54 55 59.1

Sản lượng 1000 tấn 37 35.8 38.5

+ Diện tích Ngô Ha 1,475 1,001.9 890.2

Năng suất Tạ/ha 47 52.6 51

Sản lượng 1000 tấn 6.9 5.3 4.5

-Sản lượng lương thực 1000 tấn 43.7 41 43

2

Chương trình phát triển chăn nuôi lợn lai

-Tổng đàn lợn Con 32,679 45,105 39,795

-Sản lượng thịt hơi Tấn 2,952 8,096.5 6,045

3

Chương trình phát triển thủy sản

-Diện tích mặt nước nuôi trồng Ha 534 595.6 640.2

-Sản lượng thủy sản các loại Tấn 1,947 1,988.4 2,275.7

4

Chương trình phát triển cây đậu tương và rau an toàn

-Diện tích đậu tương Ha 53 130.4 160.1

Năng suất Tạ/ha 17.6 17.5 20.4

Sản lượng Tấn 100 228.1 326

-Diện tích rau an toàn Ha 2 2

31

Bên cạnh đó, hỗ trợ cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp cũng được chú trọng. Đến nay đã có 987 máy công cụ, trong đó: 836 máy làm đất, 05 máy gặt đập liên hợp, 144 máy vò lúa, 02 máy cấy. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 99%, gieo cấy đạt 20%, bảo vệ thực vật đạt 37%, thu hoạch đạt 40% , vò tách hạt và vận chuyển đạt 100%. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất giúp tăng năng xuất lao động từ 2 đến 2,5 lần so với lao động thủ công, giảm chi phí sản xuất, tranh thủ được thời vụ gieo cấy.

* Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Nhờ sự tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, triển khai kịp thời chính sách mới về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, hoàn lại thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế đất, hỗ trợ vay vốn, chú trọng mở rộng thị trường, khắc phục khó khăn trong sản xuất của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao,… vì vậy, sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển khá, hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp - thủ công nghiệp, làng nghề ổn định; một số sản phẩm chủ lực tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng cao như gạch xây, bao bì phốt phát,…

* Về hoạt động dịch vụ

Trong thời gian này, hoạt động dịch vụ được đẩy mạnh phát triển, quy mô thị trường được mở rộng, có thêm nhiều cơ sở kinh doanh phục vụ tiêu dùng, dịch vụ viễn thông tín dụng Viettel, BIDV, VietinBank đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội của huyện đạt 1.027 tỷ đồng, tăng 24,8 % so với năm 2010; giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 10 triệu USD, tăng 21,4% so với năm 2010. Hoạt động vận tải phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; doanh thu vận tải đạt 141,4 tỷ đồng (trong đó: doanh thu vận tải hàng hóa đạt 106,1 tỷ đồng, vận tải hành khách đạt 35,2 tỷ đồng).

32

Sự tăng trưởng nền kinh tế giúp thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng lên; năm 2013 đạt 20,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7%; số lao động có việc làm thường xuyên cũng được giải quyết đạt 80%.

* Về nâng cao hiệu quả hình thức tổ chức sản xuất

“Trên địa bàn toàn huyện có 16 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và điện năng và 5 Quỹ tín dụng nhân dân, 29 trang trại (theo tiêu chí mới), 06 làng nghề (sau năm 2010 có thêm 3 làng nghề mới được công nhận), góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân” [16, tr.7]. Các Hợp tác xã đã tổ chức tốt các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, khâu dịch vụ thủy lợi, điện, bảo vệ thực vật, bảo vệ sản xuất, thu gom rác thải sinh hoạt, cung ứng vật tư, một số hợp tác xã còn tổ chức hoạt động tín dụng nội bộ, quản lý chợ… Cơ bản các Hợp tác xã đảm bảo được thu bù chi hoặc có lãi. Một số hợp tác xã ( HTX) làm ăn có hiệu quả, điển hình như: HTX Vĩnh Lại, HTX Kinh Kệ, HTX Vân Hùng, HTX Cao Xá.

Việc liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các thành phần kinh tế ở nông thôn (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, khoa học, thương mại) tiếp tục có bước phát triển phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Điển hình như xã Cao Xá liên kết với Công ty Cổ phần giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam thực hiện mô hình sản xuất giống lúa chất lượng cao J02 với quy mô diện tích 50ha; xã Kinh Kệ đã liên kết với Viện ngô Trung ương sản xuất ngô giống lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn phối hợp với một số công ty khác liên kết sản xuất các giống cây có giá trị kinh tế cao như: dưa chuột Nhật, đậu Đức,…

Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo cùng những chủ trương, chính sách phù hợp của Đảng bộ huyện, nhân dân các xã đã ra sức sản xuất, áp dụng những tiến bộ trong khoa học và cũng đạt được nhiều thành tựu trong trồng trọt, chăn nuôi. “Trong phát triển chung của tỉnh Phú Thọ, Lâm Thao được xác định là

33

trọng điểm phát triển kinh tế trong đó sản xuất nông nghiệp luôn là điểm sáng góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh” [9, tr.54].

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO (PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 – 2013 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)