Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đề hùng (Trang 93 - 94)

)

4.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ

+ Ra sức phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ thu , khai thác tốt các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, vững chắc; phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, ổn định, vững chắc; kết hợp hài hoà mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

+ Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả và đa dạng sản phẩm, đồng thời ưu tiên phát triển công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nghiệp-xây dựng, xuất khẩu với tốc độ nhanh để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả; tiếp tục sắp xếp và đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN; củng cố, tăng cường công tác quản lý các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã; tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo; nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, giáo dục-đào tạo, coi trọng phát huy nguồn lực con người; tích cực giải quyết các vấn đề bức xúc như việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Công tác Ngân hàng: Tiếp tục, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng xuống các vùng nông thôn, miền núi, đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu huy động vốn tại chỗ tăng bình quân 15%/năm, tổng dư nợ tín dụng tăng bình quân 10-15%/năm; tiếp tục chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển để thúc đẩy đầu tư thông qua các hình thức: Cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh đầu tư.

+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần: Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, mở rộng các loại hình kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích kinh tế hộ phát triển. Đa dạng loại hình hợp tác xã liên kết: Công nghiệp- Nông nghiệp- Thương mại dịch vụ- Vận tải; giữa doanh nghiệp và kinh tế hộ, giữa hợp tác xã và chủ trang trại. Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và kinh tế tư nhân phát triển, có cơ chế khuyến khích về vốn, công nghệ, thị trường, tăng cường quản lý các doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đề hùng (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)