Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa tulip trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho hoa tulip hà lan tại thái nguyên (Trang 30 - 109)

2. Đề nghị

1.3.3.1. Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa tulip trên thế giới

Hoa Tulip được phát hiện khoảng 400 năm, được ông Debusbecq người Đức phát hiện năm 1554. Đến năm 1593 khi nhà thực vật học Carolus Clusius (1526 – 1609), với những công trình nghiên cứu về các loại cây thuốc đến Hà Lan và trở thành nhà thực vật học đứng đầu vườn thực vật của trường ĐH Leiden.

Hoa Tulip đã trở thành một trào lưu mới ở Hà Lan. Nó đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những giới thương mại khi họ nâng giá bán cao gấp nhiều lần.

Ở Mỹ, thành phố Seattle, tiểu bang Washinhton hoa tulip nở từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 5 với những cánh đồng hoa rực rỡ màu sắc. Ngành trồng hoa tulip ở Mỹ chỉ mới phát triển hơn một thập niên qua nhưng hiện quy mô và chủng loại hoa ở nơi đây không thua kém gì Hà Lan.

Tại Canada nửa tháng đầu của tháng 5, tại thủ đô Ottawa diễn ra lễ hội hoa tulip. Lễ hội này thu hút cả triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới và mang lại cho nền kinh tế Ottawa khoảng 50 triệu USD.

Hoa tulip là loại hoa được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới được biết đến là biểu tượng của đất nước Hà Lan. Hoa có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng. Hoa tulip được trồng ở nhiều quốc gia trong đó Hà Lan được biết đến là là nước có diện tích trồng hoa tulip lớn nhất là 11,440 ha (chiếm 88% diện tích trồng hoa tulip trên thế giới). Hàng năm Hà Lan thu 300 triệu USD từ trồng hoa tulip, xuât khẩu tới 125 nước, phần lớn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật. 5 quốc gia tiếp theo chính là Nhật Bản (300 ha, 2,5%), Pháp (293 ha, 2,4%), Ba Lan (200 ha, 1,6%), Đức (155 ha, 1,3%) và New Zealand (122 ha, 1%) (nguồn: tulips in holland.com, 2015) [33].

Hoa tulip ở Hà Lan ngoài phục vụ cho nhu cầu nội địa còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước này. Hơn 3 tỷ hoa tulip được trồng mỗi năm ở Hà Lan và 2/3 số lượng hoa được xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ và Đức (nguồn: theTulipomamania, 2012) [36].

1.3.3.2. Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa tulip ở Việt Nam

Hoa tulip có đặc điểm nổi bật là hoa có màu rực rỡ, có mùi thơm nhẹ và có giá trị thưởng thức cao như hoa cắt cành, trồng thảm, trồng chậu. Ở nước ta hoa tulip tuy đã được trồng ở một số nơi, loài hoa này vẫn chưa thực sự phổ biến vì nhiều hạn chế của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật. Hoa tulip xuất hiện ở nước ta từ mùa xuân năm 1996 do công ty hoa Đà Lạt Hasfarm cung cấp. Càng ngày hoa tulip càng có sự đa dạng về chủng loại và dần dần được biết đến. Ở Việt Nam hiện nay có 2 nơi sản xuất hoa tulip lớn nhất là Đà Lạt Hassfarm ở Đà lạt - Lâm Đồng và công ty hoa Nhiệt Đới ở Mộc Châu - Sơn La. Năm 2004, hoa tulip bắt đầu được trồng ở Mộc Châu - Sơn La với 15 giống có đủ màu sắc (duy nhất ở Việt Nam). Mùa Xuân năm 2007, công ty này cung cấp cho thị trường miền Bắc gần 300.000 cành hoa tulip với giá dao động từ 15000- 30000 đ/cành. Còn lại là trồng mục đích phi thương mại với số lượng không đáng kể.

Hoa được sử dụng trong các ngày lễ hội lớn trong nước và quốc tế, ngày tết và là quà tặng rất trang trọng. Theo TS. Đặng Văn Đông (2010) [4] ở Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán hoa tulip có giá trị cao từ 20-25.000 đồng/cây, lợi nhuận 200-250%. Theo Lê Thị Phượng [9], hiện nay ở nước ta hoa tulip chưa được trồng nhiều, số lượng và chất lượng hoa chưa đáp ứng được thị trường. Các kết quả nghiên cứu về hoa tulip cũng chưa có nhiều, đó là một số kết quả thử nghiệm trồng hoa tulip ở Hưng Yên, Hà Nội, Mộc Châu và quy trình trồng hoa tulip tạm thời của Viện Rau Quả.

1.4. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Tình hình nghiên cu hoa tulip trên thế gii

Hoa tulip được phát hiện khoảng 400 năm, được ông Debusbecq người Đức phát hiện năm 1554. Đến năm 1593 khi nhà thực vật học Carolus Clusius (1526 - 1609), với những công trình nghiên cứu về các loại cây thuốc đến Hà Lan và trở thành nhà thực vật học đứng đầu vườn thực vật của trường Đại học Leiden. Hoa tulip đã trở thành một trào lưu mới ở Hà Lan. Nó đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những giới thương mại khi họ nâng giá bán cao gấp nhiều lần. Ở Mỹ, thành phố Seattle, tiểu bang Washinhton hoa tulip nở từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 5 với

những cánh đồng hoa rực rỡ màu sắc. Ngành trồng hoa tulip ở Mỹ chỉ mới phát triển hơn một thập niên qua nhưng hiện quy mô và chủng loại hoa ở nơi đây không thua kém gì Hà Lan. Tại Canada nửa tháng đầu của tháng 5, tại thủ đô Ottawa diễn ra lễ hội hoa tulip. Lễ hội này thu hút cả triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới và mang lại cho nền kinh tế Ottawa khoảng 50 triệu USD.

Hoa tulip là biểu tượng của Hà Lan và từ đó cho đến bây giờ nó là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Hà Lan và cũng là nước xuất khẩu hoa tulip lớn nhất thế giới tới 125 quốc gia trên thế giới.

Từ khi hoa tulip xuất hiện và trở thành cây trồng thương mại đã có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về loại hoa đẹp này. Trước tiên phải kể đến sự phân loại thực vật học của chi Tulip bởi Hall (1940) dựa trên đặc điểm hình thái học và tế bào học. Sau đó, Botschantzeva (1982) đã xuất bản một luận án toàn diện về hoa tulip. Gần đây một sự sửa đổi của chi tulip dựa trên các đặc điểm về hình thái học và di truyền học tế bào, vượt qua dữ liệu đó, dữ liệu về phân bố địa lý đã được đề xuất bởi Van Raamsdonk và các cộng sự (1997)[30]. Theo những phân tích của họ thì chi tulip bao gồm 55 loài phân bố trong 2 phái nhỏ là tulip gesneriana, loài mà được liên hệ ở các vườn hoa tulip, là loài được trồng trọt nhiều nhất.

Ngoài ra sản xuất hạt phấn hoa 2n cũng đã được báo cáo ở Nhật Bản bởi Okazaki (2005)[21]. Các chương trình mở rộng cũng được phát triển để điều tra tính khả thi của lai tạo và chọn giống với những đặc điểm quan trọng cho những người trồng và sản xuất củ giống hoa. Đặc biệt những nỗ lực được đặt vào tính kháng bệnh, chủ yếu là nấm và các virus phá vỡ tulip (TBV). Nghiên cứu cũng đề cập đến các khía cạnh khác, bao gồm cả việc truyền tải các đặc điểm, sự phát triển của các xét nghiệm sàng lọc cho việc lựa chọn kiểu gen kháng và đánh giá đặc điểm của các giống thương mại (Van Eijk và Leegwater, 1975) [25]

1.4.2. Tình hình nghiên cu hoa tulip Vit Nam

Cây hoa tulip là loài cây trồng có nguồn gốc ôn đới, được đưa vào trồng nước ta từ mùa Xuân năm 1996 do công ty hoa Đà Lạt Hasfarm cung cấp. Càng ngày hoa tulip càng có sự đa dạng về chủng loại và dần dần được biết đến, tuy đã

được trồng ở một số nơi, loài hoa này vẫn chưa thực sự phổ biến vì nhiều hạn chế của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật và nguồn giống tulip ở nước ta vẫn còn nhập khẩu, các nghiên cứu về cây tulip còn hạn chế.

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu có những nghiên cứu đánh giá giống và các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc tulip. Các kết quả nghiên cứu về hoa tulip cũng chưa có nhiều, đó là một số kết quả thử nghiệm trồng hoa tulip ở Hưng Yên, Hà Nội, Mộc Châu và quy trình trồng hoa tulip tạm thời của Viện Rau Quả. Theo TS. Đặng Văn Đông và CS (2010)[4] thì hoa tulip chủ yếu được nhập từ vùng có vĩ độ cao (Hà Lan) nên có tính chịu rét tốt, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát và ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 16-200C, ban đêm là 10-150C. tulip xử lý lạnh ở 40C trong 12 tuần, sau khi trồng khoảng 7-15 ngày đỉnh sinh truởng mầm rút ngắn, bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ, khi củ đã qua xử lý lạnh thì trước khi trồng củ có thể mọc mầm và phân hóa hoa. Vì vậy, nếu không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho sự phát dục mầm hoa. Sự ra hoa và chất lượng hoa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện trước khi trồng nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng của điều kiện sau khi trồng. Theo PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận (2003) [12] thì cây hoa tulip là cây thuộc nhóm cây dài ngày, yêu cầu thời gian chiếu sáng dài thì cây mới ra hoa, thời gian tối từ 8 – 10 giờ/ ngày. Nếu như trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ Hyđrat cacbua giảm, Protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm, cây không ra hoa. Theo TS. Đặng Văn Đông và CS (2010)[4], tulip từ khi trồng đến khi thu hoa rất ngắn ở giai đoạn cây sinh trưởng không cần phải bón phân vì cây sử dụng chất dinh dưỡng ở củ. Khi cây có nụ tiến hành phun phân bón lá hoặc tưới phân với nồng độ loãng.

Theo Lê Thị Phượng (2011) [8], “Nghiên cứu đánh giá giống và biện pháp kỹ thuật trồng hoa tulip tại Mộc Châu – Sơn La” đã chỉ ra: Các giống tulip thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vùng Mộc Châu – Sơn La. Tỷ lệ sống cao từ 97,0 – 98,4%, tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

+Về thời vụ trồng tulip Strong Gold: Đối với vùng Gia Lâm – Hà Nội tốt nhất trồng tulip để thu hoa bán vào ngày 28 – 30/12 âm lịch (tết Nguyên Đán) cần trồng trước tết từ 45 – 47 ngày. Tại Mộc Châu – Sơn La, để thu hoạch vào dịp tết thì trồng trước tết 53 – 58 ngày.

+ Sử dụng phương thức trồng trong chậu: 3 củ/chậu (kích thước chậu 25x30cm) là thích hợp nhất.

+ Sử dụng giá thể trồng 40% mụn xơ dừa + 40% trấu hun + 30% đất là thích hợp nhất.

+ Trồng hoa tulip có thể áp dụng phương pháp trồng cây theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 trồng cây trong kho lạnh ở nhiệt độ 120C – 130C với thời gian là 15 ngày giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, nâng cao năng suất và chất lượng hoa.

+ Trong điều kiện vụ Đông ở miền Bắc, cần trồng tulip trong nhà che nilon và không nên che sáng giúp cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.

Hoàng Mạnh Toàn (2013) [11] “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại Thái Nguyên” cho thấy: Các giống tulip thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vùng Thái Nguyên. Trong đó, giống Leen Vandermark được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao và triển vọng hơn, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

+ Về thời vụ trồng tulip Leen Vandermark: đối với vùng Thái Nguyên để thu bán hoa vào dịp Tết (ngày 28 – 30/12 âm lịch) tốt nhất nên trồng trước tết từ 35 - 36 ngày.

+ Sử dụng giá thể trồng 40% mùn xơ dừa + 30% trấu hun + 30% đất là thích hợp nhất.

+ Áp dụng phương pháp trồng xử lý lạnh, trong đó xử lý lạnh cây trong kho lạnh ở nhiệt độ 100C với thời gian là 10 ngày giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, nâng cao năng suất và chất lượng hoa.

Như vậy các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng phát triển, chất lượng hoa của một số giống hoa tulip và xây dựng biện pháp kỹ thuật phù hợp trồng hoa tulip phù hợp với một số vùng của nước ta.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đối tượng là 4 giống hoa tulip nhập nội. Các giống hoa được nhập từ Viện Nghiên Cứu Rau Quả đều có nguồn gốc từ Hà Lan.

STT Tên giống Đặc điểm Nguồn gốc

1 Strong Gold Hoa vàng tươi, nhụy – nhị vàng Hà Lan 2 Marry Bell Hoa đỏ viền vàng, nhụy vàng, nhị đen Hà Lan

3 Lilabella Hoa đỏ cờ, nhụy - nhị đen Hà Lan

4 Seadov Hoa đỏ nhung, nhụy – nhị đen Hà Lan

2.1.2. Vt liu nghiên cu

* Cây hoa tulip

* Cht kích thích sinh trưởng:

Atonik

- Thành phần: Sodium – S – Nitrogualacolate 0,03% + Sodium – O – Nitrogualacolate 0,06% + Sodium – P – Nitrogualacolate 0,09%

- Công dụng:

+ Làm tăng khả năng ra rễ, nảy mầm, tăng khả năng ra chồi mới sau khi thu hoạch + Làm tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của các loại cây trồng +Làm tăng năng suất chất lượng nông sản

- Hướng dẫn sử dụng:

Liều lượng pha 10ml/ bình 8lít

- Những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc atonik:

+ Lượng dùng là 150-200 ml/ha (được hòa từ 500-1000 lít nước).

- Thành Phần: dạng tinh bột trắng được đóng gói 1g/1 gói có tên thương phẩm là thuốc điều tiết sinh trưởng 920 do nhà máy sản xuất thuốc Thập Bát - Công ty trách nhiệm hữu hạn thuốc Đồng Nhân - Trung Quốc sản xuất. Công thức hóa học tổng quát của GA3 là C19H22O6, GA3

- Sử dụng: pha với nồng độ 50ppm - Công dụng:

+ Kéo giãn tế bào theo chiều dọc của cây làm tăng chiều cao cây. + Tăng trưởng tế bào theo chiều dọc của cây và lá.

+ Kích thích rõ rệt, tăng năng suất rất cao

Kích phát tố hoa trái thiên nông:

- Hoạt chất: alpha - naphthalene acetic acid 2%, beta-naphtoxy acetic acid 0.5%, gibberrellic acid GA-3 0.1% (ANA, 1- NAA + ß - naphtoxy acetic acid (ß – N.A.A) + gibberellic acid - GA3)

- Công dụng:

+ Giúp cây ra hoa sớm, nhiều hoa. - Hướng dẫn sử dụng:

+100gr pha được 200L nước (5gr cho bình 10L). Pha 0,28kg pha 560L nước cho 1ha. Phun ướt cành, lá, hoa trái nhỏ

* Giá thể: trấu hun, xơ dừa, bã nấm.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: thành phố Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2014 đến 02/2015.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên

- Nghiên cứu một số loại chế phẩm kích thích cho giống hoa tulip Lilabera Hà Lan trồng tại Thái Nguyên

- Nghiên cứu một số loại giá thể cho giống hoa tulip Lilabera Hà Lan trồng tại Thái Nguyên

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. B trí thí nghim

Thí nghim 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống

hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên.

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD), trong nhà có mái che, mỗi giống 50 cây, 3 lần nhắc lại, bố trí trồng trong các sọt, mỗi sọt trồng 50 củ. Tổng số củ trong thí nghiệm: 4 giống x 50 củ x 3 NL = 600 củ.

+ Công thức thí nghiệm:

Công thức 1 (đ/c): Strong Gold Công thức 2: Mary Bell

Công thức 3: Lilabera Công thức 4: Seadov

+Thời gian trồng là ngày 9/01/2015; khoảng cách 2 x 2cm.

Cách tiến hành: Sau khi trồng các giống khác nhau vào các sọt, ta tiến hành đưa các sọt tulip vào xử lý lạnh: ngày đầu tiên để 120C; 3 ngày sau giảm dần, mỗi ngày giảm 10C, cho đến ngày thứ 4 để ở 8 – 90C, và giữ điều kiện nhiệt độ ổn định 4 ngày, sau đó tăng dần lên mỗi ngày 20C, khi nhiệt độ đạt 140C, giữ thêm môt ngày trong kho lạnh, sau đó đưa ra ngoài tự nhiên hoặc nhà lưới và xếp theo thứ tự sơ đồ thí nghiệm, tổng thời gian xử lý lạnh từ 12 – 14 ngày (cây cao khoảng 10 – 12cm). Sơ đồ thí nghiệm

CT1(đ/c) CT3 CT2 CT1(đ/c)

CT4 CT2 CT1(đ/c) CT3

Thí nghim 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến trồng giống hoa tulip Lilabella Hà Lan tại Thái Nguyên.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiều ngẫu nhiên hoàn toàn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho hoa tulip hà lan tại thái nguyên (Trang 30 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)