3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng
và chất lượng của giống hoa tulip Lilabella
Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối với cây trồng. Bộ rễ của tulip sinh trưởng, phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào giá thể, nó là những chất liệu để cải thiện độ ẩm, làm điểm tựa cho cây và cung cấp một phần chất dinh dưỡng cây cần.
3.3.1.1. Ảnh hưởng của của một số loại giá thểđến các thời kỳ sinh trưởng của của giống hoa tulip Lilabella
Tỷ lệ sống cao đảm bảo độ đồng đều của cây dẫn đến năng suất và chất lượng hoa tốt giúp cho cây bước nhanh vào thời kỳ sinh trưởng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng.
Nghiên cứu thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây để có chế độ canh tác hợp lý. Trên các nền giá thể khác nhau thì thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng cũng sẽ khác nhau bởi mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng hấp thu, khả năng hút nước, hút dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây. Kết quả thu được được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của của một số loại giá thểđến các thời kỳ sinh trưởng của giống hoa tulip Lilabella của Hà Lan
ĐVT: Ngày
Công thức Tỷ lệ mọc mầm (%)
Thời gian từ trồng đến… (ngày) Thời gian sinh trưởng (ngày) Mọc mầm 50% Ra nụ 50% Nở hoa 50% CT1(đ/c) 99,33 2,3 28,3 30,0 31,7 CT2 98,00 4,0 30,0 32,7 34,7 CT3 100,0 2,0 26,3 28,7 30,3 P - >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% - 12 2,6 1,5 1,8 LSD05 - 0,7 1,5 0,9 1,2
Chú thích: *CT1 (đ/c): Trấu hun 60 % + đất 30% + phân hữu cơ hoai mục 10% * CT2: Xơ dừa 60% + đất 30 % + phân hữu cơ hoai mục 10%
* CT3: Bã nấm ủ IM 60% + đất 30 % + phân hữu cơ hoai mục 10%
* Tỷ lệ mọc mầm: tỷ lệ mọc mầm của các công thức cao dao động từ 98 –
100%. Do củ giống nhập về đã đạt độ thuần thục tốt nhất và đã qua thời kỳ ngủ nghỉ, xử lý lạnh nên chúng sẵn sàng mọc mầm mỗi khi có đủ độ ẩm và nhiệt độ cần thiết.
Cây hoa tulip sau khi trồng đạt tỷ lệ mọc mầm cao muốn hoàn thành chu kỳ sống của mình thì phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Sinh trưởng, phát triển
của cây hoa được tính từ khi trồng đến khi hình thành nụ, ra hoa và thu hoạch. Thời gian sinh trưởng ngoài việc phụ thuộc vào giống cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Với mục đích trồng hoa bán vào dịp tết Nguyên Đán nên việc nghiên cứu các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây hoa trên các giá thể trồng chậu khác nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng đến thời gian sinh trưởng của cây và việc lựa chọn thời gian trồng hợp lý theo yêu cầu. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chia quá trình này làm 3 giai đoạn: Từ trồng đến mọc mầm 50%; từ trồng đến ra nụ 50% và đến hoa báo màu 50%.
*Giai đoạn từ trồng đến mọc mầm: giai đoạn từ trồng đến mọc mầm không
có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm (P < 0,05)
*Giai đoạn từ trồng đến ra nụ: giai đoạn từ trồng đến ra nụ của các công thức thí nghiệm dao đông từ 26,3 đến 30 ngày. CT3 – giá thể bã nấm có thời gian từ trồng đến ra nụ sớm nhất là 26,3 ngày, sớm hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. CT2 – giá thể xơ dừa có thời gian từ trồng đến ra nụ dài nhất là 30 ngày, dài hơn công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.
*Giai đoạn từ trồng đến nở hoa
Thời gian từ trồng đến nụ nở hoa của các công thức biến động từ 28,7 đến 32,7 ngày. CT3 – giá thể bã nấm có thời gian từ trồng đến ra hoa ngắn nhất, ngắn hơn so với đối chứng. CT2 – giá thể xơ dừa có thời gian từ trồng đến nở hoa dài nhất, dài hơn có ý nghĩa so với đối chứng.
*Thời gian sinh trưởng: là chỉ tiêu rất quan trọng, nó quyết định trong việc
bố trí thời vụ trồng để cung cấp sản phẩm hoa vào thời điểm thích hợp quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất. Thời gian sinh trưởng của CT3 – giá thể bã nấm ngắn hơn so với công thức đối chứng, của CT2 – giá thể xơ dừa là dài hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Như vậy: trên các nền giá thể khác nhau quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hoa tulip khác nhau. Loại giá thể nào có độ xốp, thoáng khí và giữ được ẩm và dinh dưỡng thì có sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Qua kết quả thí nghiệm trên cho thấy CT3 – giá thể bã nấm là tốt nhất đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí, đủ độ ẩm cần thiết cho cây sống và phát triển.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của của một số loại giá thểđến động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của giống hoa tulip Lilabella.
Việc tăng trưởng chiều cao cây do các yếu tố tác động như ngoại cảnh và môi trường dinh dưỡng. Ở điều kiện ngoại cảnh khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau. Khi cây hoa được trồng trong nhà có mái che, các yếu tố rủi ro của tự nhiên được hạn chế, do vậy muốn cây sinh trưởng phát triển tốt thì việc tạo môi trường giá thể phù hợp cho cây là vô cùng quan trọng.
Quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được thể hiện ở nhiều mặt, song đáng kể nhất phải nói đến sự tăng trưởng về chiều cao cây, số lá. Cây sinh trưởng và phát triển tốt đồng nghĩa với chiều cao và số lá của cây tăng dần lên một cách phù hợp. Chiều cao cây và số lá tăng lên quá nhanh hay quá chậm đều không có lợi, cây sẽ mọc vống hoặc ốm yếu, còi cọc…
Kết quả thí nghiệm thể hiện qua bảng 3.10
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của của một số loại giá thểđến động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của giống hoa tulip Lilabella
CT
Thời gian sau trồng.... (ngày)
7 14 21 28 35 CC (cm) Số lá (lá) CC (cm) Số lá (lá) CC (cm) Số lá (lá) CC (cm) Số lá (lá) CC (cm) Số lá (lá) CT1 (đ/c) 13,5 0 25,2 0,5 28,5 1,5 32,1 2,6 41,3 3,1 CT2 11,2 0 23,9 0,2 26,9 1,3 30,5 2,3 35,5 3,1 CT3 15,3 0 26,1 0,7 30,1 1,8 34,1 2,7 42,4 3,3 P <0,05 - <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 CV% 3,8 - 1,3 38,6 2,0 6,1 2,4 5,8 2,2 3,7 LSD05 1,0 - 0,6 0,4 1,1 0,2 1,5 0,3 1,7 0,2
*Giai đoạn 7 ngày sau trồng: giai đoạn này cây còn chưa phát triển lá nhưng do khả năng giữ ẩm và độ thoáng khí của các công thức thí nghiệm khác nhau nên chiều cao cây đã có sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm. Chiều cao cây của các công thức thí nghiệm biến động từ 11,2cm đến 15,3 cm. CT3 giá thể bã nấm do khả năng giữ ẩm tốt hơn nên có chiều cao cây cao nhất là 15,3 cm cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Chiều cao cây của CT2 – giá thể xơ dừa là 11,2 cm thấp hơn công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.
*Giai đoạn 14 ngày sau trồng: giai đoạn này bộ rễ cây đã phát triển ổn định,
những lá đầu tiên đã bắt đầu xòe ra tuy nhiên kết quả cho thấy tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm của giai đoạn này không có sự sai khác (P > 0,05). Do kế thừa từ giai đoạn 7 ngày sau trồng mà chiều cao của các công thức thí nghiệm vẫn biến theo thứ tự không đổi. Chiều cao cây của các công thức ở giai đoạn này biến động từ 23,9 đến 26,1 cm. công thức cao nhất là CT3 - giá thể bã nấm, cao hơn chắc chắn so với đối chứng. CT2 - Giá thể xơ dừa có chiều cao thấp nhất, thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
*Giai đoạn 21 ngày sau trồng
Giai đoạn 21 ngày sau trồng số lá của cây đạt từ 1,3 đến 1,8 lá. CT3 - giá thể bã nấm có chiều cao là 1,8 lá cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cây 95%. CT2 - giá thể xơ dừa có số lá là 1,3 lá thấp hơn so với đối chứng khi được xử lý thống kê.
Chiều cao cây của các công thức thí nghiệm đạt 26,9 đến 30,1 cm ở giai đoạn này trong đó CT3 – giá thể bã nấm cao nhất là 30,1 cm cao hơn chắc chắn so với đối chứng. CT2 – giá thể xơ dừa thấp nhất, thấp hơn công thức đối chứng.
Giai đoạn 28 và 35 ngày sau trồng
Tốc độ tăng trưởng chiêu cao cây ở 2 giai đoạn này cũng không khác so với giai đoạn trước. CT3 - giá thể bã nấm có chiều cao cây cao nhất đạt 34,1 cm ở giai đoạn 28 ngày và 42,3 cm ở giai đoạn 35 ngày sau trồng, cao hơn đối chứng có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Giá thể xơ dừa ở cả 2 giai đoạn, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đều thấp nhất, thấp hơn so với công thức đối chứng.
Kết quả theo dõi ở cả 2 giai đoạn này cho thấy: tốc độ ra lá không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm (P > 0,05).
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm có sự sai khác tùy vào từng giai đoạn nhưng CT3 – giá thể bã nấm luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất, cao hơn công thức đối chứng. Tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm ở giai đoạn đầu ra chậm và phát triển mạnh hơn ở giai đoạn sau và số lá ổn định ở giai đoạn cuối nhưng tốc độ ra lá của các công thức không có sự sai khác.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của của một số loại giá thểđến khả năng sinh trưởng của giống hoa tulip Lilabella.
Để đánh giá một cây hoa tulip đẹp thì không chỉ có màu sắc hoa, kích thước hoa, độ tươi hoa… mà ngay cả hình dáng cây hoa cũng ảnh hưởng tới giá trị của cây hoa cũng như tới thị hiếu của người tiêu dùng. Khả năng sinh trưởng của cây là biểu hiện đặc tính di truyền, phản ánh thực tình hình sinh trưởng của cây tuy nhiên các điều kiện trồng trọt khác nhau thì khả năng sinh trưởng của cây cũng biến động khác nhau. Việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều khiển các biện pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất, chất lượng hoa. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của hoa tulip Lilabella qua các nền giá thể khác nhau được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của của một số loại giá thểđến khả năng sinh trưởng của giống hoa tulip Lilabella.
Chỉ tiêu CT Chiều cao cây cuối cùng (cm) Đường kính thân cây (cm) Số lá cuối cùng (lá) Kích thước lá trung bình Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) CT1 (đ/c) 49,5 1,1 3,3 22,4 6,9 CT2 44,4 1,1 3,2 21,0 6,0 CT3 52,5 1,2 3,3 25,9 7,5 P <0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV% 1,8 3,6 2,9 1,7 3,7 LSD05 1,7 0,8 0,2 0,8 0,5
* Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây cuối cùng được đo khi cây hoa tulip đã nở hoa 100%, nó phản ánh mức sinh trưởng tối đa của chiều cao cây. Chiều cao cây cuối cùng của các công thức thí nghiệm dao động từ 44,4 đến 52,5 cm. CT3 – giá thể bã nấm có chiều cao cây cuối cùng cao nhất đạt 52,5 cm, cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Chiều cao cây của CT2 – giá thể xơ dừa có chiều cao cây thấp nhất, thấp hơn có ý nghĩa so với CT đối chứng khi được xử lý thống kê
Đường kính thân cây: đường kính thân cây ở cây tulip hay còn gọi là đường
kính trục hoa, cây tulip có đường kính thân mập mạp thì có giá trị thẩm mỹ cao hơn. Đường kính thân cây ngoài yếu tố di truyều còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trồng trọt… Tuy nhiên, theo kết quả thu được ở bảng 3.10 thì ở các nền giá thể khác nhau thì đường kính thân cây không có sự sai khác (P > 0,05)
*Số lá cuối cùng: số lá cuối cùng là tổng số lá trên cây khi cây đã sinh
trưởng tối đa. Số lá cuối cùng của các công thức thí nghiệm đạt từ 3,2 đến 3,3 lá. Cả hai CT2 – giá thể xơ dừa và CT3 – giá thể bã nấm đều có số lá tương đương với công thức đối chứng.
* Kích thước lá trung bình:
+Dài lá: kích thước chiều dài trung bình của lá cây tulip ở các công thức thí nghiệm đạt từ 21 đến 25,9 cm. CT3 - giá thể bã nấm có chiều dài lá dài nhất, dài hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng. CT2 giá thể xơ dừa có chiều dài lá ngắn nhất, ngắn hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.
+Rộng lá: ở các nền giá thể khác nhau kích thước chiều rộng trung bình của lá cây tuylip đạt từ 6 đến 7,5 cm. Trong đó CT3 – giá thể bã nấm có kích thước lá đạt 7,5 cm, kích thước rộng hơn công thức đối chứng có ý nghĩa ở mức tin cậy 95 %. CT2 - giá thể xơ dừa có kích thước rộng lá đạt 6,0 cm, nhỏ hơn so với công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.
Như vậy qua kết quả phân tích khả năng sinh trưởng của các công thức thí nghiệm ở các nền giá thể khác nhau ta thấy ở 2 chỉ tiêu đường kính thân và số lá không có sự sai khác so với đối chứng nhưng chỉ tiêu chiều cao cây, và kích thước
lá thì có sự khác biệt rõ ràng, trong đó CT3 – giá thể bã nấm có chiều cao cây cao nhất và kích thước lá rộng nhất, còn CT2 – giá thể xơ dừa có chiều cao cây thấp nhất và kích thước lá nhỏ nhất khi được xử lý thống kê.
3.3.1.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thểđến tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng của của giống hoa tulip Lilabella.
Chất lượng hoa được đánh giá thông qua sự kết hợp hài hoà giữa các chỉ tiêu độ dài trục hoa, đường kính trục hoa, chiều dài nụ, đường kính nụ, đường kính hoa, độ bền hoa để chậu. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự khác nhau giữa các công thức. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.12
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số loại giá thểđến tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng của giống hoa tulip Lilabella
CT Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Chiều cao đỉnh nụ (cm) ĐK nụ hoa (cm) CD bông hoa (cm) ĐK hoa (cm) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) CT1(đ/c) 93,33 46,0 1,7 5,9 3,6 6,9 CT2 90,67 41,6 1,7 5,5 3,3 6,7 CT3 98,67 47,2 1,9 7,2 3,9 8,5 P - <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% - 1,4 1,9 2,5 2,5 2,2 LSD05 - 1,2 0,7 0,3 0,2 0,3
Qua kết quả theo dõi ở bảng 3.12 cho thấy:
*Tỷ lệ hoa hữu hiệu: tỷ lệ hoa hữu hiệu của các công thức thí nghiệm đạt từ
90,7 đến 98,7%. CT3 – giá thể bã nấm đạt tỷ lệ hoa hữu hiệu là 98,7 % cao nhất, cao hơn đối chứng, CT2 – giá thể xơ dừa đạt tỷ lệ hoa hoa hữu hiệu thấp nhất là 90,7 %, thấp hơn so với đối chứng. Các nền giá thể khác nhau cho tỷ lệ hoa hữu hiệu khác nhau.
*Chiều cao đỉnh nụ: chiều cao đỉnh nụ của các công thức thí nghiệm dao động từ 41,6 đến 47,2 cm. CT3 – giá thể bã nấm có chiều cao đỉnh nụ tương đương với công thức đối chứng. CT2 – giá thể xơ dừa có chiều cao đỉnh nụ thấp hơn chắc