Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho hoa tulip hà lan tại thái nguyên (Trang 37 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. B trí thí nghim

Thí nghim 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống

hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên.

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD), trong nhà có mái che, mỗi giống 50 cây, 3 lần nhắc lại, bố trí trồng trong các sọt, mỗi sọt trồng 50 củ. Tổng số củ trong thí nghiệm: 4 giống x 50 củ x 3 NL = 600 củ.

+ Công thức thí nghiệm:

Công thức 1 (đ/c): Strong Gold Công thức 2: Mary Bell

Công thức 3: Lilabera Công thức 4: Seadov

+Thời gian trồng là ngày 9/01/2015; khoảng cách 2 x 2cm.

Cách tiến hành: Sau khi trồng các giống khác nhau vào các sọt, ta tiến hành đưa các sọt tulip vào xử lý lạnh: ngày đầu tiên để 120C; 3 ngày sau giảm dần, mỗi ngày giảm 10C, cho đến ngày thứ 4 để ở 8 – 90C, và giữ điều kiện nhiệt độ ổn định 4 ngày, sau đó tăng dần lên mỗi ngày 20C, khi nhiệt độ đạt 140C, giữ thêm môt ngày trong kho lạnh, sau đó đưa ra ngoài tự nhiên hoặc nhà lưới và xếp theo thứ tự sơ đồ thí nghiệm, tổng thời gian xử lý lạnh từ 12 – 14 ngày (cây cao khoảng 10 – 12cm). Sơ đồ thí nghiệm

CT1(đ/c) CT3 CT2 CT1(đ/c)

CT4 CT2 CT1(đ/c) CT3

Thí nghim 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến trồng giống hoa tulip Lilabella Hà Lan tại Thái Nguyên.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiều ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD). Mỗi công thức trồng 50 cây, 3 lần nhắc lại, bố trí trồng trong các sọt mỗi sọt trồng 50 củ. Tổng số củ trong thí nghiệm: 3 công thức x 50 củ x 3 NL = 450 củ

+ Công thức thí nghiệm

Công thức 1(đ/c): Trấu hun 60 % + đất 30% + phân hữu cơ 10% Công thức 2: Xơ dừa 60% + đất 30 % + phân hữu cơ 10%

Công thức 3: Bã nấm ủ EM 60% + đất 30 % + phân hữu cơ 10% +Thời gian trồng: 09/01/2015; khoảng cách 2 x 2cm.

Cách tiến hành: giống hoa tulip Lilabella được trồng trong các loại giá thể khác nhau sau đó đưa vào xử lý lạnh: ngày đầu tiên để 120C; 3 ngày sau giảm dần, mỗi ngày giảm 10C, cho đến ngày thứ 4 để ở 8 – 90C, và giữ điều kiện nhiệt độ ổn định 4 ngày, sau đó tăng dần lên mỗi ngày 20C, khi nhiệt độ đạt 140C, giữ thêm môt ngày trong kho lạnh, sau đó đưa ra ngoài tự nhiên hoặc nhà lưới và sắp xếp theo thứ tự sơ đồ thí nghiệm. Tổng thời gian xử lý lạnh từ 12 – 14 ngày (cây cao khoảng 10 – 12cm)

Sơ đồ thí nghiệm:

CT1(đ/c) CT3 CT1(đ/c)

CT2 CT1(đ/c) CT3

CT3 CT2 CT2

Thí nghim 3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm chế phẩm kích thích

khác nhau đến giống hoa tulip Lilabella của Hà Lan.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiều ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD). Mỗi công thức trồng 50 cây, 3 lần nhắc lại, bố trí trồng trong các sọt mỗi sọt trồng 50 củ. Tổng số củ trong thí nghiệm: 4 công thức x 50 củ x 3 NL = 600 củ.

+ Công thức thí nghiệm:

Công thức 2: phun kích phát tố hoa trái Thiên Nông. Công thức 3: phun Atonik.

Công thức 4: Phun GA3.

+ Thời gian trồng: 09/01/2015; khoảng cách 2 x 2cm.

Cách tiến hành: Sau khi trồng trong các sọt cây tulip được đưa vào xử lý lạnh: ngày đầu tiên để 120C; 3 ngày sau giảm dần, mỗi ngày giảm 10C, cho đến ngày thứ 4 để ở 8 – 90C, và giữ điều kiện nhiệt độ ổn định 4 ngày, sau đó tăng dần lên mỗi ngày 20C, khi nhiệt độ đạt đạt 140C, giữ thêm môt ngày trong kho lạnh, sau đó đưa ra ngoài tự nhiên hoặc nhà lưới, tổng thời gian xử lý lạnh từ 12 – 14 ngày (cây cao khoảng 10 – 12cm) lúc này bắt đâu tiến hành phun kích thích sinh trưởng lần đầu tiên, khoảng cách giữa các lần phun là 7 ngày phun một lần, phun đều ướt đẫm lá.

Sơ đồ thí nghiệm

CT4 CT1(đ/c) CT2 CT3

CT3 CT2 CT1(đ/c) CT4

CT2 CT3 CT4 CT1(đ/c)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho hoa tulip hà lan tại thái nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)