Tình hình phát triển kinh tế tại địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã phù ngọc huyện hà quảng tỉnh cao bằng (Trang 34)

27

Đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung vào các nội dung chủ yếu: Kiện toàn ban quản lý của xã, thành lập ban phát triển ở các thôn xóm; Hoàn thành công tác lập đề án: Tiến hành xây dựng quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng cơ cấu về dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả ở nông thôn.

Thực hiện có hiệu quả chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Phối hợp các cấp các ngành, quan tâm chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng nhằm góp phần đẩy nhanh các dự án đầu tư trên địa bàn.

* Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã

Năm 2012 thời tiết thuận lợi nên các loại cây trồng cơ bản trồng hết diện tích. Diện tích lúa và các loại cây màu đều phát triển tốt, tuy nhiên có một số diện tích lúa bị rầy phá hoại và một số diện tích ngô phải trồng lại do nắng hạn kéo dài ở vụ xuân, sang vụ mùa một số diện tích lúa bị nhiễm bệnh làm ảnh hưởng đến sự đầu tư giống, vốn của nhân dân và sản lượng cây có hạt. Tuy đứng trước những khó khăn như vậy nhưng cán bộ khuyến nông cùng bà con nông dân đã không ngừng cố gắng tìm ra phương pháp và thuốc điều trị bệnh để nâng cao năng suất cây trồng. Đến năm 2014 đầu năm do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài đã làm chết 9,8 ha ngô và 190 kg thóc giống. Trong cơn bão số 5 đã làm 8 ha ngô, 10 ha lúa bị gẫy, đổ. Trước tình hình đó UBND xã đã báo cáo và đề xuất với UBND huyện tiếp tục đưa các giồng lúa và ngô về cung ứng và chỉ đạo nhân dân kịp thời gieo, trồng bổ sung đảm bảo diện tích kịp thời vụ. Để tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho nông dân trung tâm học tập cộng đồng đã phối hợp với hội nông dân tổ chức được các

lớp tập huấn về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

31

Bảng 4.3: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã qua 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha ) SL (tạ) Lúa 201 64 12.864 204 64 32.786 203 67 13.601 Thuố lá 198 19,9 3.940 200 19,7 3.940 201 20 4.020 ngô 33 34 1.122 31 36 1.116 32 34 1.088 Lạc 4 40 160 3 40 120 3 40 80 Mía 4 1.200 4.800 4 1.200 4800 4 1.200 30.000 Rau, đậu… 15 40 600 13 42 546 11,7 44 514,8

(Nguồn:Thống kê xã Phù Ngọc)

Nhìn chung chỉ có những tháng đầu năm thời tiết lạnh kéo dài gây khó khăn cho bà con nhưng trong năm điều kiện thời tiết thuận lợi nên tình hình sản xuất nông nghiệp của xã cũng đã đạt được những kết quả mong đợi. Cây thuốc lá là cây trồng được bà con trồng và coi như nguồn thu nhâ ̣p chính của họ. Ngô, lạc, mía bà con trồng với số lượng ít , chủ yếu l à tự cung tự cấp và buôn bán nhỏ lẻ. Ngoài ra bà con cũng đã tận dụng đất để trồng cây hoa màu

nhằm đem lại thu nhập để thoát nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống. * Tình hình chăn nuôi

Chăn nuôi có từ lâu đời và được nhân dân trú trọng, phát triển trong những năm gần đây bởi ngành chăn nuôi đã tạo ra được nguồn thu nhập cho người dân. Do trong năm qua thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài và dịch lở mồm long móng đã làm chết 11 con trâu, bò (trong đó chết rét 7 con, chết dịch 4 con). Để khắc phục thiệt hại do thiên tai dịch bệnh gây ra UBND xã đã chỉ đạo cán bộ thú y xã phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện tiến hành phun thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi 3 đợt cho 100 % các hộ gia đình trong toàn xã và tiêm vacxin lở mồm long móng, vacxin tụ huyết trùng 2 đợt cho trâu, bò được 1.116 lượt con. Nhìn chung người dân vẫn còn chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ nguồn vốn chưa cao mà những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra đã tạo ra tâm lý lo sợ cho người dân. Nhưng với sự quan tâm của chính quyền địa phương tại xã cũng

32

đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi theo hướng quy mô trang trại. Hình thức này không chỉ mang lai thu nhập cho người dân, mà còn góp phần làm cho số lượng gia súc gia cầm tăng lên, đời sống của người dân có tăng thì cộng đồng đó mới ngày càng phát triển. Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình chăn nuôi của xã Phù Ngo ̣c trong những năm gần đây, từ năm 2012 – 2014..

Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 (con) Năm 2013 (con) Năm 2014 (con) So sánh (%) 13/02 14/12 BQ Tổng đàn trâu 235 214 223 91,1 106,6 98,9 Tổng đàn bò 418 457 491 109,3 107,4 108,4 Tổng đàn lợn 1.435 1.511 1.737 105,2 114,9 110,5 Tổng đàn gia cầm 10.754 10.900 11.060 101,5 101.4 101,4

(Nguồn: Thống kê xã năm 2012 - 2014)

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

năm 2012 năm 2013 năm 2014

trâu l n gia c m

(Nguồn: Thống kê của xã năm 2012 - 2014)

Hình 4.1: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2012 - 2014

Trâu Lợn Gia cầm

33

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình chăn nuôi của xã vẫn phát triển theo hướng ổn định qua từng năm mặc dù dịch bệnh, thiên tai lũ lụt rồi rét đậm rét hại kéo dài nhưng số lượng trâu bò, lợn gà, gia súc gia cầm của xã qua từng năm vẫn tăng: Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng như vậy là do người dân đã ý thức được tầm quan trọng của gia súc gia cầm. Hiện nay mặc dù tiến bộ khoa học kỹ thuật đã phát triển có rất nhiều những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho việc cày bừa sản xuất nông nghiệp nhưng do nguồn vốn của người dân có hạn và do địa hình ruộng đất còn nhỏ lẻ manh mún việc sử dụng máy móc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà số lượng trâu của xã qua từng năm vẫn tăng lên. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao trước đây số lượng thịt bò, gà vịt... cung cấp ra thị trường vẫn chưa đủ, ngày nay số lượng bãi cỏ trên địa bàn vẫn còn nhiều nên người dân đã biết tận dụng để chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Ở địa phương đã có gia đình chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng quy mô trang trại nên số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng lên đáng kể tạo ra nguồn thu nhập lớn cho các hộ.

Tình hình chăn nuôi của xã đã từng bước đi lên, người dân và cán bộ xã đã quan tâm chú trọng thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển và muốn được kết qủa cao hơn thì các hộ gia đình nên học hỏi kinh nghiệm của một số hộ chăn nuôi giỏi, mở rộng hơn hình thức chăn nuôi và biết áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất theo quy mô trang trại để ngành chăn nuôi mang lại kinh tế cao cho các hộ gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Bảng 4.5: Giá trị sản sản xuất các ngành của xã năm 2012 - 2014 Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh(%) GT (tđ) CC (%) GT (tđ) CC (%) GT (tđ) CC (%) 10/09 11/10 BQ N-L-N-Nghiệp 34,36 74,09 33,81 70,64 34,53 69,2 98,39 102,13 100,3 CN-TTCN 7,62 16,43 8,47 17,69 9,25 18,5 111,15 109,21 110,2 TM-DV 4,39 9,48 5,85 11,67 6,11 12,3 113,26 104,4 108,8 Tổng GTSX 46,37 100 47,86 100 49,89 100 103,2 104,24 103,72

34 0 5 10 15 20 25 30 35

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

N-LL Nghi p CN-TTCN TM- DV

(Nguồn: Thống kê xã năm 2012 - 2014)

Hình 4.2: Giá trị sản xuất các ngành của x ã

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình kinh tế xã hội của xã Phù Ngọc đã có nhiều thay đổi, tổng giá trị sản xuất tăng đều qua ba năm 2012- 2014. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 103,72 %. Năm 2012 tổng GTSX là 46,37 tỷ, năm 2013 là 47,86 tỷ, năm 2014 là 49,89 tỷ có sự gia tăng tỷ trọng đồng đều ở các ngành.

Xã Phù Ngo ̣c vẫn mang tính chất thuần nông. Tỷ trọng kinh tế ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tương đối lớn. Trong những năm gần đây do công nghiệp nông thôn là ngành nghề khá mới đối với nông dân bấy lâu chỉ quen với đồng ruộng. Tuy nhiên đã có sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương về việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp mà cán bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch những tiến bộ kỹ thuât, phương pháp mới tới với người dân và các ngành dịch vụ. Đã làm tăng dần tỷ trọng cơ cấu kinh tế của xã. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện với mức thu nhập cao hơn.

35

* Thuận lợi và khó khăn của xã về kinh tế xã hội

+ Thuận lợi

- Có vị trí địa lý thuận tiện cho giao thông, buôn bán hàng hoá, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Có diện tích tự nhiên tương đối lớn, có nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng cho phát triển xã hội hoá nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật khá phát triển.

+ Khó khăn

- Địa hình phức tạp nhiều đồi núi.

- Trình độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp, giá trị sản xuất các nghành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng giao thông, nông thôn còn thấp. Quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa đủ khả năng tài chính để đầu tư công nghệ và phát triển thị trường lớn cũng như đầu tư công nghệ hiện đại.

- Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chưa thích ứng với cơ chế mới. Chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế ở nông thôn.

- Hệ thống kinh doanh dịch vụ còn yếu kém, dân số đông là sức ép nặng nề trong việc sử dụng đất đai phát triển kinh tế.

4.2. Tình hình hoạt động khuyến nông xã Phù Ngọc

4.2.1. Thực trạng các hoạt động khuyến nông xã Phù Ngọc

4.2.1.1 Nguồn lực KN và nguồn lực CBKN xã PHù Ngọc * Nguồn lực khuyến nông

Là bao gồm con người , trí tuệ công sức của cải vật chật… phục vụ cho khuyến nông

* Nguồn Lực CBKN

Hiện nay Phù Ngọc có 17 khuyến nông viên xóm, ! khuyến nông viên cấp xã, cùng nhau quan tâm về mặt nông nghiệp của xã và báo cáo cho khuyếnn nông xã vào kì họp giao ban ( mùng 5 hàng tháng)

4.2.1.2 Khuyến nông với việc phát triển, tổ chức, quản lý mạng lưới khuyến nông ở Phù Ngọc

* Đặc điểm nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông xã Phù Ngọc

Đối với xã Phù Ngọclà một xã có diện tích khá rộng, dân số đông, hầu hết người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cán bộ khuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

nông phụ trách tại xã chỉ có một, do vậy việc chuyển giao các kỹ thuật mới, các cách chăn sóc giống cây trồng vật nuôi, hay các buổi tập huấn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà trước đây sản xuất nông - lâm nghiệp chưa đạt kết quả cao. Do vậy mà các cấp chính quyền tại địa phương đã thường xuyên quan tâm gần gũi và giúp đỡ bà con nông dân nhiều hơn, hiện nay ở xã cũng đã thành lập được các câu lạc bộ khuyến nông, các làng khuyến nông tự quản, các nhóm cùng sở thích và hội nông dân... các hộ nông dân làm kinh tế giỏi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để mọi người học hỏi lẫn nhau [8].

+ Các câu lạc bộ khuyến nông, các làng khuyến nông, các nhóm cùng sở thích...tất cả mọi người đều có chung một mục đích, chung một hướng đi và cùng đặt ra một câu hỏi nên trồng cây gì và nuôi con gì để thích hợp với điều kiện khí hậu, địa hình và tập quán canh tác của người dân nhưng đây là một vấn đề khó và càng khó hơn khi trình độ chuyên môn của họ còn thấp. Vì vậy cần phải mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ.

+ Với cán bộ khuyên nông xã vai trò chính là thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất giao ban hàng tháng và trao đổi phản ánh, rút kinh nghiệm định kỳ 1 lần trong một tháng, đồng thời với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên cán bộ khuyến nông xã còn có nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ và nhận phản hồi từ các câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản, các nhóm cùng sở thích.. phát huy tích cực sự tham gia của người dân trong kết hợp với hoạt động khuyến nông giúp hỗ trợ sản xuất có hiệu quả và giúp nông dân tự trao đổi, học hỏi lẫn nhau .

37

Dưới đây là sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Phù Ngọc.

(Nguồn : khuyến nông xã Phù Ngọc)

: mối quan hệ. : mối quan hệ phối hợp.

Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Phù Ngọc

Qua hệ thống tổ chức trên nông dân sẽ mạnh dạn hơn khi tham gia vào các mô hình trình diễn và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới khi được thông qua Câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích, tại đó tập hợp những nông dân sản xuất giỏi, có tâm huyết với nghề, có uy tín, tín nhiệm nên được đông đảo nông dân tham gia và nhiệt tình ủng hộ. Cùng với đó là sự phối kết hợp trực tiếp của cán bộ khuyến nông cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân, tiếp nhận và phản ánh nguyện vọng của dân. Để hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả cao thì cần phải phát huy những thế mạnh của tổ chức cần có thêm nhiều hơn nữa các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm cùng sở thích để người nông dân có thể học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất.

* Vai trò của cán bộ khuyến nông xã

- Tham mưu giúp UBND xã về lĩnh vực khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư trên địa bàn toàn xã.

- Triển khai các mô hình trình diễn khuyến nông. Cơ quan ngoài

ngành:

Đài truyền hình, Đài truyền thanh

Trạm KN

Cơ quan trong ngành: Phòng nông nghiệp, Trạm BVTV KN cơ sở Câu lạc bộ KN Làng KN tự quản Nhóm, Hội nông dân cùng sở thích Nông dân

38

- Tham gia việc phòng trống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tại địa bàn xã theo hướng dẫn, quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Phối hợp với tổ chức đoàn xã để khuyến khích, hướng dẫn nông dân thực hiện làm theo các quy trình kỹ thuật nông lâm nghiệp tiến bộ, các mô hình trình diễn kết quả tại địa phương.

- Cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi cho người nông dân và đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, giúp nông dân sản xuất tốt và đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình họ.

- Xây dựng nhóm cùng sở thích , câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn xã, các làng khuyến nông tự quản...

- Thường xuyên thống kê, cập nhật thông tin báo cáo UBND xã và trạm khuyến nông huyện về nhu cầu khuyến nông trên địa bàn xã và báo cáo kết quả công việc, nhiệm vụ được giao.

Qua bảng số liệu 4.6 cho thấy trong năm 2011 vừa qua cán bộ khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã phù ngọc huyện hà quảng tỉnh cao bằng (Trang 34)