Thực trạng các hoạt động khuyến nông xãPhù Ngọc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã phù ngọc huyện hà quảng tỉnh cao bằng (Trang 40)

4.2.1.1 Nguồn lực KN và nguồn lực CBKN xã PHù Ngọc * Nguồn lực khuyến nông

Là bao gồm con người , trí tuệ công sức của cải vật chật… phục vụ cho khuyến nông

* Nguồn Lực CBKN

Hiện nay Phù Ngọc có 17 khuyến nông viên xóm, ! khuyến nông viên cấp xã, cùng nhau quan tâm về mặt nông nghiệp của xã và báo cáo cho khuyếnn nông xã vào kì họp giao ban ( mùng 5 hàng tháng)

4.2.1.2 Khuyến nông với việc phát triển, tổ chức, quản lý mạng lưới khuyến nông ở Phù Ngọc

* Đặc điểm nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông xã Phù Ngọc

Đối với xã Phù Ngọclà một xã có diện tích khá rộng, dân số đông, hầu hết người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cán bộ khuyến

36

nông phụ trách tại xã chỉ có một, do vậy việc chuyển giao các kỹ thuật mới, các cách chăn sóc giống cây trồng vật nuôi, hay các buổi tập huấn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà trước đây sản xuất nông - lâm nghiệp chưa đạt kết quả cao. Do vậy mà các cấp chính quyền tại địa phương đã thường xuyên quan tâm gần gũi và giúp đỡ bà con nông dân nhiều hơn, hiện nay ở xã cũng đã thành lập được các câu lạc bộ khuyến nông, các làng khuyến nông tự quản, các nhóm cùng sở thích và hội nông dân... các hộ nông dân làm kinh tế giỏi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để mọi người học hỏi lẫn nhau [8].

+ Các câu lạc bộ khuyến nông, các làng khuyến nông, các nhóm cùng sở thích...tất cả mọi người đều có chung một mục đích, chung một hướng đi và cùng đặt ra một câu hỏi nên trồng cây gì và nuôi con gì để thích hợp với điều kiện khí hậu, địa hình và tập quán canh tác của người dân nhưng đây là một vấn đề khó và càng khó hơn khi trình độ chuyên môn của họ còn thấp. Vì vậy cần phải mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ.

+ Với cán bộ khuyên nông xã vai trò chính là thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất giao ban hàng tháng và trao đổi phản ánh, rút kinh nghiệm định kỳ 1 lần trong một tháng, đồng thời với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên cán bộ khuyến nông xã còn có nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ và nhận phản hồi từ các câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản, các nhóm cùng sở thích.. phát huy tích cực sự tham gia của người dân trong kết hợp với hoạt động khuyến nông giúp hỗ trợ sản xuất có hiệu quả và giúp nông dân tự trao đổi, học hỏi lẫn nhau .

37

Dưới đây là sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Phù Ngọc.

(Nguồn : khuyến nông xã Phù Ngọc)

: mối quan hệ. : mối quan hệ phối hợp.

Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Phù Ngọc

Qua hệ thống tổ chức trên nông dân sẽ mạnh dạn hơn khi tham gia vào các mô hình trình diễn và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới khi được thông qua Câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích, tại đó tập hợp những nông dân sản xuất giỏi, có tâm huyết với nghề, có uy tín, tín nhiệm nên được đông đảo nông dân tham gia và nhiệt tình ủng hộ. Cùng với đó là sự phối kết hợp trực tiếp của cán bộ khuyến nông cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân, tiếp nhận và phản ánh nguyện vọng của dân. Để hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả cao thì cần phải phát huy những thế mạnh của tổ chức cần có thêm nhiều hơn nữa các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm cùng sở thích để người nông dân có thể học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất.

* Vai trò của cán bộ khuyến nông xã

- Tham mưu giúp UBND xã về lĩnh vực khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư trên địa bàn toàn xã.

- Triển khai các mô hình trình diễn khuyến nông. Cơ quan ngoài

ngành:

Đài truyền hình, Đài truyền thanh

Trạm KN

Cơ quan trong ngành: Phòng nông nghiệp, Trạm BVTV KN cơ sở Câu lạc bộ KN Làng KN tự quản Nhóm, Hội nông dân cùng sở thích Nông dân

38

- Tham gia việc phòng trống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi tại địa bàn xã theo hướng dẫn, quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Phối hợp với tổ chức đoàn xã để khuyến khích, hướng dẫn nông dân thực hiện làm theo các quy trình kỹ thuật nông lâm nghiệp tiến bộ, các mô hình trình diễn kết quả tại địa phương.

- Cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi cho người nông dân và đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, giúp nông dân sản xuất tốt và đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình họ.

- Xây dựng nhóm cùng sở thích , câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn xã, các làng khuyến nông tự quản...

- Thường xuyên thống kê, cập nhật thông tin báo cáo UBND xã và trạm khuyến nông huyện về nhu cầu khuyến nông trên địa bàn xã và báo cáo kết quả công việc, nhiệm vụ được giao.

Qua bảng số liệu 4.6 cho thấy trong năm 2011 vừa qua cán bộ khuyến nông xã đã cùng với nông dân tham gia thực hiện các mô hình khuyến nông, cán bộ khuyến nông và nông dân cùng nhau xây dựng các phương hướng hoạt động, đánh giá các mô hình và rút ra những bài học kinh nghiệm... chứng tỏ rằng các hoạt động khuyến nông của xã đã có sự tham gia nhiệt tình của người dân.

39

Bảng 4.6: Vai trò nhiệm vụ khuyến nông viên xã và nông dân khi thực hiện mô hình 2014

Stt Tên hoạt động Nông dân Khuyến nông viên

1 Họp toàn dân .

- Thông báo kế hoạch . - Chọn làm mô hình .

- Tham gia họp . - Tham gia ý kiến .

- Điều khiển cuộc họp. - Phát biểu ý kiến . 2 Họp nhóm làm mô hình .

- Xây dựng quy chế hoạt động

- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể(địa điểm đất đai và lao động...).

- Tham gia ý kiến . - Chuẩn bị các điều kiện cho thử nghiệm và trình diễn theo hướng dẫn.

- Hỗ trợ, đóng góp ý kiến và xây dựng quy chế .

3 - Bố trí thí nghiệm và trình diễn tại đồng ruộng.

- Thực hiện thí nghiệm trình diễn theo hướng dẫn .

- Kiểm tra thí nghiệm và trình diễn .

- Bổ sung sửa đổi nếu cần 4 - Gieo trồng và chăn nuôi,

chăm sóc và theo dõi.

- Thực hiện theo đúng hướng dẫn.

- Hướng dẫn và kiểm tra - Theo dõi hướng dẫn nông dân, kiểm tra ghi chép sổ sách, giải quyết phát sinh.

5

- Tổ chức hội thảo đầu bờ, thăm quan chéo.

- Trình bày công việc đã làm .

- Nhận xét và đánh giá.

- Tổ chức và điều hành - Đánh giá, tuyên truyền phổ biến .

- Báo cáo kết quả cấp trên 6 Thu hoạch .

- Xác định kết quả .

- Ghi chép vào phiếu đánh giá

- Tính kết quả, ghi chép số liệu vào bảng mẫu .

- Kiểm tra . - Giúp các hộ ghi chép và tính toán . 7 Họp nhóm tổng kết . - Cá nhân đánh giá . - Nhóm thảo luận và đánh giá kết quả .

- Đề xuất hướng phát triển .

- Tham gia họp .

- Thảo luận và đánh giá kết quả của mô hình . - Hoàn thành toàn bộ các biểu mẫu theo yêu cầu . - Đề xuất hướng phát triển . - Tổ chức họp nhóm tham gia mô hình . - Hướng dẫn các cộng tác viên thảo luận và ghi chép đầy đủ .

- Tổng hợp các biểu mẫu đánh giá và báo cáo cho xã và huyện .

40

4.2.1.2. Các hoạt động chủ yếu của khuyến nông xã

Nội dung hoạt động khuyến nông của xã bao gồm: Chỉ đạo sản xuất, xây dựng mô hình, thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật đều được cán bộ khuyến nông triển khai về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

4.2.1.3. Thực trạng hoạt động khuyến nông xã

* Tình hình chung về nhóm hộ điều tra .

Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động khuyến nông của xã cũng như điều kiện, nguyện vọng của người dân về hoạt động khuyến nông. Tôi chọn giải pháp điều tra mẫu ngẫu nhiên 60 hộ nông dân trong 15 thôn của xã Phù Ngo ̣c . Từ đây chúng ta có cơ sở để đánh giá chung cho toàn xã một cách chính xác nhất.

Trong tổng số 60/854 hộ chiếm 7,02% số hộ toàn xã được chọn làm mẫu điều tra. Các thôn được điều tra có diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong xã nên người dân nơi đây lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trước đây cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương đã tạo điều kiện cho người dân biết phát huy những thế mạnh của họ, và tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có họ tâ ̣p trung tròng cây thuốc lá theo kĩ thuâ ̣t , biết trồng cây lâm nghiệp để phủ xanh đồi trọc, hơn thế nữa các cây lâm nghiệp trồng lâu năm sẽ tạo ra củi để đốt, ra gỗ để bán nhằm đem lại thu nhập cho bà con nông dân. Trên những cánh đồng, nhiều giống lúa mới năng suất cao đã được người nông dân đưa vào sản xuất. Để có được kết quả như hôm nay đằng sau những thành công đó là sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của cán bộ khuyến nông: Đã tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã cùng người nông dân giải quyết những khó khăn, thắc mắc, chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học trong sản xuất nông lâm nghiệp của xã Phù Ngọc

* Thực trạng hoạt động khuyến nông xã. + Công tác chỉ đạo sản xuất

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành nông nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của trạm khuyến nông huyện Hà quảng . Khuyễn nông viên xã là người phụ trách tình hình nông lâm nghiệp của xã đã tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo sản xuất phục vụ các chủ chương chính sách,

41

chương trình định hướng phát triển nông thôn mới của huyện và của tỉnh như: Công tác chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống lúa, giống ngô, giống hoa màu và con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi, kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đầu tư thâm canh; Hệ thống các công trình thuỷ lợi thường xuyên được sửa chữa nâng cấp đảm bảo việc cung cấp nước tưới tiêu ...Nhằm mục đích góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi .

Bảng 4.8: Đánh giá hiệu quả hoạt động chỉ đạo sản xuất

(Nguồn : Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả)

Từ bảng đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trên cho thấy rằng công tác chỉ đạo sản xuất ở địa phương đạt hiệu qua chưa cao, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

* Nguyên nhân.

- Phương hướng chỉ đạo sản xuất chưa hợp lý: Các thông tin về tình hình dịch bệnh chưa đưa ra kịp thời và đầy đủ.

- Nhiều hộ nông dân còn khó khăn về kinh tế nên không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

- Trình độ nhận thức của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. + Công tác thông tin tuyên truyền

Thông tin tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động khuyến nông: Là cầu nối giữa các cơ quan tổ chức khuyến nông với người

STT Chỉ đạo sản xuất Điểm bình quân Thang Điểm

1 Kĩ thuật trồng chăm sóc cây thuốc lá. 4,02 5 2 Công tác phòng trừ sâu cuốn lá. 2,74 5 3 Công tác phòng trừ bệnh đao ôn. 3,50 5 4 Công tác phòng và chống dịch lở

mồm long móng. 2,40 5

5 Bê ̣nh cây thuốc lá 2,12 5

6

Hướng dẫn người dân đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

42

dân, giữa các cơ quan tổ chức khuyến nông với nhau và giữa người dân với người dân và người dân với các cơ quan tổ chức khuyến nông. Có thể nói rằng thông tin tuyên truyền là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tổ chức và các hoạt động khuyến nông .

Tuy nhiên hoạt động thông tin tuyên truyền của xã vẫn còn nhiều hạn chế như: Các thông tin đưa ra còn ít, chưa phong phú cả về nội dung và hình thức, có nhiều thông tin được phát đi phát lại nhiều lần làm cho người nghe cảm thấy chán... và chi phí dành cho các hoạt động khuyến nông còn ít chính vì vậy kết quả đạt được vẫn chưa cao.

Dưới đây là bảng đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền của cán bộ khuyến nông đối với xã.

Bảng 4.9: Đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền

Stt Thông tin tuyên truyền Điểm bình

quân

Thang Điểm I Nội dung tuyên truyền

1 Chính sách khuyến nông. 2,50 5

2 Các khuyến cáo của Nhà nước. 2,72 5

3 Các thông tin giá cả thị trường. 1,80 5 4 Biện pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. 2,40 5 5 Cách chăm sóc và phòng bệnh cho cây trồng. 2,66 5 6 Cách chăm sóc và phòng bệnh cho vật nuôi. 2,50 5

7 Thâm canh giống cây con. 2,10 5

8 Kỹ thuật xây dựng và sử dụng Bioga. 3,52 5

9 Kỹ thuật ủ phân vi sinh 3,12 5

II Hình thức tuyên truyền

1 Qua đài truyền thanh xã. 2,80 5

2 Qua tờ rơi, tờ gấp khuyến nông. 1,84 5 3 Thăm quan học tập kinh nghiệm. 2,50 5 4 Thông qua các cuộc hội thảo, họp toàn dân, họp

thôn, xóm... 2,40 5

43

Từ bảng đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền của xã do người nông dân tại địa phương cho điểm đánh giá cho thấy rằng các hoạt động thông tin tuyên truyền của xã chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chưa cung cấp được thông tin kịp thời cho người dân trong xã.

* Ý kiến của ngƣời dân trong quá trình điều tra phỏng vấn

Có người cho rằng " Nói thì hay lắm, nhưng tới khi làm mới thấy khó, tôi thấy trên đài dạy cách thâm canh giống cây con gia đình tôi có làm nhưng hiệu quả vẫn chưa cao " có người thì cho rằng " Tôi đi tập huấn cán bộ khuyến nông có đưa cho tôi tài liệu phát tay (tờ rơi, tờ gấp) lúc xem mà tôi thấy khó hiểu quá. Tới khi áp dụng vào sản xuất tôi thường làm theo những gì mà cán bộ khuyến nông đã tập huấn ở hội trường chứ không xem lại tài liệu phát tay đó .

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

* Nguyên nhân

- Các thông tin đưa ra không mang tính thời sự cao nên chưa thu hút được sự tham gia, chú ý của mọi người.

- Nội dung các thông tin đưa ra không phong phú, khó hiểu không xúc tích...

- Nguồn đầu tư cho các hoạt động thông tin tuyên truyền chưa cao. - Cán bộ khuyến nông thường đi thăm đồng ruộng với trưởng thôn (xóm) và trao đổi tình hình với trưởng thôn nên thông tin đưa tới bà con nông dân còn chậm.

Do vậy để nâng cao hoạt động thông tin tuyên truyền trong thời gian tới cán bộ khuyến nông xã Phù Ngọc cần phải tự nâng cao trình độ chuyên môn cho mình, cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và phương pháp thiết kế với lời bình cho các bản tin khuyến nông được hay và phong phú hơn. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, cập nhật các thông tin về tình hình sâu bệnh, dịch bệnh ở cây trồng và vật nuôi để kịp thời cung cấp cho người dân. Khuyến nông viên cần phải thường xuyên trao đổi thông tin với các khuyến nông viên ở các xã bên cạnh trên địa bàn huyện để giới thiệu cho

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã phù ngọc huyện hà quảng tỉnh cao bằng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)