Đánh giá bệnh nhân sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân (Trang 65 - 68)

Chúng tôi theo dõi đánh giá bệnh nhân tuần đầu sau mổ, sau khi bệnh nhân ra viện sẽ đƣợc hẹn khám lại sau mổ 2 tuần, tiếp theo cứ 4 tuần bệnh nhân đƣợc khám lại để đánh giá, hƣớng dẫn tập luyện phục hồi chức năng cho đến 6 tháng. Sau 6 tháng bệnh nhân đƣợc hẹn khám lại 3 tháng một lần.

2.2.4.1. Đánh giá trên lâm sàng:

- Mức độ đau sau mổ: theo thang điểm của VAS: thang điểm bao gồm 10 điểm tính là mức đau nhất giảm dần xuống 0 điểm

- Mức độ tràn dịch: theo phân loại của IKDC dựa vào dấu hiệu bập bềnh bánh chè, bao gồm:

+ Không tràn dịch

+ Nhẹ: chỉ cảm nhận dịch sóng sánh trong khớp gối (lƣợng dịch tƣơng đƣơng 25ml).

+ Vừa: dễ dàng nhận thấy xƣơng bánh chè bập bềnh (lƣợng dịch khoảng 25-60ml).

+ Nhiều: Gối tràn dịch căng (lƣợng dịch trên 60ml) - Biên độ vận động của khớp gối bằng thƣớc đo góc - Tình trạng vết mổ và toàn thân.

- Đánh giá theo thang điểm của Lysholm, thang điểm IKDC sau 6 tháng , 9 tháng, 1 năm….. (Phần phụ lục).

Xếp loại đánh giá thang điểm Lysholm: Rất tốt: 91-100 điểm

Tốt: 84-90 điểm Khá: 65-83 điểm

Đánh giá theo thang điểm IKDC: xếp loại thành 4 nhóm A: bình thƣờng

B: Gần bình thƣờng C: Không bình thƣờng D: Nghiêm trọng

Xếp loại kết quả nhóm theo đánh giá thấp nhất của mục đơn. Chỉ có 3 chỉ tiêu đầu tiên đƣợc dùng để xếp loại kết quả cuối cùng và cũng lấy kết quả xếp loại của nhóm thấp nhất.

2.2.4.2. Đánh giá cận lâm sàng:

- Chụp X quang thƣờng qui:

+ Chụp khớp gối thẳng nghiêng sau mổ: trên phim chụp này chúng tôi chỉ đánh giá vị trí đƣờng hầm bó trƣớc trong vì vị trí bó sau ngoài rất khó xác định và hơn nữa trong kỹ thuật mổ chúng tôi sử dụng hệ thống định vị Acuflex của hãng Smith & Nephew để tạo đƣờng hầm cho bó sau ngoài do vậy vị trí bó sau ngoài đƣợc xác định qua vị trí bó trƣớc trong. Ở xƣơng đùi vị trí tâm của đƣờng hầm bó trƣớc trong đƣợc xác định trên đƣờng Blumensaat và tính tỉ lệ phần trăm tính từ điểm phía sau của lồi cầu đùi. Tại mâm chày vị trí bó trƣớc trong đƣợc tính theo tỉ lệ phần trăm của đƣờng Jacob tính từ điểm phía bờ trƣớc của mâm chày.

Hình 2.12. Hình ảnh chụp X quang sau mổ xác định vị trí đường hầm theo đường Blumensaat ở xương đùi và đường Jacob ở mâm chày [50]

+ Chụp X quang lƣợng hóa nghiệm pháp Lachman: bệnh nhân đƣợc đặt chân trên giá với tƣ thế gối gấp 300, treo tạ 8kg tại vị trí trên cực trên bánh chè 10cm, tia chụp vuông góc với khớp gối, khoảng cách từ bóng đến phim là 1m. Chúng tôi chụp cả hai gối tại thời điểm trƣớc mổ và sau mổ 6 tháng để so sánh.

Hình 2.13. Hình ảnh khung giá treo tạ chụp X quang đánh giá sự di lệch ra trước của mâm chày

Đánh giá sự di lệch ra trƣớc bằng đo khoảng chênh lệch của bờ sau mâm chày trong so với bờ sau của lồi cầu trong. Trên phim X quang lồ cầu trong tròn hơn ở bờ sau và ra trƣớc hơn, có thể thấy lồi củ cơ khép ở phía trên. Ngƣợc lại lồi cầu ngoài lớn hơn, ra sau hơn và có gờ gấp góc ở phía sau. Bờ sau của mâm chày trong thẳng xuống và vuông góc với mặt trên, trong khi bờ sau của mâm chày ngoài tròn và làm thành đƣờng dốc với bờ sau của gai chày [136].

Hình 2.14. Hình ảnh đánh giá sự di lệch ra trước của mâm chày trong với lồi cầu trong (đường màu đen) và mâm chày ngoài so với lồi cầu ngoài

(đường màu đỏ)

- Chụp MRI: Chúng tôi chỉ tiến hành chụp MRI cho một số trƣờng hợp khi ngƣời bệnh đồng ý chụp do chi phí chụp tốn kém.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước hai bó bằng gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)