Phẫu thuật tái tạo DCCT 2 bó đƣợc Mott [94] báo cáo lần đầu tiên năm 1983 và gọi là kỹ thuật STAR (semitendinosus anatomic reconstruction). Tác giả đã phẫu thuật mở, dùng gân bán gân làm mảnh ghép, tạo hai đƣờng hầm xƣơng đùi và hai đƣờng hầm xƣơng chày. Năm 1987 Zaricznyj [95] mô tả kỹ thuật hai bó với hai đƣờng hầm xƣơng chày và một đƣờng hầm xƣơng đùi, mảnh ghép đƣợc cố định bằng cách buộc chỉ qua lỗ khoan ở xƣơng đùi, phía xƣơng chày thì khâu hai đầu mảnh ghép với nhau và với tổ chức xung quanh. Tác giả không nhận đƣợc nhiều sự ủng hộ vì chức năng từng bó đƣợc xác định ở phần bám vào xƣơng đùi hơn là xƣơng chày. Sau này Pederzini [96] dùng lại kỹ thuật này nhƣng sử dụng gân tứ đầu đùi. Vào những năm 1990s phẫu thuật tái tạo DCCT một bó phát triển mạnh với kỹ thuật tạo đƣờng hầm xƣơng đùi tại vị trí “ đẳng trƣờng”. Sau đó Rosenberg và Graf [97] năm 1994
trình bày kỹ thuật tái tạo DCCT hai bó có nội soi hỗ trợ với hai đƣờng hầm xƣơng đùi. Tuy nhiên tác giả chỉ tạo một đƣờng hầm ở xƣơng chày. Muneta [98] năm 1999 và cộng sự đã mô tả phẫu thuật tái tạo DCCT hai bó có nội soi hỗ trợ với hai đƣờng hầm ở cả xƣơng đùi và xƣơng chày. Ông mô tả vị trí khoan tạo đƣờng hầm xƣơng đùi tại vị trí 12:00 và 1:30 với gối trái (11:30 và 10:30 với gối phải) theo sơ đồ mặt đồng hồ. Vị trí này giống với nghiên cứu của Rosenberg và Graf. Giai đoạn này nhiều tác giả trình bày các kỹ thuật tái tạo DCCT hai bó [99], [100] với vị trí “over the top” cho AMB và đƣờng hầm ngang lồi cầu cho bó PLB, và chỉ tạo một đƣờng hầm mâm chày. Bên cạnh kỹ thuật dùng gân Hamstring tự thân còn sử dụng các mảnh ghép khác và kỹ thuật cố định khác nhau. Takeuchi [101] mô tả kỹ thuật dùng mảnh ghép gân Hamstring có nút xƣơng và nút xƣơng composite. Maracci [102] sử dụng gân bán gân và gân cơ thon chập đôi không dùng phƣơng tiện cố định mà cố định bằng nút gân và cầu xƣơng. Hara [103] và cộng sự mô tả kỹ thuật tái tạo hai bó với mảnh ghép lai của gân hamstring và gân bánh chè.
Giống nhƣ các nghiên cứu so sánh của Ạdachi [104] và Hamada [105], hầu hết các kỹ thuật đều không có sự khác biệt rõ rệt về kết quả so với kỹ thuật tái tạo DCCT một bó. Trong các nghiên cứu này các tác giả đều không mô tả cách nhận biết vị trí tâm diện bám của bó sau ngoài ở lồi cầu ngoài trên phẫu trƣờng cũng nhƣ làm thế nào để tái tạo bó sau ngoài theo giải phẫu. Do vậy khái niệm tái tạo DCCT hai bó trong giai đoạn 1990s và đầu năm 2000s không bao gồm tái tạo bó sau ngoài theo giải phẫu mà đúng hơn là tái tạo hai bó trƣớc trong. Mặt khác, thời kỳ này kết quả lâm sàng tái tạo DCCT một bó tiến bộ rất rõ rệt. Hầu hết các bệnh nhân có thể chơi lại môn thể thao trƣớc đây sau khi phẫu thuật tái tạo DCCT. Tuy nhiên Các báo cáo của Freedman và Aglietti [3] sau 2 năm theo dõi bệnh nhân phẫu thuật tái tạo ACL một bó đều cho thấy tỉ lệ dƣơng tính với nghiệm pháp Pivot shift khoảng từ 15-18%.
Nhiều tác giả khác cho thấy khoảng 20% mất vững xoay không liên quan đến mảnh ghép, kỹ thuật mổ, và phƣơng tiện cố định. Nghiên cứu trên trên ngƣời về chuyển động học của gối tái tạo DCCT một bó các tác giả nhƣ: Logan [4], Tashman [5], [6], Brandsson [7] nhận thấy phẫu thuật không phục hồi hoàn toàn độ vững xoay của gối.
Năm 2003 và 2004 Yasuda và cộng sự [13] báo cáo lần đầu tiên kỹ thuật tái tạo bó trƣớc trong và bó sau ngoài theo giải phẫu với kết quả sau 2 năm theo dõi. Trong đó hai bó đƣợc tái tạo với 4 đƣờng hầm riêng rẽ tại tâm của diện bám bình thƣờng của mỗi bó và gọi đây là kỹ thuật tái tạo DCCT hai bó theo giải phẫu. Harner và Poehling [14] đã phân tích rõ nguồn gốc, sự quan trọng và các mối quan tâm về khái niệm phẫu thuật mới này. Sau đó đã có rất nhiều các bài báo nghiên cứu giải phẫu và kỹ thuật phẫu thuật [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23] về kỹ thuật tái tạo DCCT hai bó theo giải phẫu đƣợc xuất bản.