PHƯƠNG PHáP THựC HàNH THí NGHIệM – TìM Tòi Bộ PHậN

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học sinh học và kỹ thuật nông nghiệp phần 1 đh huế (Trang 52)

1. Bản chất của ph−ơng pháp

HS tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả và hiện t−ơng xảy ra trong thí nghiệm – Đó là các t− liệu rất cần thiết. Từ các t− liệu đó, HS phân tích, tổng hợp, so sánh, tìm mối quan hệ nhân quả, khái quát hóa rút ra các kết luận, giải quyết đ−ợc từng phần của chủ đề lớn để lĩnh hội tri thức mới.

2. Ví dụ

Khi dạy "Chức năng tủy sống" (Sinh học 9), GV ra bài tập cho HS làm thực hành thí nghiệm sau đây :

Cắt bỏ não ếch rồi treo lên giá. Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng d−ới đây :

B−ớc thí nghiệm Hiện t−ợng Nhận xét Kết luận

1. – Kích thích nhẹ 1 chi – Kích thích mạnh 1 chi 2. Cắt ngang tủy sống – Kích thích chi trên – Kích thích chi d−ới 3. Phá tuỷ sống ếch – Kích thích chi trên – Kích thích chi d−ới ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?

Để định h−ớng cho HS rút ra kết luận đi đến kiến thức mới, GV nêu các câu hỏi sau : – Quan sát hiện t−ợng khi kích thích mạnh vào 1 chi ếch, rút ra kết luận gì ?

– So sánh hiện t−ợng ở b−ớc 1 và 2, rút ra kết luận gì ? – So sánh hiện t−ợng ở b−ớc 2 và 3, rút ra kết luận gì ? Từ các kết luận trên, cho biết chức năng của tủy sống ?

* L−u ý : Ngoài các ph−ơng pháp cụ thể trong các nhóm ph−ơng pháp đã nêu ở trên, trong dạy học còn có những ph−ơng pháp dạy học chuyên biệt hóa nh− Dạy học nêu vấn đề, các ph−ơng thức dạy nghề theo môđun... Những ph−ơng pháp này sẽ trình bày thành chuyên đề riêng.

PHầN II – LựA CHọN CáC PHƯƠNG PHáP DạY HọC

Việc lựa chọn các ph−ơng pháp dạy học không thể tiến hành một cách ngẫu nhiên, tùy tiện theo chủ quan ng−ời GV, mà phải dựa trên mối quan hệ khăng khít giữa ph−ơng pháp với mục đích và nội dung dạy học, đồng thời phải căn cứ vào các cơ sở khác nữa để nhằm đạt đ−ợc hiệu quả tối −u trong hoạt động dạy học.

1. Ph−ơng pháp phải thể hiện đ−ợc mục đích trí–đức dục của nội dung bài giảng, cũng đồng thời là mục đích của quá trình dạy học và mục đích lý luận dạy học. Theo nghĩa này thì mục đích quy định ph−ơng pháp. Trong lịch sử nhà tr−ờng, xu h−ớng của các ph−ơng pháp dạy học đã bị thay đổi tùy theo những mục đích mà giai cấp thống trị đặt ra trong lĩnh vực giáo dục ở thời đại lịch sử này hay thời đại lịch sử khác. Nếu mục đích của nhà tr−ờng là giáo dục những tên nô lệ ngoan ngoãn thì ph−ơng pháp giảng dạy sẽ phù hợp với mục đích đó và khoa học sẽ đ−ợc dùng để giáo dục những kẻ thừa hành chỉ biết vâng lời mà ít khả năng độc lập suy nghĩ phán đoán. Nếu mục đích của nhà tr−ờng là giáo dục những con ng−ời tự giác xây dựng đất n−ớc thì ph−ơng pháp giảng dạy sẽ hoàn toàn khác hẳn : tất cả mọi thành tựu khoa học sẽ đ−ợc dùng để dạy biết độc lập suy nghĩ, biết hành động tập thể, có tổ chức, có ý thức về kết quả hành động của mình, phát huy sáng kiến và tinh thần tự lập đến mức tối đa.

2. Ph−ơng pháp phải phù hợp với nội dung tài liệu

Trong các ph−ơng pháp dạy học có phản ánh cả đặc tính của ph−ơng pháp nghiên cứu khoa học, đặc tr−ng cho những khoa học riêng t−ơng ứng nữa. Sinh vật học là một khoa học không thể phát triển đ−ợc nếu không có quan sát và thí nghiệm. Trong khi giảng dạy môn học nào đó ở nhà tr−ờng, những đặc điểm của ph−ơng pháp khoa học nhất thiết phải đ−ợc phản ánh trong LLDH bộ môn. Không thể hình dung việc giảng dạy sinh vật học trong nhà tr−ờng mà lại không có quan sát, không có thí nghiệm học tập.

3. Ph−ơng pháp lựa chọn phải chiếu cố tới đặc điểm vốn có của HS, bao gồm đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vốn sống, sự hiểu biết của các em.

Nhằm phục vụ cho nhân cách sinh động của đứa trẻ, của thiếu niên, ph−ơng pháp dạy học đ−ợc sử dụng có tính toán đến những đặc điểm lứa tuổi của chúng. Ph−ơng pháp giảng dạy gắn bó một cách hữu cơ với sự hiểu biết về đối t−ợng tác động – tức là về con ng−ời đang lớn lên, đang phát triển mà lý luận đó đ−ợc vận dụng vào. Tính chất của một dụng cụ đ−ợc xác định bởi thuộc tính của vật liệu mà dụng cụ này phải biến chế : Muốn chọc thủng vải gai phải có kim, muốn chọc thủng da phải có dùi, đục thủng hòn đá phải dùng xà

beng... Ph−ơng pháp giáo dục và dạy học cũng thế, cũng thay đổi, phải thay đổi tuỳ theo thể lực, kinh nghiệm sống, vốn kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo của HS, t− duy trừu t−ợng của nó... Tuy nhiên cũng cần thấy rằng đặc điểm lứa tuổi của trẻ em không phải là cái gì cứng đờ, nh− thế nào thì cứ mãi mãi nh− thế ấy. Trẻ em ngày nay không phải nh− trẻ em ngày x−a. Môi tr−ờng thay đổi thì trẻ em cũng thay đổi, trẻ em không sống ngoài thời gian và không gian.

4. Lựa chọn ph−ơng pháp dạy học còn phải tính đến điều kiện cơ sở vật chất và ph−ơng tiện dạy học của nhà tr−ờng.

CÂU Hỏi HƯớNG DẫN HọC TậP Ch−ơng IV

1. Hãy nêu định nghĩa khái niệm ph−ơng pháp dạy học. Các nguyên tắc đặt tên, phân loại ph−ơng pháp dạy học.

2. Gọi tên các ph−ơng pháp dạy học cụ thể. Tìm ví dụ minh họa bản chất của mỗi ph−ơng pháp cụ thể đó.

3. Phân biệt mặt bên trong, mặt bên ngoài của ph−ơng pháp dạy học. Cho một ví dụ minh họa...

4. Hãy nêu các cơ sở của việc lựa chọn các ph−ơng pháp dạy học. Cho ví dụ dạy một bài cụ thể nào đó để minh họa.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học sinh học và kỹ thuật nông nghiệp phần 1 đh huế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)