PHƯƠNG PHáP THUYếT TRìNH ƠRIXTIC

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học sinh học và kỹ thuật nông nghiệp phần 1 đh huế (Trang 37 - 38)

1. Bản chất của ph−ơng pháp

Ph−ơng pháp thuyết trình - ơrixtic đôi khi còn gọi là diễn giảng nêu vấn đề hay trình bày nêu vấn đề. Trong ph−ơng pháp này, GV trình bày con đ−ờng quanh co phức tạp dẫn tới chân lý khoa học mà nhà bác học đã trải qua. Khi trình bày nội dung, GV nêu vấn đề, vạch ra mâu thuẫn nhận thức, rồi đề ra giả thuyết, trình bày cách giải quyết và rút ra kết luận. Còn HS theo dõi logic của con đ−ờng giải quyết vấn đề do GV trình bày. Tuy ở đây HS lĩnh hội thụ động các tri thức, nh−ng do GV luôn luôn đề xuất mâu thuẫn, đặt HS th−ờng xuyên trong tình huống có vấn đề nên chất l−ợng kiến thức HS tiếp thu đ−ợc vẫn cao hơn so với ph−ơng pháp thuyết trình – tái hiện, thông báo ở trên.

2. Ví dụ

Dùng ph−ơng pháp thuyết trình – ơrixtic để dạy khái niệm "Vòng tuần hoàn máu"(Sinh học lớp 9).

Vào bài, GV thông báo : trong 1 giờ, nếu nghỉ ngơi bình th−ờng thì cơ thể chúng ta cần 10 - 12 lít oxy. Nếu hoạt động mạnh, cơ thể cần đến 50 - 120 lít oxy. Biết rằng cơ thể chúng ta chỉ chứa 4 - 5 lít máu đủ để hòa tan 1/10 lít oxy. Vậy bằng cách nào cơ thể chúng ta có đủ l−ợng

oxy để hoạt động ?

Giải quyết vấn đề đó là cả một quá trình lịch sử lâu dài.

Từ thời cổ, ng−ời ta quan niệm trong mạch máu l−u thông không khí chứ không phải máu. Đến thế kỷ XIX, Galen giải thích : Máu đen từ gan chảy về tim, ở đó nhiệt độ của tim làm nóng và sạch máu. Máu đỏ t−ơi đó chảy khắp cơ thể rồi đ−ợc tiêu thụ hoàn toàn. Vậy một giờ gan tạo ra bao nhiêu máu ?

Hác-vây lại chứng minh bằng cách khác.

Sau khi mổ tim ng−ời chết, hoặc mổ tim động vật, ông tự đề ra giả thuyết : Tim có vai trò trong sự phân phối máu cho cơ thể. Để chứng minh giả thuyết đó, ông đã cắt đứt mạch máu con vật. Khi cắt đứt mạch, máu chảy ra rất mạnh và phun theo nhịp đập của tim. Hác-vây kết luận : trong mạnh có máu chảy chứ không phải không khí, máu chảy đ−ợc là nhờ sự co bóp của tim. Tim nh− là một cái bơm vừa hút, vừa đẩy máu cho cơ thể. Nh−ng máu chảy theo con đ−ờng nào, bằng cách nào cơ thể có đủ máu để hòa tan l−ợng oxy cần cho cơ thể ?

Liệu trong một giờ cơ thể có sản sinh ra hàng trăm lít máu đ−ợc không ? Để trả lời chúng ta thử giải thích thí nghiệm sau :

– Nếu dùng dây thít chặt cổ tay, mạch đập biến mất và ở phía d−ới nút buộc tay bị tê và thâm dần lại. Còn phía trên động mạch tích đầy máu, mạch mạnh lên. Vậy rút ra kết luận gì ? (Máu chảy về phía xa tim).

– Nh−ng khi thắt nhẹ thì sao ? – Máu trong động mạnh không bị cản trở, trái lại tĩnh mạch đầy máu, phồng lên ở phía d−ới. Vậy rút ra kết luận gì ? (Máu trở về tim qua tĩnh mạch).

Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì ? (Máu chảy trong mạch theo 1 chiều. Máu chảy tuần hoàn theo vòng kín do áp lực tim co bóp).

GV trình bày tiếp : Tim chứa khoảng 1 cốc máu, nh−ng làm thế nào trong 1 giờ lại đẩy đi đ−ợc hàng chục lít máu ? (Trong nửa giờ tim co bóp hai nghìn lần (nhịp đập), qua đó lấy vào và tống ra khoảng 2000 cốc máu).

Còn máu chuyển từ động mạch sang tĩnh mạch nh− thế nào ? (Nhờ mạng l−ới mao mạch). Tiếp đó GV kết hợp với tranh các vòng tuần hoàn để giới thiệu vòng tuần hoàn máu trong cơ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý luận dạy học sinh học và kỹ thuật nông nghiệp phần 1 đh huế (Trang 37 - 38)