PHÁP
2.4.1. Một số thành tựu
Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác giáo dục, cùng với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhà giáo, Uỷ ban nhân dân huyện, với sự chỉ đạo của các cấp các ngành đã và đang thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo góp phần phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, vì vậy ngành giáo dục Thái Thụy đã đạt được một số thành tựu chủ yếu trên các mặt sau:
Một là, trên lĩnh vực giáo dục thế giới quan khoa học, chính trị, tư
tuởng, đạo đức, lối sống.
Theo GS Phạm Minh Hạc "Thế giới quan là một trong những phẩm chất
cấu thành đạo đức cá nhân đó là phẩm chất hướng về xã hội" [12, tr.95]. Thế
giới quan khoa học tạo niềm tin, hướng hoạt động và quan hệ của từng người, của một tập đoàn xã hội, của một giai cấp hay một xã hội nói chung. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn (96,4%) học sinh ở các bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông khẳng định: Các thầy cô đã cho chúng em bức tranh khoa học về thế giới với sự phát triển phong phú của thiên nhiên, với cuộc sống lao động kiên cường và sáng tạo của con người. Xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện đại và những vấn đề chung mà nhân loại ngày nay cần đoàn kết để giải quyết, 93% học sinh có thái độ ủng hộ cái mới, cái tiến bộ và thích sáng tạo ra cái mới, 98,5% học sinh muốn sống thẳng thắn trung thực tôn trọng lẽ phải.
Trong điều kiện hiện nay khi CNXH đang gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại thì đội ngũ nhà giáo có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao các phẩm chất chính trị, tư tưởng CNXH cho học sinh ở các trường trong toàn huyện là hết sức quan trọng. Qua điều tra của Phòng giáo dục có tới 90% học sinh trong toàn huyện hiểu rằng yêu nước gắn liền với CNXH, yêu nước không chỉ bằng lời nói mà còn phải
bằng hành động cụ thể, phải học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì
truyền thống của quê hương. “Số học sinh ở các trường trong huyện đứng
trong hàng ngũ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tính đến tháng 5 năm 2007 là 14102 em đạt 99,3%, mỗi năm có gần 200 học sinh là đoàn viên ưu tú được tham gia lớp tìm hiểu về Đảng” [1, tr.5]. Những con số đó phần nào nói
lên sự trưởng thành về ý thức chính trị và lập trường tư tưởng của học sinh. Vì vậy những năm gần đây tỉ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt, khá tăng lên, hạnh kiểm trung bình và yếu giảm đi đáng kể.
Đi đôi với việc trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thì việc giáo dục cho các em ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước, kỷ luật của đoàn thể, nội quy của nhà trường là hết sức quan trọng. Số học sinh vi phạm pháp luật những năm gần đây giảm xuống đáng kể, cụ thể năm học 2006 - 2007 có 33 trường hợp học sinh vi phạm pháp luật như trộm cắp, đánh nhau, gây rối trật tự nơi công cộng, 2 học sinh liên quan đến ma tuý thì đến năm học 2008 - 2009 con số đã
giảm xuống chỉ còn 11 trường hợp, đặc biệt “tính đến ngày 25/5/2009 ở các
trường trong toàn huyện không còn có học sinh nào liên quan đến ma tuý”
[19, tr.4]. Các nhà trường đã thường xuyên tổ chức kết hợp với công an và các lực lượng xã hội khác để đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. Huyện đã tổ chức cho 100% học sinh và gia đình học sinh ký cam kết thực hiện nghị định 36CP của chính phủ, thực hiện nghiêm luật giao thông đường bộ.
Trong năm học 2006 - 2007 huyện Thái Thụy đã kết hợp với Phòng GD Thái Thụy đã tổ chức thanh tra toàn diện tại các đơn vị trường học, thanh tra chuyên đề dạy và học trong đó có 14 đơn vị đạt tỉ lệ 100%, thanh tra công tác quản lí của hiệu trưởng 11 đơn vị đạt tỉ lệ 50%, thanh tra các kỳ thi đạt 100%,
“giải quyết 32 đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó buộc thôi việc một cán bộ quản lí, cảnh cáo toàn ngành và chuyển công tác 2 giáo viên nhằm nêu gương và
lập lại trật tự kỷ cương cũng như ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục”.
[18, tr.12]
Việc xây dựng cho học sinh lối sống cao đẹp, sống có mục đích, có kế hoạch, biết đồng cảm chia sẻ trước nỗi buồn, sự khó khăn của người khác tiêu biểu như các hoạt động "ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa", "phụng dưỡng suốt đời bà mẹ Việt Nam anh hùng". Có thể khẳng định những phẩm chất về thế giới quan, về đạo đức cách mạng, về tư tưởng chính trị và lối sống của con người mới xã hội chủ nghĩa mà đội ngũ nhà giáo đã trang bị cho học sinh trong toàn huyện đã thực sự góp phần đào tạo những thế hệ học sinh, giúp các em biết quan tâm phấn đấu không mệt mỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Hai là, thành tựu trên lĩnh vực giáo dục tri thức văn hoá, khoa học, kỹ thuật.
Cùng với việc trang bị cho học sinh những tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đội ngũ nhà giáo còn góp phần quan trọng vào việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho huyện Thái Thụy nói riêng và cho tỉnh Thái Bình và cả nước nói chung.
Trong Báo Cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội toàn
quốc lần thứ VI đã nêu: "Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải
được phát hiện bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ" [7, tr.26]. Vì vậy giáo dục
Thái Thụy rất quan tâm đến việc bồi dưỡng tài năng cho học sinh, cho các em có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập được tuyển vào các lớp chất lượng cao.
Trong năm học 2008 - 2009 học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 có 59/80 em tham dự, đợt giao lưu toán tuổi thơ cấp tỉnh có 10/10 học sinh tham dự. Thái Thụy đạt giải nhất toàn đoàn và 3 học sinh dự thi toán tuổi thơ toàn quốc,
trong đó có một em đạt giải huy chương vàng, 1 em đạt giải huy chương
đồng, thi vở sạch chữ đẹp bậc tiểu học đoàn Thái Thụy xếp thứ hai. “Thi giải
toán và tiếng anh qua mạng cấp quốc gia huyện có hai em đạt huy chương bạc, có bốn học sinh thị trấn Diêm Điền dự giao lưu tiếng anh toàn quốc đều đoạt giải ba” [16, tr.10]. Bên cạnh việc bồi dưỡng cho học sinh phát huy tài
năng, các trường cũng đã tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức giáo viên dạy giỏi các cấp theo thông tư 21 của bộ giáo dục và đào tạo.
Ở bậc tiểu học Đảng bộ huyện kết hợp với Phòng GD, tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác, tổ chức thực hiện tốt công tác "ngày toàn dân đưa trẻ đến trường". Vì vậy tỷ lệ trẻ em 6 tuổi được huy động vào lớp 1 hàng năm khá cao đạt 100% và tỉ lệ trẻ em bỏ học giảm xuống rõ rệt, kết quả đó được thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ: Tỷ lệ học sinh đến lớp và bỏ học 98 1.7 99.1 1.2 99 0.85 100 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2001- 2002 2003- 2004 2005- 2006 2007- 2008 tỷ lệ trẻ em vào lớp 1 tỷ lệ trẻ em bỏlớp
Bên cạnh đó có 5 giáo viên tiểu học tham dự cấp tỉnh về viết chữ đẹp, kết quả là ba giáo viên đạt giải nhất, một giáo viên đạt giải nhì và một giáo
viên đạt giải ba. Toàn đoàn xếp thứ nhì, ở bậc trung học cơ sở có 28 giáo viên tham dự hội thi cấp huyện trong đó có 5 giải nhất, 4 giải nhì, 3 giải ba, 16 giải khuyến khích.
Ở bậc trung học phổ thông có 15 giáo viên tham dự kết quả là 3 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba.
Kết quả thi đua 2009 - 2010, Sở giáo dục đào tạo Thái Bình đánh giá phong trào giáo dục Thái Thụy với 11/11 tiêu chí được xếp loại tốt, trong đó có 4 tiêu chí được xếp thứ nhất, 4 tiêu chí xếp thứ nhì, 2 tiêu chí xếp thứ ba, duy chỉ có một tiêu chí xếp thứ tư. Theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục đào tạo năm học 2009 - 2010, Thái Thụy có 61% đạt loại tốt, 37,2% đạt loại khá, 11,8% đạt loại trung bình, kết quả chung có 44/49 trường xếp loại tốt, còn lại xếp loại khá. Đặc biệt:
Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho 2 tập thể, 1 cá nhân, bộ giáo dục đào tạo tặng bằng khen cho 5 cá nhân, 7 tập thể, tặng bằng khen và công nhận đồng chí Nguyễn Thị Minh Hảo Hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn đạt danh hiệu cán bộ quản lý giỏi cấp quốc gia, UBND tỉnh đã ra quyết định tặng bằng khen cho những cá nhân và tập thể xuất sắc năm học vừa qua [2, tr.9]. Kết quả là toàn huyện xếp vị trí thứ xếp thứ nhì toàn tỉnh, kết quả đạt được trong năm học qua là rất đáng tự hào, ngành giáo dục của huyện đã vượt lên để xếp trên các đơn vị có nhiều tiềm năng trong những năm qua, giáo dục huyện Thái Thụy đã vượt qua chính mình 11 bậc để tiến sát đơn vị thứ nhất. Điều đó chứng tỏ tinh thần, nghị lực, lòng quyết tâm cao và trí sáng tạo của cán bộ giáo viên, các em học sinh trong toàn huyện và nhất là các đồng chí cán bộ quản lý đã xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, tích cực trong mọi hoạt động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đem lại nhiều hiệu quả to lớn cho giáo dục của huyện nhà.
Hiện nay đội ngũ giáo viên trong toàn huyện được phát triển đầy đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để có thể thực hiện giáo dục toàn diện, trình độ đào tạo giáo viên được tiếp tục nâng cao có 96% giáo viên tiểu học và trung học cơ sở đạt trình độ cao đẳng trở lên và 100% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đại học và sau đại học. Huyện cũng đã tham mưu với tỉnh để có chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo như sớm nâng lương cho đội ngũ nhà giáo có thành tích xuất sắc, trích một phần kinh phí cho giáo viên đi học thạc sĩ, góp phần tạo điều kiện để giáo viên có thể yên tâm học tập, làm việc và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Ba là, thành tựu trong giáo dục tri thức và rèn luyện thể chất quốc phòng
Trong nhà trường nhân vật rất quan trọng là đội ngũ nhà giáo nhưng nhân vật mà đội ngũ nhà giáo phải chăm lo đào tạo lại chính là học sinh.
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nhấn mạnh: "Muốn thanh niên khi ra
trường có đạo đức tốt, có kiến thức đầy đủ, sẵn sàng phấn đấu ở bất cứ nơi nào cho sự nghiệp cách mạng mà sức khoẻ không tốt thì không làm được cái gì và đời sống thanh niên sẽ như thế nào" [11, tr.63-64]. Nếu quan niệm "thể
chất" là chất lượng của cơ thể bao gồm sức khoẻ, khả năng vận động của cơ bắp, sự sẵn sàng, được đánh giá bằng sức nhanh, sức bền thì ở các trường học thông qua việc giảng dạy môn thể dục và các hoạt động vui chơi ngoài trời lên lớp đã phần nào giúp các em vững vàng hơn trước những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường bên ngoài. Điều này được đánh giá ở thực trạng sức khoẻ hàng năm của các em.
Đối với bậc mầm non 100% các trường và các nhóm lớp tổ chức cho trẻ em ăn bán trú, thực hiện nghiêm túc các chương trình chăm sóc sức khoẻ có 91,7% cháu nhóm nhà trẻ và 91,8% cháu nhóm mẫu giáo có sức khoẻ tốt, tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm 8,3% cháu nhóm nhà trẻ và 8,2% cháu nhóm mẫu giáo.
Đối với các bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông tuy chưa có một cuộc điều tra nghiên cứu nào mang tính toàn diện về thể lực và sự biến đổi về
tình trạng sức khoẻ nhưng kết quả thi rèn luyện thân thể học sinh những năm gần đây đạt tỷ lệ khá giỏi hàng năm, điều này cho thấy học sinh có sự phát triển hơn trước cả về thể lực và về khả năng vận động của cơ thể, sức nhanh, sức bền và sự khéo léo. Trong các kì hội khoẻ Phù Đổng thành tích thể thao của khối học sinh trung học phổ thông cũng có sự tiến bộ đáng kể. Tại hội khoẻ cấp cụm có 6230 học sinh, hội khoẻ cấp huyện có 904 học sinh tham gia, qua hội khoẻ cấp cụm đã lựa chọn 130 học sinh tiêu biểu tham dự hội khoẻ cấp tỉnh, kết quả là bóng đá tiểu học đạt huy chương đồng, bóng đá trung học cơ sở đạt huy chương vàng - được nhận cúp, điền kinh đạt giải ba, bóng rổ nữ đạt giải khuyến khích…
Các trường đã kết hợp chặt chẽ với trung tâm y tế, trạm y tế xã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. Kết quả đã tổ chức khám và điều tra tại chỗ mắt hột học đường, răng miệng, bướu cổ… cho 100% học sinh. Cùng với việc tăng cường thể lực cho học sinh, đội ngũ nhà giáo còn quan tâm, rèn luyện cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường. Chủ động và làm tốt công tác vệ sinh quang cảnh môi trường xanh - sạch - đẹp điển hình như trường mầm non Thụy Quỳnh, trường Thụy Hải, Thụy Liên, Thái Hồng, Thụy Hà… Ngoài ra những kiến thức về phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS… được các trường tổ chức thường xuyên trong các giờ học ngoại khoá, nó thật sự bổ ích và giúp các em rất nhiều trong cuộc sống.
Bốn là, thành tựu trên lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để đổi mới phương pháp dạy và học đã đem lại kết quả vô cùng to lớn
Cuộc cách mạng KH & CN trong những năm gần đây, đã làm thay đổi toàn bộ đời sống con người. Sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên không những nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường mà còn là công cụ, phương tiện để làm một cuộc cách mạng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học. Năm học 2006 - 2007 nhân dân trong huyện đã đóng góp xây dựng vào trường lớp, đóng bàn ghế, mua sắm đồ chơi cho các cháu tổng số tiền ước tính là gần 3 tỷ đồng. Không còn lối truyền thụ một chiều thầy đọc, trò ghi mà công nghệ thông tin đã làm tích cực hoá quá trình dạy học, mang đến luồng sinh khí mới trong nhà trường hiện nay.
Hiện nay nhiều cán bộ giáo viên trong huyện đã đầu tư mua máy vi tính, và nối mạng internet riêng tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi về không gian, thời gian cho việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Trong năm học 2008 - 2009 toàn huyện đã có 75% cán bộ giáo viên có máy tính riêng, 80% giáo viên biết soạn giáo án vi tính, 60% giáo viên biết thiết kế giáo án trình chiếu, 42% giáo viên biết thiết kế hồ sơ điện tử E-learning. Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia cuộc thi "Thiết kế hồ sơ giảng điện tử E-learning", do Bộ GD - ĐT tổ chức lần thứ 2 với số lượng lớn, chất lượng bài dự thi cao, sau vòng thi cấp huyện bậc trung