ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THUỴ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện thái thụy lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục 2006 2010 (Trang 41 - 48)

LƯỢNG GIÁO DỤC

2.3.1. Đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Bước vào thế kỉ XXI cùng với sự phát triển như vũ bão của KH & CN, sự phát triển của các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng ngày càng hiện đại, thì hình ảnh nhà giáo và sách giáo khoa không còn là nguồn duy nhất truyền bá tri thức phổ thông cho các em học sinh, mà điều đó đòi hỏi các nhà giáo, các cơ quan quản lý giáo dục phải nâng cao trách nhiệm, năng lực lựa chọn cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục.

Hiện nay ở các trường học trong huyện Thái Thụy phần lớn các nhà giáo vẫn dạy theo cách dạy của mấy chục năm qua với phương pháp "thuyết trình có kết hợp với đàm thoại" là chủ yếu, về thực chất là "thầy truyền đạt, trò tiếp nhận ghi nhớ", "thầy diễn giải kết hợp với đọc chậm cho trò ghi". Học sinh tỏ ra rất giỏi trong các kỳ thi nhằm kiểm tra kiến thức đã học, nhưng lại yếu kém khi phải hoạt động sáng tạo, đi vào nghiên cứu khoa học hay giải quyết các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra và không có khả năng tự học suốt đời. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình đội ngũ nhà giáo Đảng bộ huyện cũng nhấn mạnh phải đổi mới cả phương pháp giảng dạy, thay vì truyền đạt tri thức các nhà giáo cần dạy học sinh tiếp cận tri thức để học sinh có khả năng tự học, tự nghiên cứu tiến trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Việc đổi mới phương pháp, nội dung dạy học được Đảng bộ huyện thực hiện qua các hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Phòng GD Thái Thụy kết hợp với Đảng bộ huyện đã chỉ đạo dạy thí điểm theo chương trình sách giáo khoa mới

ở các bậc tiểu học tại 12 trường trong toàn huyện. Tổ chức cho nhiều lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, mời các chuyên gia đầu ngành về phương pháp bộ môn, giảng dạy tập huấn cho các giáo viên, coi việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. Việc đổi mới phương pháp dạy học được triển khai sâu rộng trong toàn ngành từ nhà trường, tổ chuyên môn đến giáo viên. Qua 2 năm đầu 2006 - 2007 kết quả cho thấy việc đổi mới nội dung, phương pháp được thực hiện nghiêm túc do đó chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên và tiếp tục được phát huy.

Tích cực triển khai đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở, công tác tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 được tổ chức đúng cơ chế. Ngoài ra ngành còn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, kết hợp với trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Thái Bình tổ chức chiếu phim "Những giây phút cuối cuộc đời Bác Hồ" và "Thái sư Trần Thủ Độ và vương triều nhà Trần" cho cán bộ giáo viên và toàn thể học sinh ở các bậc học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thường xuyên kết hợp với công an và các lực lượng xã hội khác để tích cực phòng chống tệ nạn xã hội. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh vào các hoạt động để các em hình thành nhân cách bồi dưỡng nhân phẩm đạo đức nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của toàn thể giáo viên và học sinh. Huyện cũng đề nghị các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình thức như các hội thi Tiếng trống vàng, Hoa học đường, Tìm hiểu truyền thống quê hương, Câu lạc bộ Toán, Tiếng Anh, Văn học, Lịch sử, Âm nhạc…

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trước hết Phòng giáo dục và các trường tích cực tham mưu cho chính quyền, huy động các nguồn lực đầu tư, tu bổ, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Cần thường xuyên đổi

mới nội dung, cập nhật giáo trình chuyên ngành cho phù hợp với tình hình phát triển của các lĩnh vực đào tạo chuyên ngành. Đổi mới phương pháp dạy học và học tập theo hướng tạo đều kiện để tăng cường tính chủ động của cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.

Phương pháp đánh giá cần đề cao tính sáng tạo của giáo viên, cùng với việc mở rộng quy mô, ngành giáo dục huyện Thái Thụy có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông như: Tích cực đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên, tăng cường công tác chuẩn bị tư tưởng, xây dựng kỷ cương, tình thương trách nhiệm, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, động viên khen thưởng kịp thời. Bên cạnh đó huyện đã chú trọng nâng cao chất lượng đại trà như đảm bảo đủ giáo viên, dạy đúng, đủ các môn quy định, thực hiện nghiêm túc quá trình kiểm tra, đánh giá, xây dựng nề nếp hoạt động chuyên môn, đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông không ngừng tăng lên.

2.3.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, lập lại trật tự kỷ cương, đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục

Toàn ngành đã quán triệt Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII, kế hoạch 101 của Huyện uỷ về GD, xây dựng chương trình hành động thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đề ra. Trên cơ sở đó tăng cường chỉ đạo của các cấp từ Sở đến Phòng GD - ĐT, các đơn vị trực thuộc đặc biệt tăng cường chỉ đạo quản lý giáo dục trong đội ngũ cán bộ giáo viên mà trọng tâm là các hoạt động chuyên môn ở các ngành học, bậc học.

Công tác quản lý giáo dục phải được thực hiện theo hướng chuẩn hoá: Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chuẩn hoá cơ sở vật chất và chuẩn hoá đánh giá xếp loại. Quản lý theo hướng dân chủ hoá làm cho trường học thực sự của dân, người dân có trách nhiệm xây dựng và quản lý nhà trường, đặc biệt là dân chủ hoá đối với giáo viên, phát huy mọi năng lực của các thành viên trong hội đồng giáo dục, thực hiện công khai công bằng cũng như thực hiện đúng

chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo theo hướng tập trung làm tốt chức năng quản lý của Nhà nước.

Bên cạnh đó huyện đặc biệt coi trọng công tác thanh tra và hoạt động có chất lượng hơn. Hoạt động của thanh tra chú ý đi vào thanh tra chuyên môn, thanh tra các trường, thanh tra công tác giảng dạy của giáo viên, thanh tra các kỳ thi, đồng thời Phòng GD Thái Thụy đã mở phòng tiếp dân để giải quyết những thắc mắc hàng ngày của nhân dân, học sinh, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu tố, xử lý đúng người, đúng khuyết điểm một cách nhanh gọn không để tồn đọng và có hiệu quả.

Công tác quản lý đội ngũ cán bộ được thực hiện một cách toàn diện theo phân cấp quản lý và theo ngành. Do vậy huyện Thái Thụy đã kiện toàn hồ sơ, nắm vững biên chế tổ chức của tất cả các đơn vị xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng phù hợp với hiện tại, đồng thời tiến hành đánh giá, sử dụng, đề bạt, bố trí đúng cán bộ, giáo viên theo nguyên tắc dân chủ và có hiệu quả.

Ngoài ra ngành tiếp tục triển khai chặt chẽ chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về chấn chỉnh hiện tượng dạy thêm, thiếu tinh thần trong quá trình giảng dạy, phối hợp với công đoàn ngành thực hiện tốt công tác "Xây dựng trường học tích cực, học sinh thân thiện" rồi tổ chức phong trào thi đua "Hai không" nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn huyện. Tổ chức gặp các tập thể cá nhân tiên tiến xuất sắc trong toàn ngành nhằm cổ vũ động viên giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học được giao.

2.3.3. Thực hiện công tác xã hội hoá trong giáo dục

Quán triệt quan điểm coi GD là sự nghiệp của toàn dân - toàn dân tham gia xây dựng, phát triển sự nghệp GD. Công đoàn ngành phối hợp với Huyện uỷ,UBND huyện, Phòng GD Thái Thụy để thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. Trong đó tập trung chủ yếu vào 3 mặt sau: Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong xã hội, mọi người đều được học thường xuyên, học suốt đời, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn đẩy lùi mọi ảnh hưởng

tiêu cực xâm nhập vào nhà trường, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng xã hội hoá trong giáo dục không phải đơn thuần chỉ là việc đóng góp kinh phí, là đầu tư cho giáo dục, điều đó là quý nhưng chưa đủ mà xã hội hoá là lôi cuốn mọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Trong báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010 Huyện Thái Thụy cũng đưa ra yêu cầu thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong giáo dục phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm xây dựng một môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Các cấp, các ngành, nhân dân và các gia đình trong huyện phải bằng mọi cách chăm lo cho nền giáo dục phát triển, cho con em mình được học hành, đây là nhiệm vụ hàng đầu được huyện xác định. Muốn xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu để dân giàu nước mạnh thì phải không ngừng đẩy mạnh xã hội hoá trong giáo dục. Do đó GD được xem là quốc sách hàng đầu, là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai.

Tuy nhiên do khó khăn về kinh tế, đời sống của nhân dân trong huyện còn nhiều thiếu thốn nên công tác xã hội hoá giáo dục ở huyện Thái Thụy chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH. Đây là một hạn chế mà Đảng bộ huyện Thái Thụy cần tiếp tục quán triệt sâu rộng hơn nữa để mọi tổ chức cá nhân và nhân dân trong huyện nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục.

2.3.4. Nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lập lại trật tự kỷ cương, thực hiện công tác xã hội hoá trong giáo dục…việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành giáo dục cũng được Đảng bộ huyện chú ý quan tâm.

Trước hết ngành GD huyện đã huy động tối đa các nguồn lực trong ngân sách để phục vụ cho giáo dục. Năm học 2007 - 2008 thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND huyện đã tiến hành thực hiện vấn đề "Cứng hoá trường học",

xây dựng trường học bán kiên cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường. Toàn huyện có 1075 phòng học trong đó phòng kiên cố có 1053 phòng, chủ trương xây mới 138 phòng. Các trường học phấn đấu có đầy đủ bàn ghế phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, trong đó 85,6% trường học đạt tiêu chuẩn đúng quy cách, 33 trường mầm non có văn phòng làm việc cho cán bộ quản lí, 90,4% số phòng học được lát gạch men, 87,5% số trường ở mầm non có sân chơi, đồ chơi ngoài trời.

Về công tác sách thư viện: Phòng giáo dục đào tạo Thái Thụy tiếp tục

duy trì và phát huy có hiệu quả 3 phương thức phát hành, việc sử dụng hiệu quả tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo cán bộ, giáo viên, học sinh có đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ và sách tham khảo. Hoạt động thư viện trường học được duy trì có nề nếp, thường xuyên tổ chức cho cán bộ đảng viên và học sinh đọc sách tại thư viện.

Về thiết bị giáo dục: Ngoài việc sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học

được trang cấp, các trường phải chủ động có nhiều giải pháp bổ sung đồ dùng, đầu tư kinh phí, đầu tư giáo viên tự làm thêm đồ dùng học tập. Các trường học xây dựng tủ thiết bị thực hành dùng chung cho học sinh, đảm bảo 100% học sinh có đồ dùng thực hành, tạo điều kiện cho học sinh nghèo, học sinh con gia đình chính sách, gia đình có công được mượn thiết bị thực hành. Các trường trung học cơ sở có kho bảo quản đảm bảo an toàn, có phòng học bộ môn, 4 môn cơ bản (Hoá học, Vật lí, Sinh học, Công nghệ). Toàn huyện có 81/216 phòng bộ loại 1 (chiếm 37,5%).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: Đảng bộ huyện tiếp tục duy trì việc trao đổi thông tin 2 chiều giữa phòng giáo dục với 100% các trường qua hộp thư điện tử theo tên miền riêng. Hoàn thành việc nâng cấp website theo hướng phân quyền quản trị tới 100% các trường. Chỉ đạo các trường chuyển giao nhiều phần mềm ứng dụng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đưa vào hoạt động có hiệu quả.

Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hoá, phấn đấu đến năm 2015 có 100% các cơ sở giáo dục có kết nối mạng internet bằng đường truyền cáp quang nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin như sau:

Hệ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật Mầm non Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Máy vi tính Số trường có phòng máy 49 48 48 24 Số trường có 2 phòng máy 0 7 7 5 Số máy bình quân/phòng 20 30 35 35 Tổng số máy cần có 980 1650 1925 140 Bảng thông minh Số trường có bảng thông minh 0 48 48 20 Số trường có 2 bảng 0 27 27 0 Tổng số bảng tối thiểu cần có 0 145 145 2

Số trường có máy chiếu đa năng 49 48 48 3

Số trường kết nối internet bằng cáp

quang 49 48 48 3

Số trường kết nối mạng Lan 0 48 48 2

Với những kết quả định hướng phấn đấu trên rõ ràng việc huy động nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đang từng bước được phát huy và có hiệu quả. Xác định rõ tăng cường đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, Đảng bộ huyện trong thời gian tới tiếp tục chỉ đạo và quán triệt sâu sắc công tác này nhằm từng bước đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học của các nhà trường.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện thái thụy lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục 2006 2010 (Trang 41 - 48)