2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Thái Thụy về công tác giáo dục trước năm 2006
Xuất phát từ thực trạng GD của Thái Thụy trong những năm gần đây, Tại Đại hội Đảng bộ huyện Thái Thụy lần thứ XI (9/2001) đã đưa ra một số chủ trương về công tác nâng cao GD như:
- Hoàn thành cơ bản phổ cập GD tiểu học trong cả nước và phổ cập trung học cơ sở trong toàn huyện.
- Phát triển lớp nội trú, bán trú, mở thêm trường dân lập, bán công ở các cấp học phổ thông.
- Củng cố và tăng cường các trường chuyên, lớp chọn.
- Thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học (đặc biệt là các môn nhạc, họa, thể dục thể thao). Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học từ cấp phổ thông.
- Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh, khắc phục tình trạng phải dạy thêm quá nhiều ngoài giờ học chính khóa.
- Khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu giáo viên, bổ sung chính sách đãi ngộ giáo viên và có chính sách khuyến khích giáo viên tình nguyện đến các vùng khó khăn
- Tăng cường nghiên cứu khoa học GD, tiếp tục nâng cao phương pháp dạy học. Kết hợp GD nhà trường với giáo dục gia đình và GD xã hội, xây dựng môi trường GD lành mạnh.
- Cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp GD, trước hết là về đầu tư, phát triển và đảm bảo
kinh phí hoạt động, ngoài việc ngân sách giành một tỷ lệ thích đáng cho sự nghiệp GD, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước đi đôi với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho GD.
- Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội, loại bỏ những đóng góp không phù hợp, nhằm đảm bảo hơn kinh phí cho giáo dục đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho học sinh nghèo.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước về GD, sớm xây dựng và ban hành Luật giáo dục, chú trọng đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục để từ đó đảm bảo được hiệu quả đào tạo đúng mục tiêu mong muốn.[5, tr.42]
2.1.2. Thành tựu đạt được
Trong quá trình lãnh đạo phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội, trước hết Đảng bộ huyện Thái Thụy quan tâm đến việc trồng người, sự nghiệp GD. Do đó, đến cuối năm 2003, trong toàn huyện 100% số cháu 5 tuổi đều vào mẫu giáo; 100% số cháu 6 tuổi đều vào lớp 1; 48 xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2003, toàn huyện có 20 trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, sang năm 2004 đã có 27 trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên chuẩn hoá trình độ ngày càng cao. Hội đồng giáo dục các cấp được thành lập, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường; phong trào khuyến học phát triển; 48 xã, thị trấn trong huyện đều có trung tâm học tập cộng đồng. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội, chất lượng phổ cập tiểu học, trung học cơ sở ngày càng nâng cao. Kết quả thi tốt nghiệp và học sinh xếp loại đạo đức tốt, văn hoá khá đều tăng qua từng năm. Năm 2004, học sinh giỏi cấp tỉnh
tăng 17,1% so với năm 2003; đội tuyển học sinh giỏi lớp 5, lớp 9 đoạt giải nhất toàn tỉnh.
Cùng với sự nghiệp giáo dục công tác dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được chăm lo. Tỷ lệ sinh năm 2002 là 1,21%, giảm 0,18% so với năm 2000; năm 2003, tỷ lệ sinh là 1,2%, giảm 0,05% so với năm 2002. Hàng năm huyện đã tổ chức tốt tháng hành động vì trẻ em và các đợt hoạt động mạnh truyền thông dân số, 100% số trẻ trong độ tuổi được tiêm đủ 6 loại vacxin phòng bệnh, đồng thời quan tâm phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, phối hợp định kỳ khám sức khoẻ cho học sinh ở các trường. Do làm tốt công tác truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình, nên đến năm 2004, tỷ lệ sinh ở Thái Thụy đã hạ xuống còn 1,13%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (dưới 5 tuổi) năm 2003 là 28,2%, năm 2004 giảm xuống còn 25,3%. Chương trình lao động việc làm, xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh. Các địa phương đã chú trọng việc làm tại chỗ, mở các lớp học nghề, cho vay vốn phát triển kinh tế, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện đã giảm từ 8% năm 2003 xuống còn 7% năm 2004.
2.1.3. Hạn chế
Tuy nhiên bên cạnh đó, giáo dục vẫn chưa ra khỏi tình trạng yếu kém về cả chất lượng và hiệu quả. Nhiều vấn đề về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo chưa được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển. Chi phí học tập còn quá lớn ảnh hưởng đến việc học tập của con em gia đình nghèo, dẫn đến hiện tượng một số học sinh bỏ học. Bên cạnh đó tính định hướng và thái độ học tập của các em học sinh chưa được rõ ràng và còn có nhiều lệch lạc, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra khá phổ biến dẫn đến hiện tượng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay.
Cùng với sự phát triển của KH & CN, sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế thế giới đã và đang làm xuất hiện một số tiêu cực trong giáo dục như bệnh
thành tích, hiện tượng chạy lớp, chạy trường, rồi tình trạng dạy chéo ban của một số môn học đang diễn ra khá phổ biến gây nhiều bất cập tới chất lượng đào tạo.
Điều đó đòi hỏi trong những giai đoạn tiếp theo Đảng bộ huyện Thái