4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- NHCTVN cần phải tiêp tục hoàn chỉnh và ban hành các chếđộ nghiệp vụ cụ
thể, đảm bảo ngắn gọn, chuẩn xác, định rõ được trách nhiệm của từng CBTD đến
các cấp lãnh đạo tại chi nhánh sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và chế
độ NHNN quy định. Phải xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá cập nhật các thông
tin tín dụng tại các địa bàn hoạt động của các chi nhánh. Bộ phận này có nhiệm vụ: trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và
đưa ra cảnh báo sớm về các RRTD thông qua việc phân tích và xử lý thông tin qua
các kênh thông tin khác nhau, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin,
đồng thời trực tiếp cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính phi tài chính, thông tin về các khoản nợ.
- Kịp thời đưa ra những văn bản hướng dẫn chi tiết các quyết định của NHNN
áp dụng trong toàn hệ thống NHCTVN. Hoạt động của NHCTVN mang tính thống nhất và tập trung cao độ trong toàn hệ thống, vì vậy nếu một đơn vị thành viên trong hệ thống hoạt động kinh doanh không có hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống. Do đó, NHCTVN phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong hệ thống nói chung và Chi nhánh Quảng Trị nói riêng. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát cần phải có đội ngũ cán bộ là người am hiểu sâu rộng nghiệp vụ ngân
hàng, có phầm chất đạo đức tốt và phải được đào tạo thêm các kiến thức bổ trợ
khác như nghiệp vụ thanh tra, pháp luật, quản lý nhà nước,…để kịp thời uốn nắn
những sai sót, hoạt động của các đơn vị thành viên được thống nhất theo đúng qui
trình nghiệp vụ, thể chế của NHCTVN, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh trong toàn hệ thống.
- Tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ. Thường xuyên
tổ chức kiểm tra nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tín dụng với cán bộ làm công tác tín dụng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng trong
toàn hệ thống, kiểm tra việc TLDP rủi ro trong hoạt động cho vay, việc đánh giá lại tài sản thế chấp định kỳ.
- NHCTVN tăng cường sự hổ trợ cùng với Chi nhánh Quảng Trị khai thác tìm
kiếm các đối tác là những DNNN có quy mô lớn làm ăn có hiệu quả, có phương án
kinh doanh mang tính khảthi cao đểtăng cường hoạt động cho vay, giảm thiểu rủi ro.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, các NHTM Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn không chỉ trong hệ thống Ngân Hàng Việt Nam mà còn cạnh tranh với các Ngân hàng trên Thế giới. Đòi hỏi NHTM Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề tài, tôi đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:
- Trình bày những vấn đề cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý luận để vận dụng vào phân tích thực tế
- Tìm hiểu, phân tích quá trình thực hiện quản trị RRTD tại NHCTVN- Chi nhánh Quảng Trị. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, đồng thời phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế.
- Đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khả thi để tăng cường hạn chế quản trị RRTD.
Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi kính mong các các anh chị và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết từ năm 2012 đến năm 2014 của Ngân hàng TMCP Công
thương VN - Chi nhánh Quảng Trị.
2. Các quy trình văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 3. Trần Bình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn
mực thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp.
4. Phan Thị Thu Hà (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh
tế Quốc Dân.
5. Nguyễn Minh Kiều (2011), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín
dụng ngân hàng thương mại, NXB Lao động - Xã hội.
6. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng TM hiện đại, NXB Phương Đông.
7. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại,NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH ngày 12/12/1997.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam số 46/2010/QH ngày 16/06/2010.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
11. Tạp chí Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2012-2014.
12. Nghiêm Xuân Thành (2006), Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí ngân hàng số 21.
13. Nguyễn Thu Thuỷ (2002), Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 20.
14. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.
15. Nguyễn Thùy Trang (2012), Rủi ro trong hoạt động ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức, Tạp chí ngân hàng số 23.
16. Lê Văn Tư (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 17. Các website:
- 38TUhttp://www.sbv.gov.vnU38T