Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh quảng trị (Trang 38)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

a. Môi trường kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các NHTM nói riêng. Chính sách kinh tếvĩ mô của Chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại ... Chỉ cần Chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp và người chịu tác động trực tiếp là NHTM và hoạt động kinh doanh của ngân hàng khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của

khách hàng. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn phù

hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy SXKD phát triển, tạo điều kiện cho khách hàng làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển SXKD làm cho khách hàng gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản.

Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kỹ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như ký kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng ... Tính pháp lý thể hiện các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo

cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay của các NHTM. Nhưng cũng

chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộcũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho các doanh nghiệp và ngân hàng.

Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của khách hàng, đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các NHTM. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động cho vay của các NHTM.

c. Từ môi trường xã hội

Những biến động lớn về kinh tế chính trị trong nước cũng như trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của khách hàng cũng như của ngân hàng. Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của những nước phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư hoặc vay tiền của nước ngoài... Tất cả các hoạt động đó tạo nên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Những thay đổi về chính trị có thể dẫn đến sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỉ giá hối đoái giá làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị trường, mức cầu tiền tệ... trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động là các NHTM.

KT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRTD trong hoạt động của NHTM, chúng ta đã tiếp cận một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ về các quan điểm về RRTD, nội dung của quản trị RRTD và theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Trên cơ sở những lý luận đó, vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị RRTD cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng để giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi của RRTD đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả và phát triển bên vững. Trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động phức tạp như hiện nay thì không những các doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng ngày một giảm. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống

NHTM Việt Nam là phải tăng cường công tác quản trị RRTD hơn nữa nhằm tạo sự

CHƯƠNG 2

THC TRNG HOẠT ĐỘNG QUN TR RI RO

TÍN DNG TI NHCTVN- CHI NHÁNH QUNG TR

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHCTVN VÀ CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.1.1. Vài nét lịch sử hình thành và phát triển của NHCTVN.

NHCTVN được thành lập từ ngày 26/03/1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Industrial and Commercial Bank of VietNam (viết tắt là INCOMBank). Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới VIETINBANK. Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ

tiết kiệm. Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty

Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. NHCTVN là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Tháng 11/1988, theo Nghị Định 53/HĐBT về chuyển đổi hệ thống ngân hàng, tách rời giữa hai chức năng: kinh doanh của ngân hàng chuyên

doanh và quản lý nhà nước của ngân hàng trung ương; Ngân hàng Công thương được

thành lập cùng với những chi nhánh tại các tỉnh, thành phố.

Tính đến ngày 31/12/2014, tổng tài sản có của NHCTVN tăng 14,6% so với năm 2013; nguồn vốn huy động và tín dụng đầu tư, cho vay đều tăng hơn năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 7.300 tỷđồng; ROE đạt 10,4%, ROA đạt 1,2%; nợ xấu giảm mạnh ở mức 1,1%/Dư nợ cho vay nền kinh tế (và mức 0,89%/Dư nợ tín dụng), thấp hơn mức bình quân toàn ngành.

Những kết quảkinh doanh đáng tự hào của NHCTVN đã được khẳng định bởi các giải thưởng danh giá do các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận: 5 năm liên tiếp NHCTVN nằm trong Top 1.000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, 3 năm liên tiếp NHCTVN nằm trong Bảng xếp hạng 2.000 DN lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn,…

Đầu năm 2014, Fitch Ratings công bố nâng triển vọng tín nhiệm của NHCTVN từ “ổn định” lên “tích cực”, mức triển vọng cao nhất trong thang đánh giá của cơ quan này và xếp hạng này tiếp tục được Fitch Ratings duy trì khi hãng công bố xếp hạng tín

nhiệm của NHCTVN vào tháng 6/2014.

Tháng 7/2014, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Capital Intelligence (CI) tiếp tục khẳng định vị thế của NHCTVN khi hãng này công bố duy trì chỉ số sức mạnh tài chính (Financial Strength Rating - FSR) của VietinBank ở mức “BB-” trên cơ sở an toàn vốn của NHCTVN được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp và đóng góp vững chắc của NHCTVN trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp của Việt Nam.

Gần đây nhất, tháng 11/2014, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ từ Chính phủ (SRF) của NHCTVN từ B lên B+, tiếp tục khẳng định năng lực vượt qua khó khăn, phát triển từ suy thoái kinh tế của NHCTVN.

2.1.2 Thông tin về NHCTVN - Chi nhánh Quảng Trị:

Tại tỉnh Quảng Trị, NHCTVN - Chi nhánh Quảng Trị được thành lập theo quyết định số025/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 26/03/2003 của NHCTVN.

Tên đơn vị: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị

Tên Tiếng Anh: Vietnam joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Quảng Trị Branch

Tên viết tắt: Vietinbank Quảng Trị

Trụ sở: Số 236 Hùng Vương, Thành phốĐông Hà, tỉnh Quảng Trị Sốđiện thoại: 053.3550564 Số Fax: 053 3550802

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụvà cơ cấu tổ chức quản lý

Chức năng nhiệm vụ :

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới nhiều hình thức: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dựthưởng, tiết kiệm tích luỹ…; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệđối với các tổ chức kinh tế và cá nhân; Tài trợ xuất, nhập khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài, cho vay tài trợ, uỷthác theo chương trình; Đầu tư trên thị trường vốn, thịtrường tiền tệ trong nước.

- Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh, thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc, chi trảlương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả kiều hối…

- Chấp hành tốt chếđộ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và của các NHCTVN, thu - chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế, bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác.

- Thực hiện nghiệp vụ thẻ và ngân hàng điện tử như: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…), dịch vụ thẻ

ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

- Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của NHCTVN.

- Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng như kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập - chi phí…

- Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, khảnăng

- Thực hiện chếđộ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi và các thông tin khác có liên quan đến khách hàng giao dịch.

Biểu đồ2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHCTVN – Chi nhánh Quảng Trị

* Nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Thực hiện chức năng huy động vốn và

cho vay và các sản phẩm dịch vụkhác đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Phòng Bán lẻ: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay và các sản

phẩm dịch vụkhác đối với khách hàng cá nhân, hộgia đình. P.Tổng hợp

Giám đốc PGD Lao Bảo

P. Thông tin điện toán

PGD Hùng Vương P. Kế toán P. Tiền tệ kho quỹ P. Tổ chức hành chính PGD TX Quảng Trị Phòng Bán lẻ PGD Khe Sanh PGD Bến Hải P. KH Doanh nghiệp PGD ChợĐông Hà Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

- Phòng Tổng hợp: Tổng hợp số liệu thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, xây dựng các chương trình Marketing cho ngân hàng, nghiên cứu phát triển các dịch vụ thẻ, xử lý nợ có vấn đề…

- Phòng Kế toán: Thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, các nghiệp vụ phát

sinh theo chế độ quy định và các dịch vụ khác,… trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Phòng Tiền tệ kho quỹ: kết nối với phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ về

kho quỹ ngân hàng, thu chi tiền cho khách hàng, quản lý quỹ ATM.

- Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh

doanh của chi nhánh, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp, tổ chức hội họp, hội nghị, tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý, bảo về tài sản ngân hàng. Thực

hiện các chính xác chế độ và các quyền lợi cho người lao động, tham mưu cho Ban

giám đốc về quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, điều động cán bộ, tổ chức bộ máy mạng lưới chi nhánh.

- Phòng Thông tin Điện toán: Cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của chi

nhánh, triển khai các chương trình điện tử quản lý trên mạng của hệ thống và chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng.

- Phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc, thực hiện chức năng kinh doanh của

ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi và các dịch vụ khác… trong phạm vi ủy quyền của giám đốc chi nhánh.

2.1.4 Tình hình lao động

Hiện nay, NHCTVN - Chi nhánh Quảng Trị có hơn 130 cán bộ, tuổi đời bình

quân 33 tuổi. Trong đó có 85% có trình độđại học và trên đại học, biên chế phân bổ về 12 phòng tổ (Hội sở có 6 phòng và 6 phòng giao dịch). Các phòng tổ hoạt động theo chức năng nhiệm vụ và phân cấp thẩm quyền, đã được phân công cụ thể theo chỉ đạo điều hành giám đốc.

Bảng 2.1 Tình hình lao động tại chi nhánh giai đoạn 2012-2014

Tiêu chí

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1.Số lượng lao động 92 100 96 100 133 100 Cán bộ trực tiếp kinh doanh 53 58 55 57 77 57 Cán bộ hỗ trợ 17 18 18 19 30 23 Bảo vệ, hành chính 22 24 23 24 26 20 2. Trình độ chuyên môn 92 100 96 100 133 100 Trên đại học 4 4 6 6 10 7,5 Đại học 84 91 86 90 113 84,5 Cao đăng 1 1 1 1 4 3 Trung cấp 1 1 1 1 4 3

Chưa qua đào tạo 2 2 2 2 2 2

3. Giới tính 92 100 96 100 133 100 Nam 28 30 30 31 55 41 Nữ 64 70 66 69 78 59 4. Độ tuổi 92 100 96 100 133 100 Từ 18 đến 30 35 38 38 40 23 17 Từ trên 30 đến 45 40 43 42 44 95 72 Từ trên 45 đến 60 17 18 16 17 15 11

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN – Chi nhánh Quảng Trị

2.1.5.1. Kết quả hoạt động huy động vốn

Để thực hiện nhiệm vụ cho vay ngân hàng luôn tìm phương hướng thích hợp cho công tác huy động của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để có thể sử dụng nguồn vốn huy động này có hiệu quả nhất. Với những nỗ lực đó, kết quảhuy động vốn tương đối ổn định qua các năm.

Nguồn vốn huy động tăng do trong thời gian qua chi nhánh đã thực sự coi trọng công tác huy động vốn xem đâylà điều kiện đầu tiên trong mọi hoạt động với phương châm tranh thủ tối đa vốn trung ương, đặc biệt chú ý vốn huy động tại địa phương, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộliên quan đến việc cải tiến chất lượng phục vụ cả trong thanh toán nội địa và quốc tế, đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng như: dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hàng tháng, thông báo kịp thời tỷ giá mua bán ngoại tệ, duy trì chính sách ưu đãi về lãi suất đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và ổn định. Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn (bảng 2.2.).

Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh quảng trị (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)