CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh quảng trị (Trang 90 - 99)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

DỤNG TẠI NHCTVN - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

Sau khi phân tích thực trạng quản trị RRTD tại NHCTVN - Chi nhánh Quảng Trị. Đánh giá được những mặt đạt được và hạn chế tồn tại, từđó đề xuất một số nhóm giải pháp khắc phục như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro là giải pháp quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó giúp ngân hàng chủđộng khắc phục thiệt hại do rủi ro gây ra. Đồng thời né tránh những rủi ro mà ngân hàng gặp phải, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động ngân hàng đạt hiệu quả cao. Ta có một số giải pháp như sau:

Quy trình quản trị RRTD qua 4 bước: Nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD. Việc xây dựng và thực hiện tốt quy trình quản trị RRTD có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Bước1: Nhận dạng RRTD: Nhận dạng rủi ro từ các nguồn gây ra rủi ro: từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội

- Bước 2: Đo lường RRTD: Tính toán tổn thất có thể có nếu cho vay, áp dụng mô hình đo lường, tiếp tục đo lường trong suốt quá trình sau khi khoản vay đã được thực hiện. Sau đó xây dựng hệ thống xếp hạng.

- Bước 3: Kiểm soát RRTD: RRTD phát hiện trước khi cho vay thì từ chối cho vay. Phát hiện RRTD sau khi cho vay, lập các biện pháp kiểm soát, hạn chế trong suốt quá trình cho vay, sử dụng vốn của khách hàng, theo dõi việc trả nợ của

khách hàng và phân tích nguồn gây ra RRTD.

- Bước 4: Tài trợ RRTD: Quản lý danh mục cho vay (quản lý TSĐB, quản lý khách hàng, quản lý hồ sơ vay vốn) và kiểm tra, xác định lại mức xếp hạng lại của khách hàng và khoản vay.

+ Đánh giá và xử lý rủi ro: Tự khắc phục bằng cách TLDP, cho vay thêm hoặc thanh lý TSĐB, chuyển giao (mua bảo hiểm, dùng các điều khoản hợp đồng…)

+ Tính toán chi phí và lợi ích của các biện pháp theo dõi việc thực hiện các biện pháp khắc phục rủi ro.

+ Kiểm tra, đánh giá lại, điều chỉnh và hạn chế các nguồn rủi ro có thể kiểm soát, thay đổi được, đánh giá ưu nhược của biện pháp khắc phục, tìm xu hướng xảy ra RRTD.

b. Duy trì việc đánh giá và phân loại khách hàng

Thực tế thời gian, trong bối cảnh nền kinh tếtrong nước đương đầu với nhiều khó khăn, sức mua giảm, hàng hóa tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng, số lượng doanh nghiệp thua lỗ, phá sản ngày càng tăng. Vì vậy việc

duy trì đánh giá và phân loại khách hàng là biện pháp quản trị RRTD cấp thiết hiện nay.

- Theo phương diện hiệu quả hoạt động

Cần căn cứ vào Báo cáo tài chính và thực tế kiểm tra hoạt động SXKD các doanh nghiệp, công ty TNHH… để phân thành các loại: Loại kinh doanh có lãi, hoạt động tốt, loại kinh doanh cầm chừng và loại kinh doanh khó khăn, thua lỗ. Căn cứ kết quả phân loại, ngân hàng phải có thái độ duy trì, tăng thêm vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp nhằm hạn chế sựđỗ vỡ sau này.

- Theo phương diện khả năng thu hồi vốn

+ Những khoản vay khả năng rủi ro thấp, có cơ sở thu hồi vốn cao (tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, dễ bán và thanh lý) nếu những khách hàng này có quy mô hoạt động lớn, có uy tín thì cần tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cần thiết tăng xuất đầu tư vào các doanh nghiệp này.

+ Đối với những khoản vay khảnăng rủi ro thấp mà tác động tới ngân hàng thấp thì tiếp tục đẩy mạnh cho vay, tổ chức định kỳđánh giá để có biện pháp quản lý hiệu quả.

+ Đối với những khoản vay khả năng rủi ro cao nhưng tác động tới ngân hàng thấp thì có thểduy trì cho vay nhưng yêu cầu bổsung TSBĐ nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

+ Đối với những khoản vay khả năng rủi ro cao tác động tới ngân hàng cao thì phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt chặt chẽ. Kiểm soát chặt các dòng tiền, thu dần vốn cho vay, kiểm soát tài sản, đảm bảo an toàn vốn.

- Phương diện tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp là một phần cơ sở quyết định giới hạn cho vay hay giới hạn cấp tín dụng, bảo lãnh. Việc xử lý TSĐB thế chấp là vấn đề cần quan tâm, là phương pháp hạn chế rủi RRTD. Vì vậy việc duy trì đánh giá tài sản thế chấp định kỳvà đột xuất sẽgiúp cho ngân hàng tăng khả năng xử lý nợ, hạn chế RRTD, việc

đánh giá thế chấp cần được duy trì và tiến hành như sau:

+ Theo tiêu chí phân loại khách hàng: Đối với khách hàng khó khăn, khả

năng trả nợ suy giảm, kinh doanh yếu kém thua lỗ phải thống kê, đánh giá tài sản thế chấp kịp thời đầy đủ, chính xác theo giá thị trường. Nếu thiếu tài sản thế chấp phải yêu cầu bổsung đầy đủ hoặc rút bớt dư nợtương xứng.

+ Theo loại tài sản thế chấp: Là máy móc thiết bị, vật tư, hàng hóa dễ bị hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình tập trung thống kê đánh giá, duy trì 06 tháng/ lần để loại trừ khấu hao và hao mòn, đảm bảo thu hồi nợ khi phát mãi. Đối với tài sản là bất động sản: phải kiểm tra hồ sơ gốc và kiểm tra thực tế 01 năm/ lần để phát hiện những sai sót, biến đổi của tài sản thế chấp (nếu có).

c. Phân tán rủi ro thông qua hình thức cho vay đồng tài trợ

Thực tế thời gian qua khi thực hiện cho vay đồng tài trợ, có dự án thực hiện thành công, có dự án thất bại. Đã cho Chi nhánh rút ra nhiều bài học bổ ích, sâu sắc trong quá trình phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

+ Các dự án lớn thì cần có đội ngũ cán bộ giỏi, tinh thông về chuyên ngành đó khi đồng tài trợ là đơn vị được tham gia thẩm định cùng tài trợ, đây chính là cơ hội tốt nhất cho cán bộ được học hỏi kinh nghiệm các cán bộ đi trước đối với các Chi nhánh đã có bề dày trong thẩm định cho vay các nhà máy lớn, các dự án lớn.

+ Là đơn vị chủ đầu mối thì cần lựa chọn những đơn vị cùng tham gia với mình có nhiều kinh nghiệm qua đó để phối hợp thẩm định, tranh thủ sự hiểu biết, kinh nghiệm của cán bộ chi nhánh đó giúp cho mình hiểu sâu các dự án.

+ Các dự án lớn cần có đội ngũ cán bộ thẩm định chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm, đồng thời cần có những phản biện và thu thập các thông tin. Cần nhiều tai, mắt để suy xét, thẩm định các rủi ro tiềm ẩn. Nếu chỉ một chi nhánh thì sẽ rất hạn chế trong công tác thẩm định, vừa dồn hết rủi ro về mình nếu đồng tài trợ sẽ là cơ sở hạn chế phân tán rủi ro. Trong mọi phương diện kết quả cuối cùng là lựa chọn và quyết định đầu tư dự án hiệu quả cao nhất.

Vì vậy, trong thời gian đến khi có các dự án đầu tư chi nhánh phải xúc tiến phương pháp đồng tài trợ, là cơ sở tăng cường khả năng quản lý và phòng ngừa rủi ro cho chi nhánh.

d. Rà soát và thực hiện tốt công tác bảo hiểm

Đây là hình thức chuyển rủi ro ra bên ngoài

Thực tế đã cho chúng ta nhiều bài học đắt giá về công tác bảo hiểm và tái bảo hiểm. Nhiều ngành nghề khi đi vào SXKD đều bắt buộc phải mua bảo hiểm như tất cả các loại phương tiên phải mua bảo hiểm mới được phép tham gia giao thông, trụ sở, cơ quan Nhà nước cũng như doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc công tác

phòng cháy chữa cháyvà bảo hiểm cháy nổ…

+ Thực tế trong công tác cho vay đối với khách hàng vẫn còn nhiều khách

hàng viện dẫn nhiều lý do để trốn tránh mua bảo hiểm vì đây là một khoản chi phí

của doanh nghiệp.

+ Chuyển rủi ro là một kỷ thuật phòng ngừa đối với ngành nghề và nhóm khách hàng có nguy cơ cao về rủi ro bất khả kháng và bất ngờ như ngành sản xuất dễ bị cháy nổ (ngành giấy, gổ, ngành vận tải đường bộ, đường biển, hàng không, tàu đánh cá…)

+ Tập trung thống kê rà soát lại tất cả các khoản vay phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, đàm phán với khách hàng để xúc tiến ngay việc mua bảo hiểm cũng như việc ký ủy quyền khi rủi ro có thể xảy ra ngân hàng được toàn quyền sử dụng tiền đền bù bảo hiểm.

+ Hợp đồng bảo hiểm: phải thực hiện như một điều kiện bắt buộc khi lập Hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm nghĩa là vi phạm điều kiện tín dụng. Ngân hàng có quyền chuyển sang nợ quá hạn để xử lý thu hồi nợ trước hạn. Việc rà soát các món vay có độ rủi ro cao đối với nghĩa vụ bảo hiểm phải được duy trì thường xuyên liên tục là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng

e. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ và nâng cao năng lực đội ngũ

Cán bộ là yếu tố quyết định hoàn thành mọi công việc bởi vậy việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ đểđáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế. Chính là tiền đềđể quản trị rủi ro có hiệu quả. Vì vậy, công tác tổ chức phải từng bước được sắp xếp và kiện toàn đồng bộ, với mục tiêu đủ về sốlượng, ngang tầm về chất lượng, đảm bảo thẩm định, giám sát chặt chẽ đến từng món vay, hạn chế tối đa các sai sót rủi ro có thể xảy ra.

Để thực hiện được yêu cầu đó phải tiến hành thực hiện một số nội dung công việc về công tác tổ chức cán bộnhư sau:

- Thứ 1: Nâng cấp bộ phận Quản lý rủi ro hiện đang do phòng tổng hợp đảm trách thành phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề.

- Thứ 2: Triển khai đào tạo nghiệp vụ, chế độ, quy trình để triển khai công tác giám sát, thẩm định tín dụng.

- Thứ 3: Trang bị đầy đủ máy móc thiết bị cho bộ phận Quản lý rủi ro và nợ có vấn đềcũng như các phòng khách hàng, phòng giao dịch

- Thứ 4: Phân công, phân cấp lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng khách hàng

- Thứ 5: Phân công lại trách nhiệm trong Ban giám đốc để tăng khả năng kiểm soát chéo trong quá trình cấp tín dụng.

- Thứ 6: Duy trì tốt công tác giao việc, quyết toán công việc, chấm điểm công việc trên cơ sởđó xếp loại lao động, làm căn cứ trảlương, thưởng cho cán bộ.

- Thứ 7: Duy trì tốt công tác đánh giá hàng quý, 06 tháng và cả năm về việc chuyển đổi mô hình mới, điều chỉnh ngay những nội dung chưa phù hợp.

3.2.2. Nhóm giải pháp tài trợ rủi ro

Khi RRTD xảy ra ngân hàng phải đối mặt với những tổn thất vật chất rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của ngân hàng. Để giảm thiểu

những tác động tiêu cực từ tổn thất tín dụng, các NHTM cần phải thường xuyên thực hiện các giải pháp tài trợ tổn thất tín dụng bao gồm:

- Giải pháp TLDP rủi ro: tất cả các quốc gia đều có yêu cầu các NHTM phải định kỳ đánh giá, phân loại chất lượng tín dụng trên cơ sở đó dự ước tổn thất và TLDP rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng đểbù đắp cho các tổn thất tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM khi xảy ra rủi ro.

- Các giải pháp chuyển đẩy rủi ro: Đối với một số loại hình RRTD đặc thù, một số NHTM có thể áp dụng các chính sách chuyển đẩy, chia sẻ rủi ro thông qua các công cụ phái sinh như: các hợp đồng hoán đổi rủi ro, bảo hiểm hoặc tái bảo

hiểm RRTD.

3.2.3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, giảm thiểu rủi ro, tổn thất tín dụng

Thực tế cho thấy, khi một khoản vay có vấn đề thì không phải ngân hàng cho vay sẽ mất trắng. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để xử lý thu hồi toàn bộ hay một phần khoản vay càng nhanh càng tốt. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn là khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy có trường hợp phải áp dụng cả hai phương pháp, vừa khai thác vừa thanh lý để thu hồi nợ vay. Để thực hiện được cần đi sâu đánh giá kỷ các khoản vay bị quá hạn để áp dụng biện pháp hiệu quả nhất.

a. Khai thác

Là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi người vay trả nợ được một phần hay toàn bộ mà không dựa vào công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ. Các biện pháp có thể bằng lời khuyên, tư vấn trên nhiều chủđề nhằm tác động đến khả năng tạo lợi nhuận cho người vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng vay, cho vay thêm, chuyển đổi món vay thành vốn cổ phần và NHTM sẽ đảm trách một phần việc quản lý kinh doanh cho đến khi đảm bảo rằng khoản vay đã được hoàn trả hoặc đầu tư tốt. Ngoài ra NHTM có thể thực hiện các hoạt động tư vấn nhằm giúp khách hàng cải tiến mở rộng sản xuất, cải tiến phương thức bán hàng, tăng sản phẩm mới,

loại bỏ một số hoạt động không sinh lời… từ đó giảm bớt các chi phí hoạt động, tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận. Từđó làm tăng khả nợ của người vay, giảm bớt rủi ro cho NHTM. Để làm được việc này Ngân hàng cần có các cán bộ có trình độ và kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực, sâu sát với khách hàng.

b. Thanh lý

Đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi được thực hiện khi biện pháp khai thác kém hiệu quả. Công cụ để thanh lý tài sản bao gồm: Phát mãi tài sản thế chấp, kết hợp các cơ quan pháp lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệp vụ bán nợ trên thị trường. Khi phương pháp này được lựa chọn nghĩa là NHTM đã quyết định làm mạnh tay, có thể cắt đứt quan hệ sau này, khách hàng bị đưa vào danh mục khách hàng đen. Tuy nhiên, trong các phương pháp xử lý tài sản thế chấp thì phương pháp thương lượng hòa giải là hiệu quả nhất, phương pháp này sẽ giảm chi phí kiện tụng

của ngân hàng, chi phí cho hoạt động cưỡng chế… Nếu phương pháp này vô vọng

sau khi áp dụng thì phải tiến hành kiên quyết biện pháp cưỡng chế từ chính quyền thông qua khởi kiện ra tòa án.

Thực tế quá trình xử lý nợ xấu cần tìm hiểu cặn kẽ khách hàng sợ nhất là điều gì? Uy tín, thương hiệu, tài sản… Ngân hàng cần linh hoạt sử dụng các phương pháp để khách hàng phối hợp trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác, cần triển khai kế hoạch, lịch trình xử lý nợ đối với từng món nợ xấu từ đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban giám đốc, cán bộ liên quan. Định kỳ hàng tuần tiến hành phân tích đánh giá tiến hành phân tích đánh giá tiến độ thực hiện, những vấn đềkhó khăn phức tạp sẽ được xử lý ngay. Việc duy trì chế độ họp xử lý nợ chỉ dừng lại khi các khoản nợ xấu được thu hồi.

3.3 . CÁC KIẾN NGHỊ

- NHNN nên có cơ chế rành mạch và thuận lợi cho các ngân hàng trong việc thế chấp tài sản vay vốn của khách hàng và giải phóng các tài sản thế chấp để kịp

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh quảng trị (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)