Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Bảng 4.1: Mô tả các biến nghiên cứu

Y X11 X12 X21 X22 X23 X31 X32 X33 X34 X35 Mean 0.706 0.66 0.513 2.953 2.946 3.3 0.366 44.72 0.68 7.113 0.626 Median 1 1 1 3 3 3 0 44 1 6 1 Maximum 1 1 1 5 5 4 1 70 1 12 1 Minimum 0 0 0 1 1 3 0 23 0 3 0 Std. Dev. 0.456 0.475 0.501 0.899 0.895 0.459 0.483 12.526 0.468 2.645 0.485 Skewness -0.907 -0.675 -0.053 -0.629 -0.176 0.872 0.553 0.114 -0.771 0.638 -0.523 Kurtosis 1.824 1.456 1.002 2.953 3.083 1.761 1.306 2.038 1.595 2.205 1.274 Jarque-Bera 29.245 26.3 25 9.907 0.822 28.628 25.586 6.104 27.217 14.136 25.47 Probability 0 0 0 0.007 0.662 0 0 0.047 0 0 0 Sum 106 99 77 443 442 495 55 6709 102 1067 94 Sum Sq. Dev. 31.093 33.66 37.473 120.67 119.57 31.5 34.83 23379.79 32.64 1043.07 35.09 Observations 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 Nguồn: Sử dụng phần mềm Eview

41

Chúng ta tiến hành khảo sát 150 khách hàng đến gửi tiền, tất cả mọi người đều trả lời khảo sát, do đó có 150 quan sát khả dụng.

Kiểm định Skewness và Kurtosis cho thấy:

X23, X31, X32 và X34 có Skewness > 0 nên phân phối lệch phải trong khi biến Y, X11, X12, X21, X22, X33 và X35 có Skewness < 0 nên phân phối lệch trái.

Hầu hết các biến như Y, X11, X12, X21, X23, X31, X32, X33, X34 và X35 đều có có Kurtosis < 3 nên phân phối tập trung hơn mức độ bình thường nhưng hình dạng của đa giác tần số là một đa giác tù với 2 đuôi dài nghĩa là các biến này có biến động ít, biến thiên dao động không cao trong thời gian khảo sát nghiên cứu.

Duy nhất biến X22 có Kurtosis > 3 nên phân phối tập trung thấp hơn mức độ bình thường nhưng hình dạng của đa giác tần số là một đa giác cao với 2 đuôi hẹp nghĩa là các biến này có biến động mạnh, biến thiên dao động cao trong thời gian khảo sát nghiên cứu.

Kiểm định Jaque – Bera phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên

So sánh giá trị JB của các biến với 5,9915 ta thấy các biến đều phân phối chuẩn, trừ biến X22. Tuy nhiên, nghiên cứu trên quy mô mẫu lớn, nên biến các ước lượng của X22 vẫn có giá trị.

Tƣơng quan giữa các biến

Với kết quả khảo sát các khách hàng đến gửi tiền, tác giả đã tiến hành kiểm định Pearson Correlation để xem xét mối liên hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu được tác giả sử dụng với các tiêu chuẩn kiểm định thống kê như dưới đây:

- Ho: Cặp biến nghiên cứu không có mối liên hệ tương quan (độc lập) - H1: Cặp biến nghiên cứu có mối liên hệ tương quan (phụ thuộc)

Mức ý nghĩa α = 5%1; P-value > α chấp nhận Ho; P-value < α bác bỏ Ho.

Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu được thể hiện như bảng dưới đây, dấu “+” cho biết tương quan là cùng chiều, dấu “-“ là ngược chiều; giá trị càng lớn tương quan càng chặt, nhỏ hơn 0.3 tương quan là rất yếu.

1Trong một số trường hợp đăc biết sẽ xem xét thêm mức ý nghĩa 1% hoặc 10% nhằm tăng hoặc giảm tính chính xác để đạt được các kết luận nghiên cứu mong muốn.

42

Bảng 4.2: Tƣơng quan các biến nghiên cứu

X11 X12 X21 X22 X23 X31 X32 X33 X34 X35 X11 1 X12 -0.163 1 X21 0.339 -0.184 1 X22 0.162 -0.162 0.238 1 X23 0.009 -0.032 0.163 -0.009 1 X31 -0.3 0.657 -0.284 -0.124 0.015 1 X32 0.254 -0.118 0.101 0.036 0.01 0.015 1 X33 0.322 -0.181 0.267 0.279 -0.081 -0.278 0.057 1 X34 -0.23 0.163 -0.186 -0.15 0.104 0.177 -0.106 -0.171 1 X35 -0.146 0.075 -0.024 0.0002 0.024 0.215 0.052 0.031 0.43 1 Nguồn: Sử dụng phần mềm Eview

Bảng kết quả cho thấy, mối tương quan giữa các biến trong mô hình đều ở mức trung bình và yếu. Do đó, trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa X34 và X35 cao hơn các môi quan hệ khác có thể giải thích X34 là mức thu nhập trung bình của hộ gia đình, còn X35 là địa bàn cư trú của người gửi tiền. Mối quan hệ này cùng chiều, điều đó có nghĩa là những người cư trú ở thành thị thì có thu nhập cao hơn so với người ở nông thôn. Điều này đã phản ánh thực tế thu nhập của 2 khu vực thành trị và nông thôn trong thời gian vừa qua. Năm 2002 thu nhập bình quân đầu người một tháng ở thành thị gấp 2,26 lần thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn.Đến năm 2012, tỷ lệ này vẫn ở mức 2 lần. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: 60% dân số có thu nhập thấp (thuộc 3 nhóm nghèo, cận nghèo và trung bình) chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả xã hội, mà đại bộ phận trong số này sống ở nông thôn. Còn lại 40% dân số có thu nhập cao chủ yếu là người giàu có sống ở đô thị lại sở hữu đến 70% tổng thu nhập của cả nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam tại thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)