Tại vùng Cao Phong Thạch Yên (Kỳ Sơn)

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang thời kỳ 1940 1945 (Trang 42 - 44)

Vùng Cao Phong - Thạch Yên do đồng chí Vũ Thơ, Chủ tịch Uỷ ban quân sự cách mạng tỉnh phụ trách, việc xây dựng khu căn cứ ở đây cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đây là một trong bốn vùng trù phú của tỉnh Hoà Bình "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động". Thàng chính là chỉ vùng Cao Phong - Thạch Yên. Đồng thời, đây cũng là một trong bốn vùng có chế độ lang đạo khắc nghiệt của tỉnh. Nơi đây địa hình đồi núi nhấp nhô chạy theo hướng tây bắc đông nam, giữa những dải núi thấp lại có nhiều thung lũng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dân cư tương đối tập trung. Cao Phong - Thạch Yên rất gần dốc Cun, là một vị trí quân sự quan trọng có địa thế phòng ngự rất tốt. Chỉ cần một lực lượng nhỏ cũng không những có thể khống chế được đường 12, mà còn uy hiếp thị xã Hoà Bình. Ban cán sự Đảng tỉnh đã lựa chọn vùng này để xây dựng thành khu căn cứ của cách mạng.

Về mặt hành chính, Cao Phong - Thạch Yên là một tổng gồm hai xã là Cao Phong và Thạch Yên. Nắm quyền thống trị vùng này là Đinh Công Tuân, một lang cun chánh tổng mới nhoi lên bằng con đường bợ đít Tây. Là một

lang cun khét tiếng độc ác vào loại nhất, nhì trên đất Mường Hoà Bình. Hắn coi tính mạng người dân không khác gì sâu bọ, chuyện đánh đập, cùm kẹp, phạt vạ, hãm hiếp dân làng thường xảy ra như cơm bữa. Do tính nết gian ngoan, xảo quuyệt, giao du rộng rãi, có thế lực về kinh tế, cho nên được các lang đạo và bọn tay sai bù nhìn Pháp rất kiêng nể. Đinh Công Tuân có cả một bọn tay sai rất đông đảo, trước hết là anh em chú bác trong gia đình, mỗi người đều được Tuân cho chiếm cứ một vùng. Riêng Tuân chiếm giữ một vùng đất rộng lớn gọi là khu Chiềng.

Dưới quyền Tuân là hai lang đạo Đinh Công Nhân cai quản Cao Phong và Đinh Công Kìa cai quản Thạch Yên. Cả hai lang đạo này, mặc dù đều là chú ruột của Tuân, có cảm tình với cách mạng, nhưng đều rất sợ Tuân, không dám làm điều gì trái ý, bởi vì Tuân có thể cậy quyền, kiếm cớ làm hại không biết đâu mà lường trước.

Yêu cầu đặt ra cho Uỷ ban quân sự cách mạng Hoà Bình lúc này là muốn xây dựng được khu căn cứ ở Cao Phong - Thạch Yên thì phải thuyết phục được Đinh Công Tuân. Trên cơ sở đó, mới tranh thủ được Đinh Công Nhân và Đinh Công Kìa và các lang đạo, chức sắc khác trong vùng để đi xuống quần chúng. Nếu không nắm được thì không thể đi vàp dân được, vì theo phong tục ở đây, người dân không dám tự tiện tiếp khách lạ.

Căn cứ vào những đặc điểm trên, đồng chí Vũ Thơ đã vạch ra kế hoạch để thuyết phục Tuân một cách cụ thể: tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc với các nội dung khác nhau, khai thác điểm yếu của Tuân, đồng thời kết hợp với những biện pháp mạnh để thuyết phục Tuân.

Trong lần tiếp xúc đầu tiên, đồng chí Vũ Thơ thử khêu gợi về thời thế để xem thái độ của Tuân ra sao, đặc biệt nhấn mạnh đến việc thu thóc và nỗi khổ của người dân mất nước, ít nhiều cũng đã có tác động tới tư tưởng của Tuân.

Sau đó, đồng chí Vũ Thơ tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa ba chú cháu tại nhà Đặng Chí Viễn (một hội viên cứu quốc ở dốc Cun), nhưng không cho họ biết trước.Tại đây, Đặng Chí Viễn chính thức giới thiệu đồng chí Vũ Thơ là cán bộ Việt Minh, làm cho Tuân bối rối, thoáng vẻ sợ sệt. Đồng chí Vũ Thơ đã phân tích tình hình thế giới và trong nước, khẳng định phe phát xít nhất định sẽ thất bại, sự phát triển của Việt Minh và khả năng thắng lợi của cách mạng. Đồng chí nhấn mạnh thêm, ở Hoà Bình phong trào cũng khá mạnh, nhiều nơi đang xây dựng khu căn cứ và lực lượng vũ trang, chờ thời cơ vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền, hiện tại có nhiều nhà lang đi theo cách mạng. Đinh Công Tuân nghe xong đã chấp nhận mọi yêu cầu của cách mạng đặt ra.

Sau khi thuyết phục được các thổ lang ở Cao Phong - Thạch Yên, đồng chí Vũ Thơ đã nhanh chóng chỉ đạo việc xây dựng khu căn cứ theo phương châm vũ trang tuyên truyền, một số thanh niên ở thị xã Hoà Bình được đưa vào đây làm nòng cốt cho lớp huấn luyện quân sự, các học viên đi hết xóm này qua xóm khác để huấn luyện, vừa lấy địa hình cụ thể để huấn luyện, vừa kết hợp vào các làng bản làm công tác tuyên truyền trong nhân dân. Lực lượng vũ trang ngày càng phát triển, phong trào mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự diễn ra sôi nổi khắp xóm làng. Từ đó, ở đây luôn phấp phới bóng cờ đỏ sao vàng, nơi nào cũng thấy đùng đoàng tiếng súng tập bắn của tự vệ.

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang thời kỳ 1940 1945 (Trang 42 - 44)