Mô phỏng quá trình hồi phục khi xảy ral ỗi trên đường truyền

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu năng hoạt động định tuyến trong mạng MPLS và ứng dụng vào thực tế (Trang 105 - 108)

6.2.4.1 Mô hình mô phỏng

Quá trình hồi phục khi xảy ra lỗi trên đường truyền trong mô hình này sẽ dựa trên mô hình hồi phục toàn cục. Mô hình này cung cấp bảo vệ toàn cục cho một LSP bằng cách thiết lập đường hồi phục giữa ingress-LSR và egress-LSR. Đường làm việc và khôi phục tách rời nhau cả về link và node. Khi phát hiện lỗi ở bất kỳ vị

trí nào trên đường làm việc, tín hiệu FIS (Fault Indication Signal - bản tin chỉ thị có lỗi xảy ra trên đường) được dùng để chuyển thông báo lỗi về cho ingress-LSR. Ingress-LSR sẽ thực hiện chuyển mạch lưu lượng sang đường hồi phục.

Mô hình mô phỏng đưa ra như trong hình 6.7, trong đó các node R0, R12, R11 và R13 là router IP thông thường. Các node từ R1 đến R10 là các router có hỗ

trợ MPLS (LSR1 đến LSR10) tạo thành một MPLS domain. Có 3 nguồn lưu lượng được tạo ra là:

src1, src2 gắn vào node R0, phát đi với tốc độ 4Mbps, kích thước gói 600B. src3 gắn vào node R12, phát đi với tốc độ 6Mbps, kích thước gói 600B.

Chương 6: Kết qu mô phng và thc tế

sink2, sink3 (trong đó sink1, sink2 gắn vào node R11, sink 3 gắn vào node R13).

6.2.4.2 Thực hiện và kết quả

- Thời điểm 0.5s: Luồng 1 (src1 - sink1) bắt đầu truyền trên LSP_1100. - Thời điểm 1s: Luồng 2 (src2 - link2) bắt đầu truyền trên LSP_1200. - Thời điểm 1s: Luồng 3 (src3 - link3) bắt đầu truyền trên LSP_1300.

- Thời điểm 2s : Link giữa LSR2 - LSR6 bị đứt, luồng 3 sẽ chuyển sang đường hồi phục LSP_1400.

- Thời điểm 3.5s: Link giữa LSR2-LSR6 khôi phục lại, luồng 3 sẽ chuyển sang

đường LSP_1300.

- Thời điểm 5s: Cả 3 luồng lưu lượng ngưng truyền. Kết quảđịnh tuyến là các tuyến tường minh ER như sau: - LSP_1100: ER = 1-3-7-9

- LSP_1200: ER = 1-3-5-7-9 - LSP_1300: ER = 1-2-6-9 - LSP_1400: ER = 1-2-4-6-9

Hình 6.13 Kết quả băng thông nhận được trong bài 4

Kết quả truyền các luồng như sau: - Luồng 1: truyền 3750 gói, mất 0 gói.

Chương 6: Kết qu mô phng và thc tế

- Luồng 2: truyền 3698 gói, mất 0 gói.

- Luồng 3: truyền 5559 gói, mất 272 gói (4.89%), tổng số gói bị sai thứ tự là 13.

Hình 6.14 Đường đi của các luồng khi chưa xuất hiện lỗi đường truyền

Hình 6.15 Xuất hiện lỗi trên link LSR2-LSR6, luồng 3 sẽđịnh tuyến lại sang đường LSP_1400

Chương 6: Kết qu mô phng và thc tế

6.2.4.3 Nhận xét:

Khi Link giữa LSR2-LSR6 bịđứt, LSR2 phát một bản tin FIS (Fault Indication Signal) về LSR1. Sau khi LSR1 nhận được thông điệp này, nó sẽ chuyển luồng lưu lượng từđường làm việc sang đường dự phòng khác. Do thông điệp thông báo phải mất một khoảng thời gian mới đến được LSR1 nên trong thời gian này các gói vẫn còn được truyền trên đường dẫn có link bị hỏng và sẽ bị mất. Tuy nhiên với mô hình này, số lượng các Router Core còn ít nên thời gian hồi phục định tuyến tương

đối ngắn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu năng hoạt động định tuyến trong mạng MPLS và ứng dụng vào thực tế (Trang 105 - 108)